Hình như ai cũng nghe đến cây Bồ Đề hoặc đã từng thấy qua trong các chùa ở VN nhưng thật sự có cây Bồ Đề không?
Thưa không. Theo định nghĩa của Wikipedia: Bồ-đề (菩提, sa., pi. bodhi) là danh từ dịch âm từ bodhi tiếng Phạn, dịch nghĩa là Tỉnh thức, Giác ngộ (覺悟). Trong thời Phật giáo nguyên thuỷ, Bồ-đề là từ chỉ trạng thái chứng được bốn cấp Thánh đạo (sa. āryamārga) bằng cách hành trì 37 Bồ-đề phần và diệt trừ Vô minh, thông suốt được Tứ diệu đế.
Do một duyên lành, tương truyền thái tử Tất-đạt-đa Cồ-đàm ngồi thiền định dưới một gốc cây như vậy và đạt giác ngộ, trở thành một vị Phật. Qua đó mà cây này có tên bồ đề, vì Bồ-đề có nghĩa là Giác ngộ. Như vậy thời đó nếu thái từ ngồi dưới cây xoài hoặc cây mít...mà giác ngộ thì cây nầy sẽ được gọi là cây Bồ Đề.
Tuy nhiên tôi muốn giới thiệu để quí vị biết sơ lược về cây bồ đề và bài giải thích về chứng ngộ theo thiền đạo:
1 .Cây Bồ-đề được gọi trong một số ngôn ngữ khác là cây Bo, Pipul hay Aśvattha, Assattha (tiếng Pali). Từ Aśvattha là tiếng Phạn; Śvaḥ có nghĩa là "ngày mai", a chỉ sự phủ nhận, và tha có nghĩa là "người hay vật dừng lại hay tồn tại". Nhà triết học nổi danh thuộc hệ phái Advaitavedānta (Bất nhị phệ-đà) là Śaṅkara diễn giải tên gọi này là "Người hay vật không thể tồn tại giống như thế vào ngày mai", cũng giống như toàn thể vũ trụ.
Loài cây này được cho là thiêng liêng bởi những người theo Ấn Độ giáo, Kì-na giáo và Phật giáo. Tương truyền thái tử Tất-đạt-đa Cồ-đàm ngồi thiền định dưới một gốc cây như vậy và đạt giác ngộ, trở thành một vị Phật. Qua đó mà cây này có tên bồ đề, vì Bồ-đề có nghĩa là Giác ngộ.
Hiện tại người ta có thể chiêm ngưỡng một cây Bồ-đề rất lớn tại chùa Đại Bồ-đề (Mahābodhi) tại Bồ-đề đạo trường (Bodhgayā), khoảng 96 km (60 dặm) từ Patna thuộc bang Bihar) của Ấn Độ. Đây là con của cây Bồ-đề mà ngày xưa Phật Thích-ca Mâu-ni đã ngồi thiền định 49 ngày sau khi thành tựu Vô thượng chính đẳng chính giác. Cây này là điểm dừng chân của những người hành hương, là tụ điểm quan trọng nhất trong bốn khu vực thiêng liêng đối với những người theo đạo Phật.
Cây Bồ-đề thời Phật thành Đạo đã bị vua Bengal là Śaṣaṅka phá hủy hồi thế kỉ thứ 7. Cây con được trồng kế nó cũng bị bão thổi trốc gốc năm 1876. Cây con ngày nay được lấy từ một nhánh của cây Bồ-đề gốc được vua A-dục tặng vua Tích Lan vào khoảng 288 TCN. Nó mang tên Śrī Mahā ("điềm lành và to lớn"). Ngày nay, tại cố đô Anurādhapura của Tích Lan (Sri Lanka), cây Bồ-đề đó vẫn còn xanh tốt và thời điểm trồng này làm cho nó trở thành cây già nhất trong số các thực vật có hoa có thể kiểm chứng được tuổi.
2.Cây Bồ Đề:
Câu hỏi của Kim Tiên
Hỏi:Kính thưa Thầy, Tại sao đức Phật chọn ngồi thiền dưới cội cây? Và tại sao lại chọn cây bồ đề?
Đáp:Đời sống của đức Phật là một du tăng khất sĩ, sống không nhà cửa, không gia đình thì phải lấy gốc cây làm giường nằm, làm chỗ ngồi thiền, còn cội cây thì làm nhà ở, đậy nắng che mưa
Hiện giờ mọi người ai cũng gọi cây đó là cây bồ đề, nhưng trước khi đức Phật chưa thành đạo thì cây đó được gọi là cây đa, cây đa ở Ấn Độ lá có đuôi dài hơn cây đa của chúng ta, Từ khi đức Phật ngồi dưới cây đa đó tu hành thành chánh giác, vì thế nó mới có tên là cây bồ đề.
Ví du: Như đức Phật ngồi dưới cội một cây xoài tu hành chứng quả, người ta sẽ gọi cây xoài là cây bồ đề có được không?
Đức Phật không phải chọn cây bồ đề mà chọn cây có lá mát mẻ, không phải để ngồi thiền mà để tu tập thiền định, bởi vì thiền định không phải ngồi mà ở chỗ tâm “ly dục ly ác pháp”
Thiền định thời nay người ta đã lầm nên chấp ngồi, vì chấp ngồi nên tạo ra gối, để ngồi cho êm, do đó người thời nay tu thiền ngồi nhiều, ngồi nhiều thành cóc chứ không thể giải thoát.
Các nhà học giả xưa và nay không hiểu cho đức Phật chọn cây bồ đề để ngồi thiền tu hành đó là sai.
Tu thiền định là do tu tập tâm ly dục ly ác pháp, chứ không phải do ngồi dưới cội cây bồ đề mà giải thoát, cho nên sống dưới cội cây nào tu tập cũng thành đạo chứ không riêng gì cây bồ đề, vì thế chỗ tu là ở tâm chứ không phải ở cây, cây nào ngồi tu cũng được không riêng bất cứ một cây nào.
Tóm lại cây bồ đề chỉ là một cây đa như cây đa nước ta (VN). Từ khi đức Phật chứng đạo nó mới có tên là cây bồ đề như trên Thầy đã nói.
Chúng ta đừng hiểu lầm chỉ có ngồi dưới cây bồ đề mới tu chứng đạo, hiểu như vậy là sai. Khi tu chứng đạo cây nào ngồi cũng tu chứng được cả.
No comments:
Post a Comment