Bây giờ Ngũ Hành Sơn đã đổi khác rồi, tôi có mấy người bạn mới theo tour tham quan về kể lại: "Đẹp lắm!". (LKH)
Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng và vẻ đẹp đi vào huyền thoại
Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) được hình thành bởi quần thể năm ngọn núi Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ với rất nhiều huyền thoại khác nhau. Tại đây, các dấu tích văn hóa, lịch sử một thời vẫn còn in đậm trên mỗi công trình, chùa tháp, hang động,…
Động Âm phủ
Động Âm Phủ là hang động cực kỳ huyền bí ở ngọn Thủy Sơn của quần thể Ngũ Hành Sơn huyền thoại. Tại đây, thế giới cõi âm sẽ hiện ra ngay sau khi bước qua cầu Nại Hà với Đài Linh Anh, điện Phán Quy, điện Minh Vương, ngục A Tỳ, suối Giải Oan,…
Động Âm phủ có hai ngách, một là ngách lên trời, hai là ngách xuống địa ngục, trong đó có có rất nhiều hang hẻm đi sâu xuống lòng, tượng trưng cho các tầng của địa ngục. Âm phủ là thế giới của người đã chết. Theo giáo lý nhà Phật chết không phải là hết mà là để đầu thai về cảnh giới khác.
Người tích thiện nhiều sẽ được siêu thoát, kẻ gây lên tội ác sẽ phải chịu cực hình ở 18 tầng địa ngục. Thiện và ác đến đây sẽ được phân minh, con người trước khi chết linh hồn phải đi qua cây cầu Âm Dương trên sông Nại Hà.
Động Huyền Không
Động Âm phủ có hai ngách, một là ngách lên trời, hai là ngách xuống địa ngục, trong đó có có rất nhiều hang hẻm đi sâu xuống lòng, tượng trưng cho các tầng của địa ngục. Âm phủ là thế giới của người đã chết. Theo giáo lý nhà Phật chết không phải là hết mà là để đầu thai về cảnh giới khác.
Người tích thiện nhiều sẽ được siêu thoát, kẻ gây lên tội ác sẽ phải chịu cực hình ở 18 tầng địa ngục. Thiện và ác đến đây sẽ được phân minh, con người trước khi chết linh hồn phải đi qua cây cầu Âm Dương trên sông Nại Hà.
Động Huyền Không
Động Huyền Không.
Động Huyền Không là động đẹp nhất tại quần thể danh thắng Ngũ Hành sơn. Có chu vi khoảng 25m, Huyền Không được bài trí khá đa dạng, ngay bậc cấp bước xuống động là hai tượng Thiện và Ác như nhắc nhở con người phải từ bi, thánh thiện hướng đến cõi sắc không của cõi Phật.
Trong động có rất nhiều di tích: trên cùng là tượng Phật Thích ca, bên dưới là bàn thờ Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát. Bên trái động có đến thờ bà Ngọc Phi, đền thờ bà Lồi Phi.
Sâu bên phải là đền Trang Nghiêm Tự cổ kính được xây dựng năm 1825, gồm ba gian. Gian chính thờ Phật Quan Âm, bên trái thờ 3 vị Thánh (gồm Quan Công, Quan Bình và Châu Xương) tượng trưng cho đức độ, trí dũng và lòng trung thành. Đặc biệt, gian bên phải thờ Ông Tơ, Bà Nguyệt.
Quanh vòm động có nhiều nhiễu đá bám vào vách tạo nên những hình thù lạ, đó là khuôn mặt ông già nhìn nghiêng, là hình con chim hạc hay đà điểu, hình hai đầu voi với chiếc vòi thả xuống, là con cò cùng chiếc mỏ dài nhọn ép vào vách động…
Động Vân Thông
Sau lưng là đường đi lên động, càng vào sâu càng hẹp và hướng lên đỉnh núi. Cuối động là miệng thông ra ngoài to bằng cái nong (đường kính khoảng hơn 1m). Ánh sáng từ đỉnh dọi vào trong động, tạo ánh hào quang rực rỡ.
Chùa Tam Thai
Quanh cảnh chùa Tam Thai. (Ảnh: kiemviecdanang.com)
Chùa Tam Thai tọa lạc trên ngọn Thủy Sơn – một trong năm ngọn Ngũ Hành Sơn thuộc quần thể danh thắng Non Nước – Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Là một ngôi chùa cổ xây dựng năm 1930 từ thời Hậu Lê, nơi đây được xem là quốc tự và di tích Phật giáo. Năm 1825, Minh Mạng trong chuyến tuần du Ngũ Hành Sơn đã cho xây dựng lại chùa, năm 1827 cho đúc 9 tượng và 3 chuông lớn.
Thời vua Minh Mạng, em gái nhà vua đã đến tu hành tại đây. Tương truyền vua đã thiết lập du cung ở đây để nghỉ ngơi và tham quan thắng cảnh Ngũ Hành Sơn.
Trong chùa có một chánh điện thờ Phật Di Lặc bằng đồng lớn ngồi trên tòa sen, hai bên thờ tượng Quan Thánh và Bồ Tát. Chùa là nơi từng được quốc sư Hưng Liên trụ trì và đã truyền từ lúc khai sơn đến nay được 18 đời.
Ngũ Hành Sơn được ví như hòn non bộ khổng lồ giữa lòng thành phố Đà Nẵng. Cùng với Bà Nà, Sơn Trà, nơi đây được xem là điểm dừng chân hấp dẫn đối với du khách mỗi khi đến với miền Trung trên hành trình khám phá các di sản thế giới.
TinhHoa tổng hợp