Trước kia tôi có kết giao với một số người khéo mồm khéo miệng, giỏi biện luận, lúc ấy tôi cho rằng đó là một loại tài năng, cũng không thật sự suy nghĩ kỹ về quan hệ giữa giỏi biện luận và thiện ác ra sao.
Sau này lại kết giao với một số người nhẫn nhục không tranh luận, ít nói không tranh giành, mới nhận ra cảnh giới tinh thần giữa họ sai khác rất nhiều.
Cho đến một ngày, đọc được một câu cuối cùng trong “Đạo Đức Kinh” (道德經) của Lão Tử (老子): “Thánh nhân chi đạo, vi nhi bất tranh” (聖人之道 為而不爭 đạo của Thánh nhân, là làm mà không tranh giành), mới bỗng nhiên tỉnh ngộ. Đúng vậy! Bao biện sắc sảo thật ra cũng không phải thật sự có tài năng, nhẫn nhịn không tranh biện mới là cảnh giới tu dưỡng cao nhất của đời người.
Sau này lại kết giao với một số người nhẫn nhục không tranh luận, ít nói không tranh giành, mới nhận ra cảnh giới tinh thần giữa họ sai khác rất nhiều.
Cho đến một ngày, đọc được một câu cuối cùng trong “Đạo Đức Kinh” (道德經) của Lão Tử (老子): “Thánh nhân chi đạo, vi nhi bất tranh” (聖人之道 為而不爭 đạo của Thánh nhân, là làm mà không tranh giành), mới bỗng nhiên tỉnh ngộ. Đúng vậy! Bao biện sắc sảo thật ra cũng không phải thật sự có tài năng, nhẫn nhịn không tranh biện mới là cảnh giới tu dưỡng cao nhất của đời người.
“Thiện giả bất biện, biện giả bất thiện” (善者不辩 辩者不善) là một câu trích trong “Đạo Đức Kinh – Chương 81”, nguyên văn là: “Tín ngôn bất mỹ, mỹ ngôn bất tín. Thiện giả bất biện, biện giả bất thiện. Tri giả bất bác, bác giả bất tri.” (信言不美,美言不信: 善者不辩 辩者不善 知者不博 博者不知)
Ý nói là: Lời thành thật không nhất định sẽ êm tai, lời nói êm tai không nhất định sẽ thành thật. Người tốt trên thế gian sẽ không nói lời ngon ngọt, người nói hay không nhất định là người tốt.Người khôn ngoan không nhất định sẽ thông thái, người có kiến thức rộng rãi không nhất định sẽ thật sự khôn ngoan. Trọng điểm học tập của cuộc đời nằm ở chữ “Làm” mà không ở chữ “Biện” (Tranh luận – biện luận).
Khổng Tử (孔子) trong “Luận Ngữ – Lý Nhân” (論語-里仁) nói: “Quân tử dục nột vu ngôn nhi mẫn vu hành.” (君子欲訥於言而敏於行 Người quân tử không nên nói nhiều mà quan trọng ở làm). Trong “Luận Ngữ – Học Nhi” còn nói: “Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an, mẫn vu sự nhi thận vu ngôn” (君子食無求飽 居無求安 敏於事而慎於言 Người quân tử ăn không cầu no, ở không cầu an ổn, chăm làm mà cẩn trọng trong lời nói). Từ đó có thể thấy, trong cuộc sống nên nói ít làm nhiều, điểm này thì chủ trương của Khổng Tử và Lão Tử là hoàn toàn nhất trí.
Vì vậy, bất kể là học tập trong cuộc đời hay các hoạt động xã hội, dù làm bất cứ việc gì cũng đều nên làm đến nơi đến chốn, không thể chỉ nói êm tai ngon ngọt mà không có hành động thực tế.
Suy ngẫm sâu thêm mà nói, người thiện có năng lực không cần cùng người khác biện luận, sẽ không chỉ dùng ngôn từ đi tranh luận để chứng minh mình đúng, dù đối mặt với phỉ báng hay công kích xúc phạm thân thể, thì họ cũng có thể dùng hành động để chứng minh sự vô tội và thanh bạch của chính mình.
Người nhẫn nhục không tranh luận thường thường đều vùi đầu làm việc, người đó nhất định có một nội tâm không tranh quyền thế. Trái lại, những người giỏi tranh luận với người khác không nhất định là người thật sự có năng lực, dẫu cho họ cứ tranh luận khắp nơi với người khác về năng lực của bản thân, còn người lương thiện thật sự không cần lời hay tiếng ngọt để nhận được khen ngợi từ người khác, nói suông mà không có hành động thực tế là hành vi của kẻ vô tích sự.
Tu khẩu đức (tu cái đức trong lời nói) trước tiên cần rời xa sự ba hoa khoác lác, không tùy tiện bình phẩm người khác; chân thành đối xử với mọi người, thiện chí giúp người, gặp lúc trắc trở ma nạn thì nhẫn nhịn không tranh luận, mới chính là chỗ hành xử của chính nhân quân tử.
Biên dịch: Minh Quân
No comments:
Post a Comment