Wednesday, November 30, 2016

TRÁI SAY (XAY) NHUNG - TRÁI CÂY RỪNG

Nhớ hồi đó có ăn qua trái xay, có người gọi là trái say, tới nay lên mạng cũng thấy có người dùng chữ x, có người dùng chữ s. Thời đó phía ngoài trước của các rạp hát ở Cần Thơ có bán nhiều thứ ăn vặt lắm, có xe bán trái cây (xoài, ổi, khóm, cóc, mận, me dốt,...) gọt sẵn cắt thành miếng ngâm trong nước muối hay nước đường, có đậu phọng nấu, mía ghim, trái xay chua chua, ngọt ngọt,...Trái xay thời đó không phải là loại trái thông dụng, có bán nhưng ít và cũng không phải là món đắt tiền, chỉ là một món ăn vặt cho vui miệng. Tôi cứ tưởng là một loại trái trồng ở miệt vườn miền Nam chứ không biết đó là một loại trái rừng ở miển Trung mà dần dà đến hôm nay nó đã trở thành đặc sản đắt tiền.(LKH)


TRÁI SAY (XAY) NHUNG
Trái say là một trong những đặc sản nổi tiếng của Ninh Thuận, Phan Rang, Quảng Ngãi, Gia Rai... Trái say còn có tên gọi khác trái Nhung. Gọi là trái Nhung vì ở ngoài lớp vỏ trái say có một lớp long tơ mịn như nhung phủ lên bên trên vỏ. Trái say có mùi vị rất lạ, rất đặc trưng của một loại trái cây rừng nên không bao giờ bị nhầm lẫn với các loại trái cây khác.


Hình dáng trái say có hình bầu dục hơi dẹp. Bên ngoài lớp vỏ trái say có màu đen đen hay nâu thẫm. Lớp vỏ bên ngoài của trái giòn, chỉ cần dùng tay ấn nhẹ là sẽ làm vỡ lớp vỏ để lộ ra lớp thịt bên trong. Thịt bên trong trái thường có màu vàng đậm, thịt xốp và mềm. Khi ăn vào miệng, cảm giác đầu tiên ta có thể nhận thấy là vị chua chua, nhưng để lâu hơn một chút ta sẽ thấy vị chua chua ấy tan biến mà đọng lại là vị ngọt thanh rất riêng biệt trong miệng…


Trái say hiện nay được người bán chế biến thành hai loại mà hiện giờ mặt hàng này bán rất chạy đó là say rim nước đường và say rim muối ớt (nghe không cũng chảy nước miến). Say rim nước đường có nghĩa là người bán lấy trái say đem rim với nước đường, xong rồi vớt ra bỏ vào hộp rồi cho một ít nước đường vào. Còn say rim muối ớt là có nghĩa người bán đem trái say rim với muối ớt cho khô rồi cho vào hộp.


Với hương vị vốn có ban đầu của trái say cộng thêm cách chế biến của người bán đã làm cho đặc sản trái say đã ngon nay lại càng thêm ngon hơn với sự kết hợp của nước đường và muối ớt.
Hiện nay những người Nam Bộ và đặc biệt những bạn gái xem say rim là món ăn vặt khoái khẩu của họ.Và say rim được lựa chọn cho những người đi du lịch mua làm quà tặng cho người thân hoặc bạn bè.


Bạn đã ăn qua món đặc sản này chưa? Nếu ai chưa từng thử thì hãy nhanh chân ăn thử hoặc với những ai đã ăn qua rồi thì đừng để quên lãng mùi vị của nó nhé.
(Sưu tầm trên mạng)

LÁ THƯ TỪ THIÊN ĐƯỜNG

Tại sao khi có ai đó quan tâm, giúp đỡ và hiểu mình thì mình lại không để ý. Đến lúc mất đi thì nhận ra có một thứ gì đó rất quan trọng đã mất đi, không thể chấp nhận. Hãy trân trọng những gì đang có!!!

LÁ THƯ TỪ THIÊN ĐƯỜNG

Sally vội vã tiến đến cửa phòng cấp cứu khi thấy cánh cửa bên trong mở ra. Sally hỏi vị bác sĩ "Con trai của tôi thế nào rồi... Thằng bé sẽ ổn chứ... Tôi có thể nhìn nó ngay bây giờ không!..." Vị bác sĩ trả lời từ tốn
"Tôi rất lấy làm tiếc, chúng tôi đã làm hết sức mình có thể!"
Sally tự hỏi với lòng mình "Tại sao những đứa trẻ có thể chịu được căn bệnh ung thư, Chúa hầu như không ngó ngàng đến chúng sao. Chúa, người ở đâu trong khi con trai con lúc này cần một đặc ân của người!"
Vị bác sĩ trả lời bên cạnh Sally "Ít phút nữa sẽ có ý tá đưa chị vào thăm cháu bé, trước khi chúng tôi chuyển cháu đi."
Sally muốn nói với người y tá rằng cô muốn ngay lúc này được gặp mặt con trai bé bỏng của cô để nói lời tạm biệt cậu bé, trước khi không còn dịp nào để có thể nhìn thấy cậu bé nữa.
Sally đưa nhanh những ngón tay của mình lên mái tóc còn bối rối. "Bà đã chuẩn bị mang bao trùm tóc chưa..." người y tá nói. Sally nhanh chóng nhận bao trùm tóc dành cho người thăm bệnh lên đầu, vừa trùm tóc xong Sally khẽ nói "Jimmy đã từng có ý nghĩ sẽ hiến thân xác của mình cho trường đại học y. Thằng bé bảo rằng như thế sẽ có lúc giúp được cho một ai đó, và đó là điều thằng bé muốn. Câu trả lời đầu tiên của tôi là không thể, nhưng Jimmy nói với tôi rằng "Mẹ à, con muốn mình trở nên có ích ngay cả khi con không còn sống nữa, có thể điều đó sẽ giúp được cho một cậu bé cô bé nào giống như con để bạn ấy có thêm thời gian sống với gia đình của bạn ấy!"
Sally bảo rằng "Jimmy của tôi là một cậu bé có trái tim bằng vàng, thằng bé luôn luôn nghĩ đến người khác, luôn muốn giúp đỡ những mọi người bằng một cách nào đó khi thằng bé có thể"
Sally từ từ bước chậm rãi đến phòng bệnh nhi lần cuối sau khi cô đã từng túc trực tại nơi này hơn 6 tháng ròng. Cô ngồi lên chiếc giường bệnh của Jimmy và thu dọn những món đồ chơi của Jimmy cho vào túi. Cô lẳng lặng xách chiếc túi nhỏ cho vào băng ghế của chiếc xe và từ từ lăn bánh. Bệnh viện lùi dần về phía xa như thể cô càng chạy xa bệnh viện chỉ còn như một cái chấm nhỏ nhoi. Sally không hề quay đầu lại nhìn, cô sợ mình lại trở đầu xe và chạy đến Jimmy một lần nữa.
Sally lái xe về nhà một cách khó nhọc và hầu như càng khó hơn khi bước chân vào nhà. Một cảm giác trống rỗng khiến cho Sally buốt tim. Cô mang chiếc túi đựng đồ chơi từ bệnh viện của Jimmy về phòng, và để mọi thứ bày biện đúng như khi Jimmy vẫn còn ở nhà, chiếc xe đồ chơi cứu hỏa được để góc kệ sách. Rồi Sally ngồi xụp xuống bên chiếc giường của Jimmy, cô ôm ghì chiếc  gối của Jimmy vào lòng và nước mắt cứ lặng lẽ tuôn rơi.


Sally tỉnh giấc vào khoảng nửa đêm và nằm dài trên giường bỗng một lá thư rơi ra từ chiếc gối. Cô nhặt nó lên và đọc
"Mẹ ơi!
Con biết rồi mẹ sẽ rất nhớ con, nhưng mẹ đừng bao giờ nghĩ rằng con sẽ quên mẹ hoặc con không còn yêu mẹ nữa, bởi vì dù con không còn ở cạnh mẹ để nói con yêu mẹ rất nhiều.
Con luôn nghĩ đến mẹ mỗi ngày và con luôn muốn yêu mẹ mỗi ngày mỗi nhiều hơn. Một ngày nào đó mẹ với con sẽ được gặp lại nhau. Mẹ à, nếu mẹ muốn những đứa trẻ giống con không thấy cô đơn và buồn chán, mẹ hãy cho các bạn ấy phòng của con, cho các bạn ấy những món đồ chơi con đã từng chơi. Hoặc nếu như mẹ mang các món đồ chơi của con cho một bé gái nào đấy, bạn ấy sẽ không thể nào chơi những món đồ chơi của bọn con trai chúng con, lúc ấy mẹ nên mua cho bạn ấy một con búp bê hay món đồ chơi mà bạn ấy thích.
Mẹ đừng buồn khi nghĩ về con mẹ nhé, nơi này thực sự rất tuyệt. Ông và bà sẽ gặp con sớm thôi nếu con đã có mặt ở đây và chạy vòng quanh nhìn ngắm mọi nơi, nhưng hẳn là sẽ không lâu nữa đâu. Các thiên thần rất thân thiện và con rất thích nhìn họ bay lơ lửng trên cao.
Con mãi yêu mẹ
Jimmy của mẹ."
Khi bạn mất đi một ai đó và bạn nghĩ rằng bạn đã dành cho người đó nhiều tình cảm hơn người đó dành cho bạn, thì khi họ mất đi, họ sẽ là người bị mất mát nhiều nhất.
Vào một lúc nào đó bạn sẽ có thể lại yêu ai đấy theo cách mà bạn đã yêu người đấy, nhưng vĩnh viễn sẽ không có ai có thể yêu người ấy như bạn đã yêu.
Hạnh Nguyễn phỏng dịch
(Sưu tầm trên mạng)


LETTER FROM HEAVEN
.
Sally jumped up as soon as she saw the surgeon come out of the operating room. She said “How is my little boy? Is he going to be all right? When can I see him?” The surgeon said, “I’m sorry. We did all we could, but your boy didn’t make it.” Sally said, “Why do little children get cancer? Doesn’t God care anymore? Where were you, God, when my son needed you?” The surgeon asked, “Would you like some time alone with your son? One of the nurses will be out in a few minutes, before he’s transported to the university.” Sally asked the nurse to stay with her while she said goodbye to her son.
She ran her fingers lovingly through his thick red curly hair. “Would you like a lock of his hair?” the nurse asked. Sally nodded yes. The nurse cut a lock of the boy’s hair, put it in a plastic bag and handed it to Sally. The mother said, “It was Jimmy’s idea to donate his body to the University for Study. He said it might help somebody else. “I said no at first, but Jimmy said, “Mom, I won’t be using it after I die. Maybe it will help some other little boy spend one more day with his Mom.” She went on, “My Jimmy had a heart of gold. Always thinking of someone else. Always wanting to help others if he could.”
Sally walked out of Children’s mercy Hospital for the last time, after spending most of the last six months there. She put the bag with Jimmy’s belongings on the seat beside her in the car. The drive home was difficult. It was even harder to enter the empty house. She carried Jimmy’s belongings, and the plastic bag with the lock of his hair to her son’s room. She started placing the model cars and other personal things, back in his room exactly where he had always kept them. She laid down across his bed and, hugging his pillow, cried herself to sleep.
It was around midnight when Sally awoke. Lying beside her on the bed was a folded letter. The letter said:
Dear Mom,
I know you’re going to miss me; but don’t think that I will never forget you, or stop loving you, just ’cause I’m not around to say I LOVE YOU. I will always love you, Mom, even more with each day. Someday we will see each other again. Until then, if you want to adopt a little boy so you won’t be so lonely, that’s okay with me. He can have my room, and old stuff to play with. But, if you decide to get a girl instead, she probably wouldn’t like the same things us boys do. You’ll have to buy her dolls and stuff girls like, y’know.
Don’t be sad thinking about me. This really is a neat place. Grandma and Grandpa met me as soon as I got here and showed me around some, but it will take a long time to see everything. The angels are so cool. I love to watch them fly. And, you know what? Jesus doesn’t look like any of his pictures. Yet, when I saw Him, I knew it was Him. Jesus Himself took me to see GOD! And guess what, Mom? I got to sit on God’s knee and talk to Him, like I was somebody important. That’s when I told Him that I wanted to write you a letter, to tell you goodbye and everything. But I already knew that wasn’t allowed.


“Well, y’know what Mom? God handed me some paper and His own personalpen to write you this letter. I think Gabriel is the name of the angel who is going to drop this letter off to you. God said for me to give you the answer to one of the questions you asked Him – ‘Where was He when I needed him?’ God said He was in the same place with me, as when His son Jesus was on the cross. He was right there, as He always is with all His children.
Oh, by the way, Mom, no one else can see what I’ve written except you. To everyone else this is just a blank piece of paper. Isn’t that cool? I have to give God His pen back now. He needs it to write some more names in the Book of Life. Tonight I get to sit at the table with Jesus for supper. I’m sure the food will be great. Oh, I almost forgot to tell you. I don’t hurt anymore. The cancer is all gone. I’m glad because I couldn’t stand that pain anymore … and God couldn’t stand to see me hurt so much, either. That’s when He sent The Angel of Mercy to come get me. The Angel said I was Special Delivery! How about that?
Signed with Love,
God, Jesus & Me
(from the internet)

Ý NGHĨA TÊN GỌI ĐỊA DANH CÁI RĂNG

Nhắc đến Cái Răng là tôi liên tưởng ngay đến câu ca dao:

"Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền,
Anh có thương em thì cho bạc, cho tiền...
...chớ đừng cho lúa gạo, xóm giềng họ hay."


Hồi nhỏ đôi khi cùng gia đình ngồi xe lôi vào Cái Răng ăn nem nướng, và khi ăn nem nướng thì cũng phải thưởng thức luôn món nem chua ở đây. Lớn lên biết đi Cái Răng vì có bạn và có học trò ở nơi này. Lúc còn ở VN điều tất yếu là mỗi năm tiết Thanh Minh là phải vào cúng mả ở nghĩa trang Triều Châu, Cái Răng.
Thời gian trước tôi có sưu tầm được một bài nói về cái tên của Cần Thơ là dịch trại ra từ tên gọi bằng tiếng Miên. Dù muốn hay không cũng phải nhìn nhận vùng đồng bằng sông nước miền Tây ngày xưa là đất của Miên, nên những địa danh có âm hưởng tiếng Miên cũng không phải là lạ mà sao nầy người VN dịch trại lại theo nghĩa thơ văn mà gọi.
Cái Răng cũng không ngoại lệ, mời các bạn đọc bài mà tôi mới sưu tầm được để có khái niệm mới về cái tên "Cái Răng": (LKH)

Ý NGHĨA TÊN GỌI ĐỊA DANH CÁI RĂNG


Cái Răng là nơi đất tốt, đông dân cư, được lập làng từ thời Minh Mạng. Khoảng 1889 – 1890 người Pháp cho đào tại đây một con kinh, lúc đầu chưa có tên sau đó đặt là kinh/rạch Cái Răng. Về mặt quản lý hành chính, tiên khởi Tòa Bố tỉnh Cần Thơ đặt tại Trà Ôn (làng Thiện Mỹ, tổng Bình Lễ), nhưng chỉ được một năm thì dời về đặt ở Cái Răng (làng Thường Thạnh, tổng Định Bảo). Sau, do Nghị định của Soái phủ Nam Kỳ ngày 23-2-1876 vùng Phong Phú lập thành tỉnh Cần Thơ, tỉnh lỵ đặt tại đây. Từ đó Trà Ôn và Cái Răng trở thành quận.



Thời khẩn hoang, sinh hoạt đời sống người nông dân còn lẩn quẩn theo phương thức tự cung tự cấp, “ông Táo” lúc ấy chỉ là 3 cục đất, hoặc đá kê chụm lại, bắc nồi trách lên, đem nấu bằng củi đòn, củi chẻ. Phải một thời gian khá dài, cả trăm năm sau, khi mà cuộc sống người nông dân Nam bộ dần đi vào ổn định thì người ta mới thấy có chiếc cà ràng được làm bằng đất xuất hiện, thay thế cho ông Táo thô sơ trước đó. Tất nhiên lúc đầu kiểu dáng chưa mấy khéo, đẹp, có thể rất thô vụng và mau hư bể vì chất đất nguyên liệu có sẵn tại mỗi địa phương không chịu nổi sức nóng của lửa khi chụm. Về sau, do công năng độc đáo của nó, chiếc cà ràng trở thành một loại phương tiện nấu nướng, nó không chỉ hiện diện tại bếp ăn mỗi nhà mà còn theo chân người nông dân vào tận những vùng sâu, vùng xa trong những tháng gắn với mùa vụ. Chưa hết, nó còn là bạn đồng hành với những người nghèo chuyên sống nghề câu lưới, cũng là người bạn thân thiết của giới thương hồ quanh năm lênh đênh trên sông nước.
Nhưng từ đâu mà có chiếc cà ràng với kiểu dáng đáng yêu và trở thành vật dụng gắn bó thân thiết cuộc sống con người như vậy?
Có thuyết cho rằng chiếc cà ràng trước hết người Xiêm sáng tạo, đem bán ở chợ Nam Vang (Phnom Penh, Campuchia), các lái rỗi người Việt – nói chung là dân thương hồ – làm ăn ở Nam Vang mua dùng, thấy tiện ích nên trong những chuyến về lại quê nhà, lấy đất sét sẵn có ở địa phương, phỏng theo kiểu mẫu mà nặn đắp ra để xài. Song do đặc điểm của loại đất nguyên liệu này không chịu được lửa trong điều kiện nung đất tự do, tức không kiểm soát được nhiệt độ phù hợp nhất định, nên cà ràng làm bằng các loại đất ở đồng bằng đều mau hư, dễ bể. Riêng về đất sét tự nhiên, ngoài ưu điểm mềm dẻo, cũng có những nhược điểm nhất định nếu dùng nó để tạo hình làm gốm thô, nhất là đối với những vật thể mỏng mảnh, vì khi đem nung đốt chúng sẽ dễ bị nứt, nên bị xem là “đất xấu”.
Cho nên chiếc cà ràng chỉ được làm bằng loại đất đặc biệt ở miền núi, tốt nhất là đất lấy ở chân núi Nam Vi, miệt Xà Tón (Tri Tôn, An Giang) vì nó có tính năng kết dính rất tốt, nên xài bền, có khi vài năm cũng chưa bể, gãy. Chính vì thế nên bà con vùng Xà Tón có điều kiện sản xuất hàng loạt, sỉ cho các ghe thương hồ đem bán tại các chợ lớn, chợ nhỏ, hoặc bán lẻ tận những vùng sâu, vùng xa khắp Đồng bằng sông Cửu Long. Lộ trình thuận tiện nhất của các ghe này là xuôi theo dòng Hậu Giang, thả xuống “miệt vườn”, “miệt dưới”... mà Cái Răng được xem là “tổng đại lý” mặt hàng này. Cái Răng, cách tỉnh lỵ Cần Thơ 6 km về phía Tây Nam, trên Quốc lộ 1, từ quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) đi Sóc Trăng. Do thuận lợi việc giao thông thủy, bộ nên sớm trở thành nơi đô hội.


Năm 1897, toàn Cần Thơ có 10 chợ thì Cái Răng là một trong 10 chợ ấy. Vì bán đủ các mặt hàng nông lâm thủy sản nên được xem là chợ chánh, sầm uất hơn cả chợ Cần Thơ, lỵ sở huyện Phong Phú (lúc bấy giờ thuộc làng Tân An, tổng Định Bảo). Sách Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca, 1909) mô tả:

Chợ Cái Răng xứ hào hoa
Phố lầu hai dãy xinh đà quá xinh
Có trường hát cất rộng thinh
Để khi hứng cảnh thích tình xướng ca

Từ lâu, trong dân gian còn có câu hát huê tình:


Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No
Có thương em, anh mua cho một chiếc đò
Để em lên xuống thăm dò ý anh!

Thời Pháp, Cái Răng từng là nơi sản xuất lúa gạo nổi tiếng nhất trong khu vực. Nhờ có đường bộ rộng rãi, đường sông lưu thông dễ dàng nên hoạt động kinh thương nơi đây phát triển mạnh, vì vậy ở Cái Răng đã sớm có chành lúa, và nhà máy xay xát quy mô, đủ khả năng tiếp nhận lúa toàn cả miền Hậu Giang để chế biến chuyển về Chợ Lớn xuất khẩu. Cần Thơ sớm trở thành xứ “cả cơm lớn tiền”!
Câu hát cũ ghi lại dấu ấn tình hình lúa gạo hàng hóa nơi đây rất nhiều, nhiều đến mức không ít người địa phương đã xem đó là “chuyện thường”:

"Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền
Anh có thương em thì cho bạc cho tiền, đừng cho lúa gạo xóm giềng cười chê"


Chợ Cái Răng nhộn nhịp trên bến dưới thuyền nên các ghe cà ràng ở “miệt trên” không thể không đến đây chọn bến cắm sào. Trước ít sau nhiều, nhiều mãi đến mức cà ràng trở thành mặt hàng “ngoại nhập” được người tiêu dùng ưa thích, chiếm tỉ trọng áp đảo, nên bến chợ này được bà con đặt gọi chợ “Cà Ràng” (âm từ tiếng kran hay karan), sau nói trại ra là “Cái Răng”.
Cụ Vương Hồng Sển có ghi trong sách Tự vị tiếng Việt miền Nam (Nhà xuất bản Văn hóa, 1993) ở mục từ “Cái Răng”, trang 98: "Cà ràng hình thù như con số 8 để nằm, một đầu là ba ông Táo lú đầu lên cao để đội nồi ơ siêu trách, còn một đầu kia nắn cái bụng chang bang dài dài vừa vặn với cây củi chụm, bụng này chứa được tro nhiều không rơi rớt ra ngoài, lại ấm cúng che kín gió, mau chín mau sôi". Truy nguyên ra, trong sách Pháp, Le Cisbassac chẳng hạn, và nhiều sách khác đã có từ lâu vẫn ghi: “Krôk kran: rạch Cái Răng, nay cứ lấy điển này làm chắc, một đàng khác hỏi thăm người cố cựu bản xứ thuật rằng ngày xưa, không biết từ đời nào, nguyên người Thổ (Cơ Me) ở Xà Tón (Tri Tôn) chuyên làm nồi đất và “karan” chất đầy mui ghe lớn rồi thả theo sông cái đến đậu ghe nơi chỗ này để bán, năm này qua năm nọ, chầy ngày người mình phát âm “karan” biến ra “Cái Răng” rồi trở nên địa danh thiệt thọ của chỗ này luôn”.
Trong tự điển J.B.Bernard, ghi rõ rằng, địa danh rạch Cái Răng là: krêk karan (hay kran), là cà ràng.
Chăng kran, Choeung kran: fourneau portatif Khmer: Cà ràng Miên.
Choeung kran Xiêm: Cà ràng của người Xiêm đem bán chợ Nam Vang.


Thật ra chiếc cà ràng đã từng có mặt trên vùng đất này khoảng 1.500 – 2.000 năm (thế kỷ I đến thế kỷ VI). Chủ nhân của nó là cư dân thuộc nền văn hóa cổ nào đó ở Đồng bằng sông Cửu Long, bởi qua khai quật những di chỉ khảo cổ ở nhiều nơi trong vùng, thí dụ như kết quả khai quật khảo cổ học tại Gò Tháp (huyện Tháp Mười, Đồng Tháp) năm 2000 vừa qua, người ta đã bắt gặp hàng vạn hiện vật, đa phần là những mảnh gốm bể, trong đó nhiều nhất là mảnh bể cà ràng, vòi ấm (siêu), nồi, tô chén, chum vại, lu hũ... Theo các nhà khảo cổ thì cà ràng và vòi ấm (siêu) là hiện vật đặc trưng của nền văn hóa Óc Eo. Điều đó giúp chúng ta kết luận, cư dân của tầng văn hóa này là các bộ tộc thuộc vương quốc Phù Nam.
Vậy thì, chiếc cà ràng đã là vật dụng thân thiết trong sinh hoạt đời sống con người từ hàng ngàn năm trước. Và ngày nay, như chúng ta đều biết, để phù hợp với những loại chất đốt phế liệu/phế phẩm có sẵn rất nhiều tại từng địa phương, chiếc cà ràng đã dần dần biến mất.
Theo đó, Cái Răng không phải là cái răng trong miệng, mà Cái Răng là cà ràng.

