Tháng 9 năm 1993, lần đầu tiên tôi về Việt Nam sau khoảng gần 15 năm xa xứ. Tôi nhớ lúc gần về Úc, tôi có đến vài kiosk ở đường Nguyễn Huệ, Sài Gòn tìm mua cassette hay băng nhạc của các bản nhạc khoảng 1975-1980... họ đều nói không có nhưng nếu muốn họ có thể giúp mình đặt thâu ở đài Truyền Hình thành phố. Tôi đồng ý và chấp nhận trả tiền. Anh ta kêu tôi viết xuống tên những bản nhạc mà tôi muốn khoảng 20 tên hay nhiều hơn tùy thích. Tôi chỉ nhớ một số mà tôi thích và những phần còn lại thì tùy ý người thâu. Đến ngày hẹn tôi phải đến đài truyền hình lấy mấy cuốn băng video và cassette bởi vì nó được niêm và đóng dấu trước khi qua Hải Quan VN.
Sau khi về Úc, tôi nghe lại những băng nhạc này, có vài bản nhạc lạ nhưng rất hay mang tình cảm quê hương rất cảm động. Trong đó bài ấn tượng mạng nhất với tôi là bài hát "Quê Hương" của Giáp văn Thạch phổ từ bài thơ của Đỗ Trung Quân. Còn một vài bài nữa (có lẽ sau 1978 lúc tôi đã vượt biên) âm nhạc rất đặc biệt ray rức nhưng chưa được tôi thích lắm và dần quên và không còn nhớ nữa vì không thường nghe.
Mấy hôm trước xem chương trình "Một phút một trăm triệu" (tập 30) do Trấn Thành dẫn, trong đó giới thiệu ca sĩ Long Nhật hát giúp vui với bản nhạc "Ở hai đầu nỗi nhớ" sao mà cảm động và ray rứt quá, tôi nhớ đã nghe qua bài hát này rồi và tới bây giờ mới phát hiện. Lên mạng tìm và một bất ngờ khác được biết cùng những truân chuyên của số mệnh của người thi sĩ tài hoa, người viết lên bài thơ thắm đượm tình yêu thương trắc trở của định mệnh, số mệnh đau thương mà thi nhân phải chịu đựng dù theo tài liệu: đây là bài thơ có tác quyền cao nhất Việt Nam với giá 300 triệu đồng VN.
Xin mời các bạn đọc một vài lời giới thiệu về tác giả bài thơ này: ông Trần Đình Chính:
Bài thơ "Ở hai đầu nỗi nhớ" được nhà báo Trần Đình Chính sáng tác vào mùa hè năm 1980, chỉ sau 8 phút. Bài thơ là mối tình đầu cùa ông với một cô sinh viên văn khoa Sài Gòn đi cùng đoàn của Sở Thương nghiệp sang Campuchia xây dựng mạng lưới bán hàng.
Năm 1984, bài thơ lần đầu được đăng trên báo Nhân dân.
Sơ lược tiểu sử tác giả:
Nhà báo, nhà thơ Trần Đình Chính sinh năm 1955, bút danh Trần Hoài Thu. Ông là bộ đội thông tin trong Chiến tranh Việt-Mỹ, chiến đấu ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Sau chiến tranh, ông theo học và tốt nghiệp khoa ngữ văn Trường đại học Tổng hợp Hà Nội. Sau đó ông làm phóng viên của Báo Nhân Dân. Ông ở Hà Nội và đã hai lần lập gia đình. Ông có hai con với người vợ trước (con gái lớn đã lập gia đình, con trai đang học đại học) và một con gái 8 tuổi với người vợ sau. Trần Đình Chính đã có 40 năm làm phóng viên cho Báo Nhân dân. Năm 2009, ông phát bệnh thận và bệnh tiểu đường biến chứng khiến đôi mắt gần như không nhìn thấy gì.
Do thiếu tiền chữa bệnh, phải chạy thận thường xuyên nên ông buộc lòng phải đem bài thơ "Ở hai đầu nỗi nhớ " ra bán bản quyền, lấy tiền chữa bệnh. Khi biết được thông tin về trường hợp của tác giả Trần Đình Chính, ông Nguyễn Xuân Hàn, một doanh nhân ở Thành phố HCM đã đồng ý mua bản quyền của bài thơ với giá 300 triệu đồng.
Nhà thơ Trần Đình Chính cũng được nhiều nhà hảo tâm giúp đỡ để chữa bệnh hiểm nghèo. Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) đã chuyển toàn bộ số tiền thu được trong 10 năm của bài thơ cho ông (Dù ông chưa ký hợp đồng ủy thác quyền cho VCPMC, nhưng bài thơ này đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc và nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã là thành viên của VCPMC).
Vì bệnh nặng nên ông đã qua đời ngày 9 tháng 5 năm 2014.
Năm 1987, bài thơ đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc và trở thành bài thơ, bài hát được nhiều người yêu thích. Có nhiều ca sĩ đã hát tác phẩm này, nhưng ca sĩ Bảo Yến được cho là người thể hiện thành công nhất.
Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu nhận xét rằng: "Điểm đặc biệt của "Ở hai đầu nỗi nhớ" là càng trải qua thời gian càng có thêm nhiều người yêu mến. Trong sự nghiệp sáng tác âm nhạc của mình, "Ở hai đầu nỗi nhớ" là bài thơ, bài hát mà tôi yêu thích nhất.".
Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã đánh giá: "Bài thơ "Ở hai đầu nỗi nhớ" thật sự là một tác phẩm thơ xuất sắc và được nhớ. Bài thơ đã đạt đến đỉnh cao của "nghệ thuật sử dụng ngôn từ"." Không ồn ào, không nỉ non, những từ ngữ trong sáng, mượt mà đẹp như những áng thơ, bản thân nó đã toát lên vẻ thanh khiết của một mối tình". Bài thơ là tiếng nói đầy ắp yêu thương của tình yêu và nỗi nhớ. Cái dạt dào tình thương đã vượt lên trên tất cả là niềm tin, niềm hy vọng ở một tình yêu được hội tụ bởi tinh hoa của trời và đất, của con người với con người...
Nhà báo Thép Mới từng viết: ""Đời mỗi người làm văn, làm thơ, làm báo cũng chỉ cần một tác phẩm như "Ở hai đầu nỗi nhớ" là đủ"."
(theo Wikipedia)
Bài thơ và bài hát đã trở thành bất hủ, bản quyền quá nặng ký nên tôi không dám post bài thơ, nhưng lời nhạc thì quá phổ biến nên tôi chỉ xin mạn phép post lời bài hát:
Ở HAI ĐẦU NỖI NHỚ
Có một không gian nào đo
Chiều dài nỗi nhớ
Có khoảng mênh mông nào
Sâu thẳm hơn tình thương
Ở đầu này nỗi nhớ anh mơ về bên em
Ngôi sao như xuống thấp cho ta gần nhau thêm
(Đêm nghe tiếng mưa rơi
Đếm mấy triệu hạt rồi mà chưa vơi nỗi nhớ
Ở hai đầu nỗi nhớ
Yêu và thương sâu hơn
Ở hai đầu nỗi nhớ
Nghĩa tình đằm thắm hơn) 2 lần
Có một không gian nào đo chiều dài nỗi nhớ
Có khoảng mênh mông nào sâu thẳm hơn tình thương
Ở đầu này nỗi nhớ anh mơ về bên em
Ngôi sao như xuống thấp cho ta gần nhau thêm
Đêm nghe tiếng mưa rơi
Đếm mấy triệu hạt rồi mà chưa vơi nỗi nhớ
(Ở hai đầu nỗi nhớ
Yêu và thương sâu hơn
Ở hai đầu nỗi nhớ
Nghĩa tình đằm thắm hơn) x2
...
Nghĩa tình đằm .... thắm hơn ...
TB: Xin trân trọng cám ơn tác giả đã cho tôi "biết" nhớ cùng ông. Mời các bạn cùng nghe lại bản nhạc này theo video clip sau:
Xin mời các bạn đọc một vài lời giới thiệu về tác giả bài thơ này: ông Trần Đình Chính:
Bài thơ "Ở hai đầu nỗi nhớ" được nhà báo Trần Đình Chính sáng tác vào mùa hè năm 1980, chỉ sau 8 phút. Bài thơ là mối tình đầu cùa ông với một cô sinh viên văn khoa Sài Gòn đi cùng đoàn của Sở Thương nghiệp sang Campuchia xây dựng mạng lưới bán hàng.
Năm 1984, bài thơ lần đầu được đăng trên báo Nhân dân.
Sơ lược tiểu sử tác giả:
Nhà báo, nhà thơ Trần Đình Chính sinh năm 1955, bút danh Trần Hoài Thu. Ông là bộ đội thông tin trong Chiến tranh Việt-Mỹ, chiến đấu ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Sau chiến tranh, ông theo học và tốt nghiệp khoa ngữ văn Trường đại học Tổng hợp Hà Nội. Sau đó ông làm phóng viên của Báo Nhân Dân. Ông ở Hà Nội và đã hai lần lập gia đình. Ông có hai con với người vợ trước (con gái lớn đã lập gia đình, con trai đang học đại học) và một con gái 8 tuổi với người vợ sau. Trần Đình Chính đã có 40 năm làm phóng viên cho Báo Nhân dân. Năm 2009, ông phát bệnh thận và bệnh tiểu đường biến chứng khiến đôi mắt gần như không nhìn thấy gì.
Do thiếu tiền chữa bệnh, phải chạy thận thường xuyên nên ông buộc lòng phải đem bài thơ "Ở hai đầu nỗi nhớ " ra bán bản quyền, lấy tiền chữa bệnh. Khi biết được thông tin về trường hợp của tác giả Trần Đình Chính, ông Nguyễn Xuân Hàn, một doanh nhân ở Thành phố HCM đã đồng ý mua bản quyền của bài thơ với giá 300 triệu đồng.
Nhà thơ Trần Đình Chính cũng được nhiều nhà hảo tâm giúp đỡ để chữa bệnh hiểm nghèo. Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) đã chuyển toàn bộ số tiền thu được trong 10 năm của bài thơ cho ông (Dù ông chưa ký hợp đồng ủy thác quyền cho VCPMC, nhưng bài thơ này đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc và nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã là thành viên của VCPMC).
Vì bệnh nặng nên ông đã qua đời ngày 9 tháng 5 năm 2014.
Năm 1987, bài thơ đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc và trở thành bài thơ, bài hát được nhiều người yêu thích. Có nhiều ca sĩ đã hát tác phẩm này, nhưng ca sĩ Bảo Yến được cho là người thể hiện thành công nhất.
Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu nhận xét rằng: "Điểm đặc biệt của "Ở hai đầu nỗi nhớ" là càng trải qua thời gian càng có thêm nhiều người yêu mến. Trong sự nghiệp sáng tác âm nhạc của mình, "Ở hai đầu nỗi nhớ" là bài thơ, bài hát mà tôi yêu thích nhất.".
Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã đánh giá: "Bài thơ "Ở hai đầu nỗi nhớ" thật sự là một tác phẩm thơ xuất sắc và được nhớ. Bài thơ đã đạt đến đỉnh cao của "nghệ thuật sử dụng ngôn từ"." Không ồn ào, không nỉ non, những từ ngữ trong sáng, mượt mà đẹp như những áng thơ, bản thân nó đã toát lên vẻ thanh khiết của một mối tình". Bài thơ là tiếng nói đầy ắp yêu thương của tình yêu và nỗi nhớ. Cái dạt dào tình thương đã vượt lên trên tất cả là niềm tin, niềm hy vọng ở một tình yêu được hội tụ bởi tinh hoa của trời và đất, của con người với con người...
Nhà báo Thép Mới từng viết: ""Đời mỗi người làm văn, làm thơ, làm báo cũng chỉ cần một tác phẩm như "Ở hai đầu nỗi nhớ" là đủ"."
(theo Wikipedia)
Bài thơ và bài hát đã trở thành bất hủ, bản quyền quá nặng ký nên tôi không dám post bài thơ, nhưng lời nhạc thì quá phổ biến nên tôi chỉ xin mạn phép post lời bài hát:
Ở HAI ĐẦU NỖI NHỚ
Có một không gian nào đo
Chiều dài nỗi nhớ
Có khoảng mênh mông nào
Sâu thẳm hơn tình thương
Ở đầu này nỗi nhớ anh mơ về bên em
Ngôi sao như xuống thấp cho ta gần nhau thêm
(Đêm nghe tiếng mưa rơi
Đếm mấy triệu hạt rồi mà chưa vơi nỗi nhớ
Ở hai đầu nỗi nhớ
Yêu và thương sâu hơn
Ở hai đầu nỗi nhớ
Nghĩa tình đằm thắm hơn) 2 lần
Có một không gian nào đo chiều dài nỗi nhớ
Có khoảng mênh mông nào sâu thẳm hơn tình thương
Ở đầu này nỗi nhớ anh mơ về bên em
Ngôi sao như xuống thấp cho ta gần nhau thêm
Đêm nghe tiếng mưa rơi
Đếm mấy triệu hạt rồi mà chưa vơi nỗi nhớ
(Ở hai đầu nỗi nhớ
Yêu và thương sâu hơn
Ở hai đầu nỗi nhớ
Nghĩa tình đằm thắm hơn) x2
...
Nghĩa tình đằm .... thắm hơn ...
TB: Xin trân trọng cám ơn tác giả đã cho tôi "biết" nhớ cùng ông. Mời các bạn cùng nghe lại bản nhạc này theo video clip sau:
No comments:
Post a Comment