Monday, March 27, 2017

HOA HUỆ TRẮNG

Hôm nay tôi đi chợ Dandenong mua hoa Huệ về chưng, đây là một thói quen không hiểu vì sao, Mỗi khi thấy Huệ là nhất định mua dù mắc và chẳng có màu sắc nhiều như những loài hoa khác. Ở nhà tôi có cả một vườn Lan lớn nhưng bây giờ tàn nhiều lắm vì ít chăm sóc (một phần gì chán, một phần vì tuổi già và nhất là bây giờ mê cô em gái mặn mà tên FB). Tôi thích Lan, thích Huệ chớ không bị ảnh hưởng gí đến câu ca dao:

"Lan Huệ sầu ai Lan Huệ héo
Lan Huệ sầu đời trong héo ngoài tươi"


Bây giờ ở Úc là gần 3 giờ sáng, tôi vẫn tìm xem có bài nào liên quan đến Huệ không? Có nhiều truyện ngắn rất cảm động nhưng hơi dài mà kinh nghiệm cho tôi biết post bài dài thì ít người đọc đến hết mà chỉ like cho có lệ. Thôi thì giới thiệu loài hoa này đến các bạn, nhất là bạn trẻ sinh ở nước ngoài có thể chưa biết hay chưa thấy loài hoa tinh khiết này nhé.(LKH)

Ý NGHĨA CỦA HOA HUỆ TRẮNG


Huệ hay còn gọi là dạ lai hương (thơm ban đêm) hoặc vũ lai hương (thơm lúc mưa), là một loài hoa đặc biệt, nở về đêm, có khả năng tỏa hương về ban đêm với mùi hương ngào ngạt. Ở Việt Nam, hoa huệ dùng để cắm trong các dịp cúng, lễ, còn gọi là huệ ta, để phân biệt với hoa huệ trong bức tranh nổi tiếng "Thiếu nữ bên hoa huệ" là huệ tây (Lilium longiflorum), hay còn gọi là hoa loa kèn.



Huệ có thể là:


* Tên một loài thực vật có hoa: Polianthes tuberosa, thường để cắm trong các dịp cúng, lễ,...;


* Tên một số loài thực vật có hoa khác như huệ tây (còn gọi là loa kèn - Lilium, trong đó có loài huệ tây nổi bật Lilium longiflorum trong bức tranh "Thiếu nữ bên hoa huệ"); lan huệ (Hippeastrum); huệ da cam (Clivia miniata)...

* Một khái niệm trong Phật giáo: bát-nhã (có nghĩa là huệ, trí huệ)


Phân loại khoa học

Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng) Monocots
Bộ (ordo): Asparagales
Họ (familia): Agavaceae
Chi (genus): Polianthes
Loài (species): P. tuberosa
Tên hai phần: Polianthes tuberosa L.

Ý nghĩa - Biểu trưng

Hoa Huệ - Biểu trưng cho Sự thanh khiết .


Đặc điểm

Hoa huệ thuộc họ Thùa (Agavaceae), hình giáng giống cây tỏi. Hoa huệ có hai giống, huệ đơn còn gọi là huệ xẻ, cây thấp hoa ngắn và thưa. Huệ kép còn gọi là huệ tứ diện, cây cao, hoa dày và bông dài hơn.

Hai giống này có thể phân thành nhiều loại trong đó có huệ trâu cao khoảng 1,5- 1,6 mét bông dài. Huệ ta bông ngắn, thường nở trên cây, có mùi thơm, ngoài ra còn có huệ đỏ.

Hoa huệ có màu trắng, bao hoa hình phễu, hương ngào ngạt, toả hương về ban đêm. Nhiều người cho rằng hương thơm của huệ không tốt cho sức khoẻ nên ít ai cắm huệ trong phòng ngủ.


Cây hoa huệ là cây ưa ánh sáng, cho hoa quanh năm. Tuy nhiên, hoa huệ nở chủ yếu vào mùa hè còn mùa đông cho ít hoa, hoa nhỏ, bông ngắn hơn.

Hoa huệ có cấu tạo cánh khá đặc biệt, khi không khí có độ ẩm cao, những khí khổng (lỗ trao đổi khí) trên cánh hoa tự động mở to để dầu thơm thoát ra ngoài. Ban đêm tuy không có nắng, nhưng độ ẩm không khí lại cao hơn ban ngày, cho nên các khí khổng mở to cho mùi thơm thoát ra (mở túi thơm). Chính vì thế, ban ngày hoa huệ chỉ toả hương thoang thoảng, nhưng ban đêm nó lại thơm ngào ngạt.

Hoa huệ toả mùi thơm theo độ ẩm, vì vậy không chỉ ban đêm, mà vào ban ngày, kể cả khi trời mưa, độ ẩm không khí cao, hoa huệ cũng thơm hơn ngày nắng.

Tập tính nở về đêm của huệ hình thành qua quá trình tiến hóa tiến hoá. Do hoa tỏa ra mùi thơm để thu hút côn trùng đến thụ phấn, duy trì nòi giống, vì vậy hoa thụ phấn nhờ vào các loại côn trùng hoạt động vào ban đêm đặc biệt là hoa huệ thụ phấn nhờ bướm đêm, nên phải nở vào ban đêm để thu hút những loài côn trùng này.


Cây hoa huệ thuộc họ thuỷ tiên, trông từa tựa cây tỏi. Hoa huệ có hai giống, huệ đơn còn gọi là huệ xẻ, cây thấp hoa ngắn và thưa. Huệ kép còn gọi là huệ tứ diện, cây cao, hoa dày và bông dài hơn.

Cây hoa huệ là cây ưa ánh sáng, cho hoa quanh năm. Tuy nhiên, hoa huệ nở chủ yếu vào mùa hè còn mùa đông cho ít hoa, hoa nhỏ, bông ngắn hơn.

Văn hóa

Người ta cho rằng hương thơm của huệ không tốt cho sức khoẻ nên ít ai cắm huệ trong phòng ngủ, nếu có thì ban đêm phải đưa ra ngoài sân. Huệ là thứ hoa được dùng nhiều trong việc cúng, lễ mà ít dùng để tặng nhau. Cắm huệ vào bình nên rửa chân hoa và thay nước hàng ngày để giữ hoa được lâu. Nước cắm hoa nên nhỏ vài giọt thuốc tím hay thuốc đỏ để diệt khuẩn gây thối chân hoa.


Ở Việt Nam, hoa huệ là thứ hoa được dùng nhiều trong việc cúng, lễ mà ít dùng để tặng nhau. Cắm huệ vào bình nên rửa chân hoa và thay nước hàng ngày để giữ hoa được lâu. Nước cắm hoa nên nhỏ vài giọt thuốc tím hay thuốc đỏ để diệt khuẩn gây thối chân hoa.

Hoa Huệ được trồng nhiều tại miền Bắc và một số vùng ở miền Trung. Hoa huệ được tiêu thụ nhiều nhất vào mùa lễ hội, đi chùa sau tết âm lịch ở Việt Nam.

Hiện nay, huệ đang được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, đặc biệt là các vùng trồng hoa lân cận Hà Nội.

Nguồn gốc hương thơm

Những ngày trời mưa, huệ cũng toả mùi thơm ngào ngạt.


Tục ngữ ta có câu "hoa không phơi nắng không thơm", ấy là vì khi ánh nắng rọi xuống, nhiệt độ tăng lên, làm dầu thơm trong cánh hoa thoát ra nhiều. Nhưng đêm thì làm gì có nắng, vậy mà hoa huệ lại toả mùi thơm hơn cả ban ngày. Tại sao vậy?

So với các loài hoa nở ban ngày, hoa huệ có cấu tạo cánh khá đặc biệt. Mỗi khi không khí có độ ẩm cao, những khí khổng (lỗ trao đổi khí) trên cánh hoa tự động mở to để dầu thơm thoát ra ngoài. Ban đêm tuy không có nắng, nhưng độ ẩm không khí lại cao hơn ban ngày, cho nên các khí khổng mở to cho mùi thơm thoát ra. Vì vậy, tuy ban ngày hoa huệ chỉ toả hương thoang thoảng, nhưng ban đêm nó lại thơm ngào ngạt.

Cũng vì hoa huệ toả mùi thơm theo độ ẩm, nên nếu chú ý bạn sẽ thấy không chỉ ban đêm, mà ngay cả ban ngày, vào những hôm có mưa, độ ẩm không khí cao, hoa huệ cũng thơm hơn ngày nắng. Vì lẽ đó, hoa huệ còn có tên là dạ lai hương (thơm ban đêm) hoặc vũ lai hương (thơm lúc mưa).


Mặt khác, hoa huệ thơm về đêm cũng vì một lẽ rất đơn giản, ấy là đa số các giống huệ đều nở về đêm. Tập tính này của huệ có lẽ đã hình thành qua nhiều thế hệ tiến hoá. Bình thường, hoa tỏa ra mùi thơm để mời côn trùng đến thụ phấn, duy trì nòi giống. Đa số hoa thụ phấn nhờ vào các loại côn trùng hoạt động vào ban ngày, vì vậy chúng nở vào ban ngày để quyến rũ ong bướm. Tuy nhiên, hoa huệ thụ phấn nhờ bướm đêm, nên nó phải chuyển giờ nở sang đêm để chiều lòng "khách" vậy.


Seminoon
(Sưu tầm trên mạng)