(Sưu tầm trên mạng)

Chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ (flycam)


TIỄN TẠI HUYỀN THƯỢNG

Thành ngữ Trung Hoa:
TIỄN TẠI HUYỀN THƯỢNG
箭在弦上
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Thái bình ngự lãm".
Thời Tam quốc, Viên Thiệu trong đám quân phiệt phương bắc với dã tâm to lớn, khi thấy Tào Tháo đang nổi lên sẽ trở thành mối uy hiếp lớn đối với mình, bèn chĩa mũi nhọn vào Tào Tháo.
Bấy giờ, dưới trướng của Viên Thiệu có một viên thư ký tên là Trần Lâm, đã soạn thảo một bài hịch cho Viên Thiệu, hô hào các nơi cùng tiến đánh Tào Tháo, hịch văn lời lẽ đanh thép, đã phanh phui hết mọi tội danh của Tào Tháo, thậm trí còn lôi tổ tiên ba đời của Tào Tháo ra chửi mắng thậm tệ, phần cuối bài hịch còn hô hào các Châu Huyện cùng khởi binh chinh phạt Tào Tháo.


Lúc này, Táo Tháo đang bị bệnh nhức đầu khá nặng. Một hôm, khi Tào Tháo đang trong cơn đau thì tùy tùng đem hịch văn vào trình báo. Mặc dù lời hịch khiến Tào Tháo vô cùng tức giận, nhưng cách hành văn tuyệt diệu cũng khiến Tào Tháo không thể không công nhận tài viết lách của Trần Lâm.
Tào Tháo càng đọc càng hứng thú nên cơn nhức đầu đã tan biến. Nhưng sực nghĩ lại tỏ ra tiếc thay cho Trần Lâm, một người có tài như vậy lại đi theo Viên Thiệu.
Nhưng cuối cùng thì Tào Tháo cũng đánh bại Viên Thiệu, Trần Lâm buộc phải quy hàng và làm việc cho Tào Tháo.
Một hôm, Tào Tháo trách Trần Lâm rằng: "Ông viết hịch chửi tôi đã đành, nhưng đằng này ông lại lôi ông tổ ba đời tôi ra chửi bới là cớ làm sao?". Trần Lâm thưa rằng: "Tình hình lúc bấy giờ có khác nào tên đã nạp trên dây cung, tôi không thể không bắn nó ra".


Tào Tháo nghe có lý, không những không bắt tội Trần Lâm, mà còn phong ông làm Tư Không tham mưu tế tửu.
Hiện nay, người ta vẫn dùng câu thành ngữ "Tiễn tại huyền thượng" để ví với sự việc đã đến lúc không thể không làm, hoặc lời nói đã tới lúc không thể không nói ra.
(Sưu tầm trên mạng)

LY CÀ PHÊ TRÊN TƯỜNG

Hồi chiều ngồi xem "Chuyện bên lề" của MC Việt Thảo, hôm nay anh kể một câu chuyện thật cảm động. Câu chuyện về một sự giúp đỡ rất đúng theo đạo lý của nhà Phật, sự giúp đỡ bằng cả một tấm lòng, mà không cần báo đáp và cũng không cần biết đó là ai, chỉ cần biết là mình muốn giúp đỡ một ai đó bằng khả năng có thể của mình không nghi kỵ hay có mục đích.

LY CÀ PHÊ TRÊN TƯỜNG

Tôi ngồi cùng người bạn trong một quán cà phê nổi tiếng tại một thị trấn lân cận Venice - thành phố của ánh sáng và nước, thuộc Ý Ðại Lợi.
Khi chúng tôi đang thưởng thức cà phê, một người đàn ông bước vào và ngồi xuống chiếc bàn trống bên cạnh chúng tôi. Anh gọi người phục vụ và nói:
- Hai ly cà phê, một ly trên bức tường kia.
Chúng tôi khá thắc mắc khi nghe gọi thức uống như thế, và quan sát thấy người đàn ông được phục vụ một ly cà phê nhưng trả tiền cho 2 ly.


Khi anh đi khỏi, người phục vụ dán một mảnh giấy lên tường, mảnh giấy ấy có ghi hàng chữ, “Một Ly Cà Phê.”
Trong lúc chúng tôi còn ngồi đó, hai người đàn ông khác vào quán và gọi 3 ly cà phê, 2 ly trên bàn và 1 ly trên tường. Họ uống 2 ly cà phê nhưng trả tiền cho 3 ly và rời đi. Lần này cũng vậy, người phục vụ làm tương tự, anh ta dán một mảnh giấy lên tường, trên mảnh giấy ấy có ghi hàng chữ, “Một Ly Cà Phê.”
Có điều gì đó khiến chúng tôi thấy làm lạ và khó hiểu... Chúng tôi uống hết cà phê, trả tiền rồi rời đi.
Vài ngày sau, chúng tôi có dịp quay lại quán cà phê này. Và trong lúc chúng tôi đang thưởng thức cà phê, một người đàn ông ăn mặc tồi tàn bước vào. Ngồi xuống ghế, anh ta nhìn lên tường và nói:
- Một ly cà phê trên tường.


Người phục vụ mang cà phê đến cho anh với sự tôn trọng như thường lệ. Người đàn ông uống xong ly cà phê, đi khỏi mà không trả tiền. Người phục vụ tháo một mảnh giấy trên tường và bỏ nó vào thùng rác. Chúng tôi chứng kiến trọn vẹn cảnh tượng ấy.
Giờ thì chúng tôi không còn ngạc nhiên nữa - sự việc đã rất rõ ràng. Sự tôn trọng tuyệt vời dành cho người nghèo được thể hiện bởi các cư dân ở thị trấn này, họ đã làm cho đôi mắt chúng tôi đẫm lệ.
Hãy suy ngẫm về những điều người đàn ông kia mong muốn: Anh ta bước vào quán cà phê mà không phải hạ thấp lòng tự trọng. Anh không cần xin ai một ly cà phê miễn phí, không cần hay biết về người đã cho anh ly cà phê. Anh chỉ nhìn vào bức tường, gọi thức uống, thưởng thức ly cà phê của mình và rời khỏi quán.
Một ý nghĩ thật sự đẹp. Có lẽ đây là bức tường đẹp nhất mà bạn chưa từng nhìn thấy?
(Nguồn: Coffee on the Wall - by Rajni, posted Mar 31, 2013; luuvu44@yahoo.com; qua: DaiHocVanKhoaSG @yahoogroups.com)
(Sưu tầm trên mạng)


COFFEE ON THE WALL

I sat with my friend in a well-known coffee shop in a neighboring town of Venice, Italy, the city of lights and water.
As we enjoyed our coffee, a man entered and sat at an empty table beside us. He called the waiter and placed his order saying, “Two cups of coffee, one of them there on the wall.”
We heard this order with rather interest and observed that he was served with one cup of coffee but he paid for two.
When he left, the waiter put a piece of paper on the wall saying “A Cup of Coffee”.
While we were still there, two other men entered and ordered three cups of coffee, two on the table and one on the wall. They had two cups of coffee but paid for three and left. This time also, the waiter did the same; he put a piece of paper on the wall saying, “A Cup of Coffee”.


It was something unique and perplexing for us. We finished our coffee, paid the bill and left.
After a few days, we had a chance to go to this coffee shop again. While we were enjoying our coffee, a man poorly dressed entered. As he seated himself, he looked at the wall and said, “One cup of coffee from the wall.”
The waiter served coffee to this man with the customary respect and dignity. The man had his coffee and left without paying.
We were amazed to watch all this, as the waiter took off a piece of paper from the wall and threw it in the trash bin.
Now it was no surprise for us – the matter was very clear. The great respect for the needy shown by the inhabitants of this town made our eyes well up in tears.


Ponder upon the need of what this man wanted. He enters the coffee shop without having to lower his self-esteem… he has no need to ask for a free cup of coffee… without asking or knowing about the one who is giving this cup of coffee to him… he only looked at the wall, placed an order for himself, enjoyed his coffee and left.
A truly beautiful thought. Probably the most beautiful wall you may ever see anywhere!
Author Unknown
Submitted by H H Chanchani
(from the internet)

KÊ KHUYỂN BẤT NINH

KÊ KHUYỂN BẤT NINH
雞犬不寧
Chữ Kê tức là gà, còn Khuyển là chó, ý của câu thành ngữ này là chỉ Gà Chó cũng không được yên, miêu tả bị quấy nhiễu, không được yên ổn.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ truyện "Người bắt rắn nói" của Liễu Tông Nguyên triều nhà Đường.


Thời nhà Đường, nhằm trù bị chi phí quân dụng và thỏa mãn lòng tham vô đáy của mình, tầng lớp thống trị đã ra sức bóc lột thậm tệ, khiến đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.
Năm đó, nhà văn nổi tiếng triều nhà Đường Liễu Tông Nguyên bị giáng chức xuống làm Tư mã ở Vĩnh Châu. Ông đã tận mắt chứng kiến cuộc đời nghèo khổ của nhân dân, đã viết ra mẩu truyện "Người bắt rắn nói", để phê phán xã hội đen tối thời bấy giờ.


Truyện "Người bắt rắn nói" đã kể về cuộc đời cực khổ của một người bắt rắn. Nhà anh này ba đời đều sống bằng nghề bắt rắn. Ông và cha đều đã bị rắn độc cắn chết, nhưng anh ta vẫn kiên trì sống bằng nghề bắt rắn. Vậy tại sao anh ta lại không chịu bỏ cái nghề bắt rắn vừa khó nhọc lại vừa nguy hiểm này? Anh nói: "Tuy nghề bắt rắn vừa vất vả vừa nguy hiểm, nhưng so với nghề làm ruộng thì còn khá hơn nhiều. Những người hàng xóm của tôi sống bằng nghề đồng áng, người cùng thời với ông tôi thì hiện nay chỉ còn lại một nhà; Còn người cùng thời với cha tôi thì trong mười nhà chỉ còn lại hai ba nhà. Còn người cùng thời với tôi sống trong 12 năm qua, thì mười nhà cũng chỉ còn lại có bốn năm nhà. Họ ra đi lánh nạn hoặc di dời sang nơi khác. Đó là vì các quan lại thường vào làng thúc thuế, không những đã khiến người nơm nớp lo sợ, mà ngay đến gà chó cũng không được yên. Còn chúng tôi thì khác, mỗi năm chỉ cần bắt mấy con rắn độc là được. Cho nên tôi không muốn bỏ nghề này".
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu "Kê khuyển bất ninh " để miêu tả sự nhiễu loạn, không được yên ổn.
(Sưu tầm trến mạng)

Tuesday, November 29, 2016

CƠ HỘI THỨ HAI

Vài tuần trước, James đã bỏ học để làm công việc giao nhận bánh pizza. Tất cả thầy cô của cậu trước đó và những người thuê cậu làm việc đều nhận xét James là một chàng trai hòa nhã, chịu khó, duy chỉ có điều là James dường như không thể vượt qua những áp lực tâm lý của tuổi mới lớn. Cuộc sống của cậu cứ thế trôi qua thật nhanh mà chẳng biết rồi sẽ về đâu, mặc cho người mẹ vẫn âm thầm cầu nguyện cho cậu.


Ngày ngày, James vẫn tận tụy chở những phần bánh pizza nóng hổi từ lò nướng giao cho khách hàng. Cho đến một hôm, trên đường đi giao bánh, cậu trông thấy phần đuôi của một chiếc Cadillac đang chìm. Chiếc xe đang chìm rất nhanh cùng với một cụ già còn kẹt lại bên trong. Không chút do dự, James lao mình xuống nước. Người bị kẹt bên trong chính là vị Cha cố đáng kính Max Kelly. Ông đã bất tỉnh. Khi đứng trên mui xe, James phát hiện thấy ô cửa kính phía sau dường như để mở. Thế là, cậu cố hết sức kéo Cha cố ra khỏi xe rồi đưa ông lên bờ.
Sau khi James cứu sống vị Cha cố đó, cảnh sát đề nghị đưa cậu về nhà. Nhưng James từ chối, bảo rằng mình còn phải lái xe đi giao bánh pizza. Vốn tính cẩn thận, James đã nhờ họ thông báo cho cửa hàng để chuyển lời đến những vị khách của cậu rằng bánh pizza sẽ đến hơi trễ và hơi nguội một chút.
Tháng 12 năm 1995, James Hogan được trao tặng huy chương Carnegie vì nghĩa cử anh hùng của mình, cùng với số tiền 2.500 đô la và một suất học bổng. James nói rằng, biến cố này đã làm thay đổi cuộc đời cậu. Chỉ mới hai tuần trước sự kiện đó, cậu đã có lúc cầm lấy khẩu súng của cha để lại, chĩa vào đầu mình với ý định tìm đến cái chết. Nếu như lúc đó viên đạn không bị kẹt thì James đã không thể có mặt để cứu vị Cha cố rồi.
Những lời nguyện cầu của mẹ cậu đã được đáp lại. James quay trở lại trường, theo học các lớp phụ đạo để bắt kịp bạn bè và còn tham gia luyện tập trong đội bóng chày. Tình yêu thương tràn đầy và sự động viên to lớn của mọi người xung quanh đã đem đến cho cậu một ý nghĩa, một mục đích sống mới, và cả một cơ hội thứ hai thật xứng đáng.
Joanie Nietsche
Bạn sẽ không bao giờ biết được một việc làm tốt tưởng như rất đỗi bình thường sẽ mang lại niềm hạnh phúc như thế nào đâu.


SECOND CHANCE

They say God works in mysterious ways. Sixteen-year-old James Hogan had no idea God was about to intervene in his life. He'd dropped out of school a few weeks earlier and had a job delivering pizzas. Described by his teachers and employers as a courteous, hard worker, James just couldn't seem to handle the pressures of adolescence. His life was going nowhere fast despite the silent prayers of his mother.
Always conscientious, he delivered pizzas hot from the oven until the day he saw the back of a Cadillac sinking into a small pond. The car was going down fast with an elderly man inside. Without hesitation, James slammed his delivery truck to a stop and leaped into the water. Trapped inside was the Reverend Max Kelly. He was unconscious. James, standing on the back of the car, saw that a rear window had somehow opened. He pulled the elderly man out and brought him to shore.
After the rescue, the police offered James a ride home. He declined, stating that he had his truck to drive and pizza to deliver. Ever conscientious, he did ask them to radio the restaurant to notify his customers that their pizzas would be a little late and a little cold.
In December of 1995, James Hogan was awarded the Carnegie Medal for heroism which included $2500, a medal and a scholarship. James says the incident has changed his life. Just two weeks before the accident, he had held a gun to his head wanting to die. He wouldn't have been there to save the Reverend's life had the gun not jammed.


His mother's prayers answered, James is back in school, taking extra classes to catch up with his classmates and practicing for the baseball team. A huge public outpouring of love and support has given him a renewed meaning and purpose and a well-earned second chance.
Joanie Nietsche
Taken from "A Cup of Chicken Soup for the Soul"
(from the internet)

NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA CUỘC SỐNG THỜI NAY

Mấy lời đúc kết từ cuộc sống tưởng chừng như vô thưởng vô phạt trên Facebook lại đang đánh trúng lòng người. Tôi thích nhất là câu "Hàng hoá chất đầy ngoài cửa tiệm nhưng tiền trong túi dân thì xẹp lép". Còn bạn thì sao?


Quan với dân

- Nói quá nhiều trên bàn nhậu nhưng vô hội nghị thì im như thóc.

- Lương tâm thì đem bán, cái ghế chạy đi mua.

- Lãnh đạo được quyền nói, nhưng đố ai được nói đến lãnh đạo.

- Mua chức thì rất dễ, nhưng từ chức lại vô cùng khó khăn.

- Báo cáo thành tích thì lãi lớn, báo cáo tài chính để chờ Chính phủ giải cứu thì lỗ nặng.

- Con người khác thất nghiệp mặc kệ, con cái mình chọn ghế giao quyền.

- Ăn của dân rất dễ, nhưng lo cho dân đủ ăn vô cùng khó.


- Có người ôm cả rừng luật nhưng xử theo luật rừng.

- Rất khó phục vụ nhân dân nhưng quá dễ để lòng dân không phục.

- Cống hiến mấy chục năm, nhưng phá sự nghiệp chỉ một vài chữ ký.

- Đời có vô số chốn quan trường, nhưng không có trường nào dạy làm quan.

- Quan nói 10, làm không được 1. Dân không được mở miệng, làm gấp ngàn lần.

- Dự án đang nhiều lên nhưng chỉ số ít được hoàn tất.

- Khi xin - cho thì tung hết võ mồm, nhưng có khuyết diểm không phát âm nỗi hai từ “xin lỗi”.

- Hàng hóa chất đầy ngoài cửa tiệm, nhưng tiền trong túi dân xẹp lép.


Người với người

- Nhiều việc làm dễ kiếm tiền nhưng mất nhiều tiền chưa dễ kiếm được việc làm.

- Sở hữu biệt thự, xe sáng choang, nhưng phát ngôn bị tối dạ.

- Nhiều cụ quá già mà lấy cô vợ còn nhỏ hơn tuổi cháu chắt.

- Nhìn ra cả thế giới nhưng khó nhận ra chính mình.

- Xây ngày càng nhiều cao ốc nhưng sự kiên nhẫn của con người lại ngắn hơn.


- Có nhiều tiện nghi hơn nhưng thời giờ ít ỏi hơn.

- Chúng ta thiết kế nhiều máy điện toán, chứa thật nhiều dữ kiện, in ra bao nhiêu tài liệu, nhưng sự truyền thông giữa con người lại càng sút kém đi.

- Nhiều người có nhiều bằng cấp hơn nhưng hiểu biết lại giảm đi.

- Biết cách kiếm sống nhưng không mấy ai biết sống. Một đời người được kéo dài hơn nhưng chỉ là cộng thêm những năm tháng mà thôi.

- Chúng ta đã lên đến mặt trăng và trở về lại trái đất nhưng rất khó bước qua bên kia bức tường để chào người hàng xóm mới.


- Chúng ta chia cắt được một hạt nguyên tử nhưng chưa phá được thành kiến của chính mình.

- Dường như sự đồng cảm đang ít đi, trong khi sự vô cảm lại gia tăng.

Cuối năm tôi chỉ ước một điều: Giá như những lý thuyết trên không là hiện thực!

Theo Một thế giới

MISO CHUA

Sư nấu bếp tại Dairyo, tu viện của thiền sư Bankei, quyết định là sư sẽ chăm sóc kỹ càng sức khỏe của lão sư phụ của mình và sẽ chỉ cho sư phụ ăn Miso tươi, làm từ đậu nành, lúa mì và men đánh nhuyễn và để lên men. Bankei, thấy là mình được phục vụ miso tốt hơn miso của các đệ tử, liền hỏi: “Ai là người nấu ăn hôm nay?”
Dairyo được gọi đến gặp thầy. Bankei nghe trình là theo tuổi tác và địa vị của thầy, Bankei chỉ nên ăn miso tươi. Cho nên Bankei nói với sư nấu ăn:“Vậy chú nghĩ là thầy không nên ăn gì hết.” Nói xong, Bankei bước vào phòng riêng và khóa cửa.
Dairyo, ngồi ngoài cửa, xin lỗi thầy. Bankei không trả lời. Cả bảy ngày, Dairyo ngồi bên ngoài và Bankei ở bên trong.
Cuối cùng, trong tuyệt vọng một đệ tử nói thật to cho Bankei: “Thầy có thể không sao, lão sư phụ, nhưng anh chàng đệ tử này phải ăn. Hắn không thể nhịn ăn mãi được!”
Đến lúc đó Bankei mở cửa. Thầy mỉm cười. Thầy nói với Dairyo: “Thầy nhất quyết ăn cùng loại thức ăn như những đệ tử thấp nhất của thầy. Khi chú trở thành sư phụ, thầy không muốn chú quên chuyện này.”


Bình:
• Bankei đây là Bankei yōtaku (eitaku), Bàn Khuê Vĩnh Trác, mà chúng ta đã nhắc đến trong truyện Giọng nói của hạnh phúc.
• Xem ra đây là một luật lệ ăn uống đã có sẵn trong tu viện nhưng Bankei không biết. Người đến tuổi nào đó và có chức vị nào đó thì được ăn uống loại thực phẩm nào đó. Đây là ăn uống theo “hệ cấp” và Bankei chống đối “hệ cấp”. Nếu Bankei yếu sức khỏe hay bệnh hoạn và đầu bếp nấu thức ăn đặc biệt để chữa bệnh, chắc là thiền sư không phiền hà gì.
• Xã hội con người là xã hội hệ cấp dày đặc tới nghẹt thở: Chức vị đi trước hay sau tên (bác sĩ, luật sư, tiến sĩ, thạc sĩ, giáo sư, giáo viên… cô, dì, chú, bác..); văn phòng (làm lớn văn phòng lớn, làm nhỏ văn phòng nhỏ), xe cộ (làm lớn đi xe có tài xế), áo quần (làm lớn mặc veston, làm nhỏ mặc quần jean), lương bỗng.…
Nói chung là các thứ trang điểm cho hệ cấp này như vài mươi lớp áo dày phủ kín người chúng ta. Rồi chúng ta có thể tự thêm vài tầng hệ cấp nữa bằng cách xưng hô ăn nói quan liêu từ trên nói xuống. Rốt cuộc, ta chỉ là một hình nộm to đùng đứng đuổi chim giữa đồng.


Khó ai thấy được con người thật của mình. Và rất có thể là mình cũng không biết được con người thật của mình, nếu mình không bao giờ trút bỏ các lớp vỏ.
Có lẽ là ta sẽ không bao giờ bỏ hết được tối thiểu là một bộ quần áo mặc trên người. Nhưng nếu ta có thể trút bỏ rất nhiều bộ đồ đang chất chồng không cần thiết trên cơ thể, thì ta sẽ dễ thở và thong thả hơn rất nhiều, và nhiều người sẽ thích thú con người thật của ta, hơn là một hình nộm tới 27 lớp áo quần.
(Trần Đình Hoành dịch và bình)

NGẮM NGÔI ĐỀN "NGỰ" TRÊN NGỌN NÚI CAO HƠN 1,600M

Vẻ đẹp một đền thờ Đạo giáo nằm chót vót trên ngọn núi Tayun sừng sững ở tây bắc Trung Quốc vừa được tiết lộ qua một loạt các bức ảnh tuyệt đẹp.


Theo Daily Mail, núi Tayun (塔云山 Tháp Vân Sơn) tọa lạc ở thị trấn Chaiping (柴坪村 Sài Bình Thôn), tây bắc Trung Quốc. Đây là một trong những ngọn núi nổi tiếng nhất gắn liền kiến trúc Đạo giáo.

Đền thờ đạo giáo nằm tách biệt trên ngọn núi Tayun cao hơn 1.600 m.

Hàng loạt bức ảnh được chụp hồi tháng 9 cho thấy ngôi chùa Đạo giáo này nằm tách biệt, cheo leo trên đỉnh ngọn núi Tayun cao hơn 1.600 m. Ngôi đền này thờ phụng Phật bà Quan âm và Ngọc Quan âm trong Đạo giáo.


Ẩn mình trong làn mây trắng, ngôi đền mang vẻ đẹp thoát tục. Ảnh: Daily mail
Nằm cheo leo trên ngọn núi cao chót vót, giữa một khoảng không gian rộng lớn, ngôi đền nằm trên khu vực có diện tích chưa đầy 6 m2.


Ngôi đền thờ Phật bà Quan âm và Ngọc Quan âm trong Đạo giáo. Ảnh: Daily Mail

Theo tờ Nhân dân Nhật báo, các dải đá xếp chồng lên nhau tạo nên “cái móng nhà” cho ngôi đền. Ngôi đền có bốn trụ đá với phần gốc trụ cũng được dựng lên từ phần đá của ngọn núi.

Ngôi đền ẩn mình trong làn mây trắng, toát lên vẻ mờ mờ ảo ảo tuyệt đẹp. Ảnh: Daily mail

Được xây dựng từ thời vua Minh Vũ của triều đại nhà Minh, ngôi đền Đạo giáo này gồm một phòng khách, một hội trường và chín cung điện.

Các tòa nhà trên có tuổi đời khoảng 500 năm và được xếp vào di tích văn hóa thứ cấp.


Ngôi đền nổi bật giữa một khoảng không gian mênh mông. Ảnh: Daily Mail

Kể từ thời Hoàng đế Càn Long của triều đại nhà Thanh (1644-1912), ngôi đền đã được trùng tu và nâng cấp năm lần.

Núi Tayun có đặc điểm địa hình đồi dốc, được xem là mảnh Đất Thánh của Đạo giáo, theo tuyên bố của chính quyền tỉnh Thiểm Tây.


Ngôi đền nằm phần cao nhất của ngọn núi. Ảnh: Daily Mail

Theo một nghiên cứu của tờ Nhân dân Nhật báo, Đạo giáo với lịch sử tồn tại hơn 1.800 năm, là một trong những tôn giáo truyền thống chủ đạo ở Trung Quốc. Đạo giáo nhấn mạnh vào sự tôn trọng thiên nhiên bởi tôn giáo này sùng bái những thực thể tự nhiên, trong đó có núi.

Hiện nay ở Trung Quốc có hơn 1.500 đền thờ Đạo giáo.

Thái Lai

Link đọc thêm:

http://www.dailymail.co.uk/news/peoplesdaily/article-3847018/Is-world-s-remote-temple-Taoism-shrine-stands-5-460ft-peak-China.html


http://collection.sina.com.cn/cqyw/2016-10-10/doc-ifxwrhpm2814682.shtml


NHỮNG NGƯỜI LÍNH MỸ

Lần đầu đọc được một bài viết mà lòng thì mâu thuẫn, post hay không ? Tôi không thích chánh trị nhưng bài viết nói lên tình người. Tình người có tốt có xấu, có yêu thương và phản bội, có cái tôn vinh quá đáng và có những phủ ơn một cách bội bạc ê chề.
Chắc chắn "chiến tranh là thứ điên rồ nhất trong những thứ điên rồ", chiến tranh có thể làm cho nhiều người thăng quan tiến chức rồi vinh thân phì da, chiến tranh có thể cướp đi tính mạng cũa những người chiến sĩ dù bên này hay bên kia thì gia đình họ là những người chịu đau khổ nhất và có thể bị bỏ quên ngay cả những người lính còn sống sót sau chiến tranh. Xã hội đã quên họ hay chỉ là những lời khen rỗng tuếch những tấm bằng "liệt sĩ" chỉ có giá trị như một tấm giấy in và cuộc sống của họ nghèo vẫn hoàn nghèo ?


Thôi thì tôi post lên như một lời trân trọng, cám ơn chân thành nhất cho những người lính sau chiến tranh không chỉ ở Mỹ mà ở khắp nơi trên thế giới dù bên nào đi nữa họ cũng đã thể hiện tinh thần nhiệt huyết của mình theo lệnh của cấp chỉ huy, để tuân hành đúng cho những người mang danh là lính mà "đánh giết" không theo ý muốn của riêng mình. (LKH)

NHỮNG NGƯỜI LÍNH MỸ
Tôi rất ngạc nhiên khi bà thư ký dẫn vị sĩ quan an ninh của Sở vào văn phòng với nét mặt hoảng hốt và rụt rè lên tiếng:
- Duy à... Có chuyện rồi! Ðại Úy Morrow cần gặp riêng Duy.
Bà ta vội vã quay lưng, với tay đóng cửa và bước nhanh ra ngoài.
Tôi vừa bắt tay Đại Úy Morrow vừa hỏi:
- Mời Đại Úy ngồi. Anh tìm tôi có việc gì quan trọng?
- Xin lỗi anh Duy nhé. Ở dưới nhà có 3 người 'homeless' cứ nằng nặc đòi gặp anh cho bằng được. Nhân viên an ninh đã giữ họ lại và báo cáo cho tôi tìm gặp ông để thảo luận. Những nguời này có vẻ không đàng hoàng... nhưng có một nguời tên Norman khai rằng anh là bạn của hắn ta.


- Ồ... Ðó là anh chàng thỉnh thoảng vẫn thổi kèn Saxophone kiếm tiền ở trạm xe điện ngầm Farragut West đó mà. Anh ta đàng hoàng lắm, không sao đâu, để tôi xuống gặp họ.
- Anh chờ chút. Chúng tôi muốn sắp xếp để canh chừng vì hai anh chàng kia trông có vẻ 'ngầu' lắm. Mấy tay này cứ luôn miệng chửi thề và 'càm ràm' với giọng điệu rất hung hăng về cuộc chiến Việt Nam. Tôi đoán chắc họ thuộc nhóm cựu chiến binh Việt Nam mắc bệnh tâm thần... Anh tính sao?
- Tôi nghĩ không cần thiết lắm đâu. Tôi biết tôi không thể dẫn họ lên văn phòng, nhưng có thể mời họ vào 'cafeteria' uống ly nước, chắc không sao chứ?
- Cũng được, nhưng cẩn thận vẫn hơn. Ðể tôi bảo nhân viên để ý trông chừng trong lúc anh gặp họ ở 'cafeteria'. Anh không ngại chứ?
- Cám ơn các anh, nhưng đừng lộ liễu quá, họ tủi thân.
Trong lúc theo với Đại Úy Morrow xuống nhà gặp 'khách', tôi nghĩ về kỷ niệm quen biết Norman từ gần 10 năm trước.


Hồi đó, tôi mới về làm cho National Geographic, vì chưa quen đường xá ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn nên thường đi làm bằng xe 'Metro'. Một buổi sáng thứ sáu, tôi đi trễ hơn bình thường vì phải ghé qua trường học để ký một số giấy tờ cho các con trước ngày tựu trường. Vừa ra khỏi xe điện ngầm ở trạm Farragut West, tôi nghe vọng lại tiếng kèn Saxophone rất điêu luyện đang 'rên rỉ' bài Hạ Trắng:
Gọi nắng... trên vai em gầy đường xa áo bay
Nắng qua mắt buồn, lòng hoa bướm say
Lối em đi về... trời không có mây
Đường đi suốt mùa nắng lên thắp dầy...
Lên khỏi cầu thang ở trạm xe điện, tôi sững sờ khi trông thấy một nguời Mỹ 'homeless' đang 'ngất ngưỡng' thả hồn vào một cõi xa xăm vô định, miệt mài thổi Saxophone. Bài hát vừa dứt, đám đông vây quanh vừa vỗ tay tán thưởng, vừa bỏ một vài đồng bạc lẻ vào cái mũ vải bên cạnh... Tôi tiến đến gần hơn, móc ví lấy tờ giấy bạc $10 bỏ vào mũ biếu anh ta, một người Mỹ có lẽ là cựu chiến binh Việt Nam vì anh ta đang mặc chiếc áo khoác quân nhân, với bảng tên Norman Walker trên túi áo và bên cạnh còn treo lủng lẳng một số huy chương. Tôi chưa kịp bỏ tiền vào mũ, anh ta đã hỏi bằng tiếng Việt:
- Mày Việt Nam hả? Biết bài hát vừa rồi không?
- Ðương nhiên rồi. Ông thổi kèn rất hay và có hồn. Ông nói tiếng Việt cũng giỏi.
- Ðại khái thôi. Kêu mày tao được rồi. Tao đã từng đấm đá gần 8 năm trời trên quê hương của mày, nhung khi trở về bị quê hương tao ruồng bỏ. Nản bỏ mẹ. Tao nhớ Việt Nam nên tập thổi nhạc Trịnh, thỉnh thoảng ra đây biểu diễn kiếm thêm ít đồng mua cơm mua cháo sống qua ngày với đám bạn không nhà không cửa trở về từ cuộc chiến.


- Ông...
- Lại ông nữa. Mày tao cho thân tình. Không phải người Việt tụi mày vẫn nói thế sao?
- Tôi không quen gọi người lạ như thế. Hay gọi nhau là 'anh tôi' được không?
- Tùy mày. Tiếng Việt tụi mày rắc rối lắm. Mày có cần phải đi làm chưa?
Tao phải tiếp tục thổi thêm vài tiếng nữa mới đủ sở hụi. Tao nghỉ lúc 11giờ, mày có thể tới nói chuyện. Nếu bận thì thôi. Thứ Sáu nào tao cũng làm ăn tại đây. Nếu không chê, mày có thể trở lại.
- Tôi sẽ trở lại trước 11 giờ. Văn phòng tôi làm việc cũng chỉ cách đây một quãng đường ngắn.
- Mày không sợ hả?
- Sợ gì?
-Tụi tao là loại nguời bị ruồng bỏ và khinh chê.
- Không có đâu. Tôi sẽ trở lại.
- Ði đi. Hẹn gặp lại.
Tôi đã trở lại gặp Norman và mời anh ta cùng ăn trưa hôm đó. Anh ta rất cảm động, và chúng tôi trở thành 'bạn' từ dạo đó. Tôi thắc mắc tự hỏi không hiểu tại sao hôm nay Norman không gọi điện thoại cho tôi mà lại dẫn theo hai người bạn tới văn phòng tìm tôi, gây xáo trộn cho thêm rắc rối.


Tôi chỉ sợ Norman và bạn của anh ta sẽ buồn và mất cảm tình với National Geographic cũng như cá nhân tôi vì bị những nhân viên an ninh của sở 'hạch hỏi'. Ðã từ lâu lắm rồi, tôi cảm nhận được nội tâm đơn thuần và tính tình chân thật của những cựu chiến binh không nhà không cửa lang thang khắp đường phố thủ đô Hoa Thịnh Ðốn. Có những người đã từ bỏ tất cả để sống kiếp lang thang tại vùng thủ đô để thỉnh thoảng có dịp ghé thăm và tưởng nhớ những đồng đội đã hy sinh trong cuộc chiến được khắc tên trên bức tường cẩm thạch mầu đen ở đài tưởng niệm Binh Sĩ Hoa Kỳ Trong Cuộc Chiến Việt Nam (Vietnam Veterans Memorial).
Những cựu chiến binh râu ria xồm xoàm, quần áo rách nát và bẩn thỉu, thân thể xâm đầy những bức hình ngổ ngáo hay những dòng chữ ngang tàng để che dấu một nội tâm lúc nào cũng khắc khoải trong đau thương tủi nhục và nhức nhối từng đêm vì những ám ảnh từ cuộc chiến Việt Nam. Tôi cảm thương với hoàn cảnh của họ và trân quý những hy sinh họ đã dành cho Quê Hương Yêu Dấu Việt Nam của chúng ta.


Vừa gặp mặt, Norman xiết chặt tay tôi cười lớn, rồi lên giọng:
- Gặp mày còn khó hơn gặp sĩ quan cao cấp ngoài mặt trận nữa. Hôm nay nói tiếng Anh nhé. Bạn tao không biết tiếng Việt và tao cũng không muốn đám 'cớm dổm' ở đây nghi ngờ, gây thêm phiền phức cho thằng bạn người Việt rất thân của tao.
Norman đổi giọng, nói tiếng Anh:
- Ðây là thằng Duy rất thân của tao. Nó là nguời Việt tỵ nạn nhưng đang làm lớn ở đây. Chắc nó giúp được tụi mình. Còn đây là Bernie và Bob, hai thằng bạn thân 'homeless' của tao.
Norman vẫn không buông tay nên tôi đành bắt tay trái với Bernie và Bob, rồi lên tiếng mời:
- Mời các bạn xuống 'cafeteria' uống nước và nói chuyện.
- Có tiện không? Hay tụi tao chờ mày ở ngoài kia, lúc nào rảnh ra nói chuyện.
- Không sao đâu. Tuy nhiên, Norman đừng đòi cà phê sữa đá, ở đây không có đâu. Norman cười ha hả trả lời bằng tiếng Việt:
- Biết rồi! Khổ lắm, nói mãi! Ðúng không? Rất đúng. Nghe giống hệt 'một ông già Bắc kỳ' thứ thiệt.
Chúng tôi vui vẻ bước vào gọi cà phê, cùng tiến về một bàn trống phía trong cùng trước bao nhiêu con mắt kinh ngạc của những người đang có mặt trong 'cafeteria' sáng hôm đó. Vừa ngồi xuống bàn, Norman vội vàng lên tiếng:


- Ðể khỏi mất thì giờ của mày, tao vào đề ngay nhé. Hôm qua Bernie đọc thấy ở đâu đó nói tuần này National Geographic sẽ có 'preview' cuộn phim 'Inside the Vietnam War' trước khi trình chiếu vào dịp kỷ niệm 40 năm biến cố Tết Mậu Thân. Ðúng không?
- Ðúng rồi. Chúng tôi sẽ bắt đầu chiếu trên đài National Geographic từ ngày 18 tháng 2 này.
- Ðài của tụi mày chỉ có trên 'Cable' và 'Direct-TV'. Dân 'homeless' tụi tao làm sao xem được. Tao biết họ vẫn mời mày 2 vé 'preview' mỗi khi có phim mới. Mày kiếm thêm vé cho 3 đứa tao đi xem với. Ðược không?
- Chắc được. Mấy lần trước tôi đưa vé cho bạn nhưng có bao giờ xuất hiện đâu!
- Lần này khác... vì họ nói về tụi tao và những bạn bè từng đấm đá trên Quê Hương của mày.
Ðể giữ sĩ diện cho tôi, cả 3 người 'bạn' cựu chiến binh đều ăn mặc quần áo tươm tất, đầu tóc chải gọn gàng đứng chờ ngoài hành lang 'Explorer Hall' cả giờ đồng hồ trước khi tôi xuống dẫn vào xem phim trong hội trường chính của National Geographic. Sau khi cầm trong tay 4 tấm vé 'preview', tôi đã liên lạc nhờ mấy nguời trong nhóm 'Audio & Video' của sở sắp xếp để chúng tôi ngồi trong góc cuối của hội trường, tránh xa những vị 'tai to mặt lớn' trong sở cũng như những vị khách từ Bộ Quốc Phòng, Bộ Cựu Chiến Binh, Quốc Hội, và viên chức Chính Phủ Mỹ.


Sau những lời giới thiệu, những bài diễn văn theo thủ tục, cuộn phim bắt đầu chiếu. Mấy người bạn cựu chiến binh Mỹ của tôi chăm chú lắng nghe, mắt người nào cũng long lanh ngấn lệ, cùng xiết chặt tay nhau để nén lại những cảm xúc đang cuồn cuộn trào dâng trong tim của mỗi nguời.
Thỉnh thoảng tôi nghe thoang thoảng đâu đó một vài tiếng sụt sùi nho nhỏ vang lên khắp hội trường. Ba nguời bạn của tôi vẫn 'án binh bất động' dõi mắt đăm chiêu theo từng tấm hình, từng tiếng súng, từng bước đi, từng câu nói, từng tiếng khóc... trên màn ảnh. Tới đoạn phim chiếu lại cảnh những cựu chiến binh trở về từ Việt Nam bị 'dân Mỹ' và có lúc cả gia đình và bạn bè miệt thị, Bob bật tiếng khóc thật lớn, rồi Bernie, rồi Norman và một vài nguời chung quanh cùng khóc theo!
Ai đó đã ra lệnh tạm ngưng. Ðèn hội trường bật sáng. Tôi vội vã xin lỗi những người chung quanh rồi vội vàng 'kéo' ba nguời bạn cựu chiến binh ra khỏi hội trường. Cả ba vừa đi vừa khóc, lững thững lê gót 'khật khưỡng' bước theo tôi như ba cái xác không hồn!
Mấy ngày sau, tôi nhận được một cú điện thoại từ nhóm thực hiện cuộn phim tài liệu 'Inside the VietNam War' nhờ tôi sắp xếp một cuộc gặp gỡ với 3 nguời bạn cựu chiến binh 'homeless' đã cùng tôi đi xem 'preview' hôm đó, và cũng nhờ họ mời thêm những bạn bè khác vì Bộ Quốc Phòng và Bộ Cựu Chiến Binh cùng một vài viên chức trong chính phủ muốn gặp gỡ và giúp đỡ họ.


Có lẽ đã tới lúc nguời Mỹ nhận thức được 'món nợ phải trả' cho sự hy sinh của những cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam.
Lòng tôi chợt nhói lên một niềm đau khi nghĩ tới số phận của những cựu quân nhân và công chức của Miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Ai còn? Ai mất?
Nguyễn Duy An

Nguyễn Duy An là người Á Châu đầu tiên đảm nhận chức vụ Senior Vice President National Geographic tổ chức văn hóa khoa học lớn nhất thế giới.
(Sưu tầm trên mạng)