KHẨU MẬT PHÚC KIẾM
口蜜腹劍
Thành ngữ “Khẩu mật phúc kiếm” dựa trên một câu chuyện được chép lại trong cuốn Tư trị thông giám được biên soạn bởi Tư Mã Quang (1019 – 1086) triều nhà Tống.
Vào triều vua Đường Huyền Tông (685-762), Lý Lâm Phủ là một vị quan Binh bộ Thượng thư kiêm Trung thư lệnh (tương đương với chức vị Tể tướng), tuy là một người có tài năng về thư pháp và hội họa, nhưng lại rất nổi tiếng về sự hiểm trá giảo hoạt phi thường.
Để xu nịnh nhà vua, ông ta mua chuộc những người hầu cận, hòng biết được tâm ý của hoàng đế. Thế là Đường Huyền Tông càng ngày càng sủng ái và tín nhiệm Lý.
Đối với quan viên trong triều, Lý Lâm Phủ dùng những lời lẽ nhẹ nhàng ngon ngọt, nhằm tạo ra hảo cảm và thân thiện đối với mọi người. Nhiều người đã bị mê hoặc bởi những biểu hiện ngụy thiện của Lý và bị Lý hãm hại sau lưng.
Đối với quan viên trong triều, Lý Lâm Phủ dùng những lời lẽ nhẹ nhàng ngon ngọt, nhằm tạo ra hảo cảm và thân thiện đối với mọi người. Nhiều người đã bị mê hoặc bởi những biểu hiện ngụy thiện của Lý và bị Lý hãm hại sau lưng.
Một lần, có một vị quan đã bất chấp lời của Lý Lâm Phủ mà can gián vua Huyền Tông. Bề ngoài thì Lý chẳng có biểu hiện gì, nhưng lại âm thầm bày mưu hãm hại.
Ngày kia, Lý giả vờ thành khẩn nói với vị đồng liêu kia rằng Hoa Sơn có một mỏ vàng sản lượng lớn, nếu khai thác được thì có thể tăng thêm tài sản cho nước nhà. Vị quan kia lại tưởng rằng đây là lời thực lòng, bèn ngay lập tức kiến nghị hoàng thượng mau khai thác.
Huyền Tông vừa nghe rất vui mừng, bèn ngay lập tức tìm Lý để bàn bạc. Lý lại lộ vẻ lo lắng tâu rằng Hoa Sơn là nơi tập trung phong thủy của Đế Vương, làm sao có thể khai thác tùy tiện được. Ông ta hỏi: “Ai đã đề xuất chuyện gây tổn hại đến bệ hạ vậy?”
Huyền Tông đã tin lời Lý Lâm Phủ, còn cho rằng ông ta là thần tử trung quân ái quốc, ngược lại sau đó đã thuyên chuyển vị quan kia đến một vùng hẻo lánh xa xôi. Dựa vào bản lĩnh đặc thù này mà Lý Lâm Phủ đã làm Tể tướng trong suốt 19 năm.
Sau này, Tư Mã Quang đã bình luận Lý Lâm Phủ là “khẩu mật phúc kiếm”, quả thật rất xác đáng. Thành ngữ này cùng với ‘khẩu phật tâm xà’, ‘khẩu thị tâm phi’, ‘tâm trực khẩu khoái’, ‘tâm khẩu như nhất’ được dùng để mô tả một cá nhân ngoài miệng thì nói những lời mật ngọt, nhưng trong lòng thì mang đầy mưu mô xảo trá.
Dân gian Việt Nam cũng có những câu thành ngữ tương tự, chẳng hạn như ‘miệng nam mô, bụng bồ dao găm’ hay ‘miệng thơn thớt, dạ ớt ngâm’. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã mô tả nhân vật Hoạn Thư là:
“Bề ngoài thơn thớt nói cười
Mà trong nham hiểm giết người không dao”
(Sưu tầm trên mạng)
口蜜腹剑的故事:
李林甫,唐玄宗时官居“兵部尚书”兼“中书令”这是宰相的职位。
此人若论才艺倒也不错,能书善画。但若论品德,那是坏透了。他忌才害人,凡才能比他强、声望比他高、权势地位和他差不多的人,他都不择手段地排斥打击。对唐玄宗,他有一套献媚奉承的本领。他竭力迁就玄宗,并且采用种种手法,讨好玄宗宠信的嫔妃以及心腹太监,取得他们的欢心和支持,以便保住自己的地位。
李林甫和人接触时,外貌上总是露出一副和蔼可亲的样子,嘴里尽说些动听的“善意”话,但实际上,他的性格非常明险狡猾,常常暗中害人。例如有一次,他装做诚恳的样子对同僚李适之说:“华山出产大量黄金,如果能够开采出来,就可大大增加国家的财富。可惜皇上还不知道。李适之以为这是真话,连忙跑去建议玄宗快点开采,玄宗一听很高兴,立刻把李林甫找来商议,李林甫却说:“这件事我早知道了,华山是帝王‘风水’集中的地方,怎么可以随便开采呢?别人劝您开采,恐怕是不怀好意;我几次想把这件事告诉您,只是不敢开口。”
玄宗被他这番话所打动,认为他真是一位忠君爱国的臣子,反而对适之大不满意,逐渐将他疏远了。就这样,李林甫凭借这套特殊“本领”,他一直做了十九年宰相。
后来,司马光在编《资治通鉴》时评价李林甫,指出他是个口蜜腹剑的人,这是很符合实际的
(百度百科)
No comments:
Post a Comment