Tuesday, March 21, 2017

ĐIÊU TRÙNG TIỂU KỸ

Thành Ngữ:
ĐIÊU TRÙNG TIỂU KỸ
雕蟲小技


Vào thời Đường (618-907), có một người tên Hàn Triều Tông, có tấm lòng nhân hậu và nhiệt tình, nức tiếng gần xa. Hàn hay giúp những người trẻ tuổi tìm được những công việc tốt và ông rất được mọi người nể trọng.



Một hôm, Hàn nhận được một bức thư từ một chàng thanh niên, nhờ ông giúp giới thiệu công việc. Hàn rất ấn tượng trước sự nhã nhặn trong văn phong và thái độ khiêm nhường của người viết thư.
Chàng thanh niên ấy chính là Lý Bạch, người sau này trở thành văn nhân lỗi lạc nhất trong lịch sử Trung Hoa.
Chàng trai Lý Bạch đã kết thúc bức thư bằng câu: “Khủng điêu trùng tiểu kỹ, bất hợp đại nhân”. Ý tứ rằng sợ kỹ năng viết lách còn thô thiển, chẳng đáng cho ngài để mắt đến.
Tuy nhiên, Lý Bạch về sau đã viết hơn cả ngàn bài thơ, được hậu thế xưng tụng là bậc “Thi Tiên”. Thơ Lý Bạch thấm đượm tình yêu thiên nhiên, tình bạn hữu, những nỗi niềm lúc uống rượu và cả nỗi cô đơn sâu thẳm.
Hầu hết những áng thơ của Lý Bạch miêu tả cuộc sống nhân sinh mất mát, lẻ loi và khao khát được trở về Thiên thượng. Tương truyền rằng ông đã qua đời ở tuổi 63 khi đang du thuyền, vì quá cảm hứng, đã nhảy xuống lòng sông để với bắt ánh trăng.


Câu chuyện về đức tính khiêm tốn của Lý Bạch được ghi chép vào tiểu sử của Hàn Triều Tông trong cuốn Tân Đường Thư.
Mặc dù câu “điêu trùng tiểu kỹ” trước đó đã được giới thiệu trong cuốn “Bắc Sử” [2], sau khi được Lý Bạch sử dụng, nó đã trở thành thành ngữ.
Theo sát nghĩa, câu này lại có ý là “chạm khắc một thứ côn trùng bằng chút ít kỹ năng”. Thành ngữ này được dùng để nói về những bài văn vụng về hoặc để miêu tả những kỹ thuật sơ đẳng hay những kỹ năng vụn vặt.


Ghi chú:
1. Tân Đường Thư là một trong 24 sách lịch sử Trung Hoa, ghi chép lịch sử của triều đại nhà Đường (618-907), bao gồm 10 quyển với 225 chương, được biên soạn bởi một nhóm học giả triều nhà Tống (960-1279).
2. Bắc Sử cũng là một trước tác trong số 24 sách lịch sử Trung Hoa, ghi chép những sự kiện trong thời kỳ 316-618, được biên soạn bởi Lý Diên Thọ (570-628), bao gồm 100 quyển.
(Sưu tầm trên mạng)


成语典故: 雕虫小技
.
唐朝的时候,有一个叫做韩朝宗的人,为人非常热心,常常帮助一些年轻人找到好工作,大家都非常尊敬他。有一天,一个叫做李白的年轻人写了一封信给韩朝宗,请韩朝宗帮忙介绍工作,信的最后写道:“恐雕虫小技,不合大人。”意思是说,恐怕我写的文章,只是一些微不足道的小伎俩,不够让大人欣赏。这个谦虚的年轻人李白,后来可变成了一位鼎鼎大名的大诗人呢!
从此以后,大家就用“雕虫小技”来形容写文章或是做事情的时候,用的都是一些小技术而已。
《惰书 李德林传》:“经国大体,是贾生、晁出之俦;雕虫小技,殆相如、子云之辈。”
《北史·李浑传》:“尝谓魏收曰:雕虫小技,我不如卿。国典朝章,卿不如我。”
《与韩荆州书》李白:至于制作,积成卷轴,则欲尘秽视听,恐雕虫小技,不合大人。
(百度百科)

No comments: