Wednesday, March 23, 2016

NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM ĐẦU TIÊN VÔ ĐỊCH "ĐÔNG PHƯƠNG MỸ NHÂN"

Nghe rồi đồn và thổi phòng thì nhiều, sự thật có hay không thì không biết. Cái khẩu nghiệp thật là tội lỗi. Ngày xưa người ta hay nói "chuyện nhỏ xé ra to" không biết như thế nào nhưng những cô dâu thời đại phải về Hàn Quốc, Đài Loan, TQ...thì người ta vui sướng, hạnh phúc như thế nào không ai đếm xỉa nhưng có một tai nạn nào thì hàng muôn ngàn người chỉa vào, bêu xấu, chửi bới,...coi như một đại họa.
Đời mà bạn, mắt thấy tai nghe còn nhiều khi không đúng nữa thì nghe đồn làm sao có thật. Nhiều khi mình bị hố to hay lầm lẫn vì có những người chuyên khai thác những "tệ nạn xã hội" để thỏa mãn tò mò của đọc giả, khích động cái gì không biết nhưng vẫn có người hùa theo chưởi bới. Chưởi cho đã, xong rồi tới con cháu mình gặp trường hợp như vậy thì lại hy vọng cho tương lai nó sẽ tốt hơn khi có chồng nơi xứ người.
Đã làm thì phải chịu, không ai bắt buộc mình. Người chấp nhận hy sinh thì không than van, người ngoài thì không biết gì nên câm họng không được đánh giá . Tốt xấu là nghiệp. Tu "khẩu nghiệp" là cái chánh yếu.
Tháng 4/2014 tôi qua Đài Loan, một hòn đảo không lớn nhưng nhỏ thì không nhỏ. Chúng tôi du lịch theo một chương trình đặc biệt cho người Hoa hải ngoại cho nên đoàn phải đến nhiều thương nghiệp đã ủng hộ chương trình. Dường như tôi có kể qua trên FB, lúc chúng tôi đến một trung tâm bán "San hô đỏ" rất quý và rất đắc tiền. Đi qua, đi lại người bán mời mọc, năn nỉ nhưng bảng giá quá đắc, nó tương đương hay còn mắc hơn kim cương. Tôi nói với bà xã bằng tiếng Việt "mắc như vậy mua hột xoàn còn giữ được giá trị nhiều hơn". Cô bán hàng hỏi ngay: "Chú thiếm người VN à?" Tôi gật đầu. Cô mừng lắm: "Con là người VN nè", cô kêu những người bạn VN khác. "Ở đây có 9 người VN làm" có người ở Cần Thơ, Long Xuyên và Tiền Giang nữa. Theo thói quen nghề nghiệp cô giới thiệu cho chúng tôi những món khác rẻ hơn. Cô nào cũng rất giỏi tiếng Hoa và chữ Hoa. Nhìn thấy họ có công ăn việc làm, đó là một hạnh phúc và chắc chắn họ đang rât hạnh phúc.
Khi qua một nơi khác bán ngọc trai cũng có những cô gái VN làm việc, đặc biệt nhất là một khu gọi là "Quái Thôn" (gần khu suối nước nóng) theo cung cách cũ của Nhật Bản, tôi vào một tiệm bán trái cây, nhìn thấy thùng xoài rừng, trái nhỏ xíu nhưng rất ngọt và thơm vì tôi đã từng ăn qua ở TQ. Tôi nói với bà xã "Em lựa lấy một mớ tối về ăn". Cô bán hàng sững sốt:" Cô chú người VN". Tôi gật đầu, em có vẽ mắc cỡ hay ngỡ ngàng nhưng nhìn em có một thoáng vui mừng. Về Đài Bắc, nghe nói có cả khu phố VN, tôi chưa đến nhưng đã vào một nhà hàng VN ở khu chợ đêm của Đài Bắc. Nếu các bạn có xem chương trình "Vân Sơn in Taiwan" cũng thấy cuộc sống ở Đài Loan như thế nào.
Ở Úc dầu có gì đi nữa, truyền thông và truyền hình theo chánh phủ vẫn muốn người dân "think positive". Đúng phải suy nghĩ tích cực. Cuộc đời là tích cực chớ không phải ngồi đó mà tìm tòi, moi móc những cái xấu của xã hội mà chê trách, chửi bới. Có ích gì? Có thay đổi được không? Chính bản thân bạn cũng bị cái "tiêu cực" ảnh hưỡng nặng nề và đôi khi bạn không còn biết bạn đang làm gì và muốn gì hay chỉ là theo "thời thượng".
Có một người VN đang có chút tiếng tăm nho nhỏ ở Đài Loan, nếu bạn thích thì mời bạn đọc chơi cho biết. (LKH)
NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM ĐẦU TIÊN VÔ ĐỊCH "ĐÔNG PHƯƠNG MỸ NHÂN"
Chị Nguyễn Thị Âu là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên vô địch chế biến trà Đài Loan, ở cuộc thi chọn giống trà ngon toàn xứ Đài lần thứ tư mang tên “Đông phương mỹ nhân” .
Cuộc thi này được tổ chức ở Hội nông nghiệp thị trấn Đầu Phần, huyện Miêu Lật (Đài Loan). Chị Âu xuất sắc vượt qua 17 thí sinh còn lại sau vòng loại gồm 429 người, trở thành người phụ nữ Việt Nam đầu tiên vô địch cuộc thi, trước sự thán phục của hội đồng giám khảo và các cao thủ trong nghề ở xứ Đài.
Chủ tịch huyện Đào Viên Ngô Chí Dương đã đến chúc mừng người phụ nữ tài năng này. Trà Bành Phong do chị Âu chế biến được lên men 70%.
Trà Bành Phong được đánh giá là một loại trà khó chế biến, từng được Nữ hoàng Anh Elizabeth II và người Pháp gọi với cái tên mỹ miều là “Đông phương mỹ nhân” bởi màu nước trà óng vàng trong vắt, mùi thơm nhẹ và vị ngọt của mật ong đọng lại sau cảm giác tê tê nơi đầu lưỡi…
Trong niềm vui chung, chủ tịch huyện Ngô Chí Dương khẳng định giá bán khá cao dành cho một cân trà “Đông phương mỹ nhân” đạt mức kỷ lục đã mở ra hướng đi mới cho trà Đài Loan thâm nhập thị trường thế giới.
Chị Âu làm ở xưởng trà Trường Sinh tại thị trấn Quy Sơn, huyện Đào Viên (Đài Loan). Loại trà đặc biệt của chị Âu xuất sang Pháp lên đến 10.000 euro/ký.
Sinh năm 1955 tại TP.HCM, hoàn cảnh gia đình tương đối khá giả, chị Âu từng học ngành luật và rất giỏi tiếng Pháp.
Sau năm 1975, chị lập gia đình, sinh con và mở tiệm buôn bán nhỏ nhưng do mâu thuẫn trong cuộc sống nên vợ chồng chị chia tay.
Chị Âu tiếp tục theo học khoa tiếng Anh ở đại học và trở thành giáo viên giảng dạy môn này ở một trường trung học.
Năm 2001 khi anh Lâm Văn Kinh (thuộc dòng họ ba đời trồng trà ở Đài Loan) sang Việt Nam tìm cơ hội làm ăn, được chị bạn giới thiệu, hai người bén duyên nhau, sau đó kết hôn.
Tính tình vui vẻ, hiền lành, biết kính trên nhường dưới, lại chăm chỉ, không quản khó khăn, chị Âu nhanh chóng hòa nhập trên quê hương mới, được nhà chồng yêu thương, quý mến...
“Thuyền theo lái, gái theo chồng”, đã sẵn năng khiếu ngoại ngữ nên chị dễ dàng bổ sung thêm vốn tiếng Trung, học làm món ăn Đài Loan và không ngại sát cánh bên ông xã, thường xuyên ra thăm vườn trà của gia đình họ Lâm để học hỏi kinh nghiệm chăm bón.
Từng bước mày mò, chị trở thành quản lý giỏi, rành rẽ về kỹ thuật trồng các loại trà nổi tiếng như ô long, lục trà, hồng trà.
Mỗi năm chị Âu đều cùng chồng mang sản phẩm tham dự triển lãm trà Đài Loan tại Nhật.
Lúc đầu anh Kinh không muốn vợ vất vả trên vườn trà, nhưng khi anh vắng nhà để tham gia hội thi "Trà Bành Phong" lần thứ hai, chị cũng tranh thủ cơ hội học hỏi kinh nghiệm các tiền bối đoạt giải, quan sát đồng thời mày mò nghiên cứu suốt quá trình mới đạt được thành công.
(Sưu tầm trên mạng)

No comments: