Có nhiều thứ mà ngày xưa đi học nhà trường không có dạy, ở nhà cũng chưa có ăn qua nên không biết. Lớn lên có thể có nhiều bạn đi nhiều nên biết nhiều về những đặc sản của từng vùng miền hoặc đọc những tài liệu. Kiến thức là vô cùng tận không ai có thể biết hết mà do chúng ta tự sưu khảo.
Hôm nay chúng ta tìm hiểu về một loại cá có cái tên tôi chưa từng nghe qua: "Cá Chành Dục". Bây giờ đọc sơ lược về loại cá này trước:
"Nhóm Cá Chành dục thuộc giống Channa (Channidae, Perciformes) trên thế giới thấy ghi nhận có 2 loài là: C. orientalis (Bloch & Schineider,1801) và C. gachua (Hamilton,1822). Nhóm cá này có đặc điểm chung là: Vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi, có viền ngoài màu hồng hoặc vàng (khi cá chết viền biến thành màu trắng). Ở nước ta định loại giữa 2 loài cá này có nhiều quan điểm khác nhau và chưa được thống nhất nên khó sử dụng tài liệu."
(theo tailieuvn)
Xưa nay, người ta chỉ câu cá trên sông rạch hoặc ngoài đồng ruộng chứ có ai lên núi câu bao giờ! Vậy mà lần nầy mình lại câu trên núi, thật là một chuyện lạ vô cùng lý thú.
KỲ THÚ CHUYỆN CÂU CÁ TRÊN ĐỈNH THIÊN CẤM SƠN
Một lần lên núi Cấm (còn gọi là Thiên Cấm Sơn) thuộc huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang tôi có dịp theo chân một nhóm người đi câu cá núi có tên là cá “chành dục”. Xưa nay, người ta chỉ câu trên sông rạch hoặc ngoài đồng ruộng chứ có ai lên núi câu bao giờ! Vậy mà lần nầy mình lại câu trên núi, thật là một chuyện lạ vô cùng lý thú.
KỲ THÚ CHUYỆN CÂU CÁ TRÊN ĐỈNH THIÊN CẤM SƠN
Một lần lên núi Cấm (còn gọi là Thiên Cấm Sơn) thuộc huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang tôi có dịp theo chân một nhóm người đi câu cá núi có tên là cá “chành dục”. Xưa nay, người ta chỉ câu trên sông rạch hoặc ngoài đồng ruộng chứ có ai lên núi câu bao giờ! Vậy mà lần nầy mình lại câu trên núi, thật là một chuyện lạ vô cùng lý thú.
Sau một hồi leo rừng vượt suối tôi mới tin đây là sự thật. Quả loài cá núi chành dục nầy thích ẩn trú trong các hang đá, nơi có những dòng suối chảy qua. Suối trên núi Cấm chỉ là những dòng nước len lỏi theo các ghềnh đá, hoặc chảy qua các ngóc ngách tạo nên một âm thanh khi rì rào, khi róc rách thật êm tai.
Tôi đang mải mê ngắm nhìn những dòng nước trong vắt. Bỗng anh bạn tôi giật mạnh chiếc cần câu, đầu sợi dây dính một con cá đen ngòm. Cả bọn mừng quýnh chạy đến xem coi cá núi chành dục là cá gì? Thì ra đây là một loài cá giống như cá lóc nhưng nhỏ con hơn, con lớn nhất chỉ độ 200gr. Ngày xưa ở quê tôi có rất nhiều loài cá này và tôi cũng đã từng đi câu, nhưng nay đã dần dần biến mất nên trở thành quý hiếm. Không biết tại sao trên núi Cấm lại còn loại cá này? Nhiều người thấy lạ gọi đây là cá núi.
Cá chành dục còn có nhiều tên khác do người dân địa phương đọc trại thành “chành vụt”, “vùng vụt”. Theo nhóm nghiên cứu thuộc Khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ thì tại Đồng bằng sông Cửu Long, cá chành dục “channa gachua” do kích thước nhỏ nên chưa nuôi phổ biến, chủ yếu khai thác ngoài tự nhiên. Nhóm cá này có đặc điểm chung là vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi có viền ngoài màu hồng hoặc vàng. Cá có màu xám đen ở mặt lưng và nhạt gần xuống bụng.
Ông Nguyễn Văn Y, một lão nông trên núi Cấm, năm nay trên 100 tuổi cho biết từ lúc ông còn nhỏ là loài cá này đã có rồi nhưng thời đó không ai săn bắt. Nay nhiều người khai thác bằng cách câu và cắm câu, rộn ràng nhất là trẻ con. Cá chành dục thường sống và đi kiếm ăn ở các hang, hốc, kẹt đá, nơi có luồng chảy. Mỗi hang gồm nhiều con. Khi đẻ, trứng nở ra cá ròng ròng được cá mẹ dẫn đi kiếm ăn từng bầy. Đây cũng là thời điểm dễ săn bắt cá bố mẹ nhất.
Cá núi chành dục thịt thơm, ngon và ngọt đậm giống như thịt cá lóc. Món ăn hấp dẫn nhất là kho tiêu và nướng trui hoặc nướng lửa than chấm mắm me. Đây là nguồn thực phẩm trời cho, giúp cho những gia đình nghèo khó trên núi có điều kiện cải thiện các bữa ăn.
Theo: Dân Việt
No comments:
Post a Comment