Nói vậy chớ họ Nguyễn dù không nhiều nhưng ở Trung Quốc vẫn có một nhân vật nỗi tiếng mà cho tới giờ này người ta vẫn không bao giờ quên và trong tài liệu vẫn còn kể rõ vì đó là nhân vật có thật:
Nữ minh tinh huyền thoại tự sát ở tuổi 25 chỉ vì một chữ "tình"
Nguyễn Linh Ngọc là nữ minh tinh nổi tiếng nhất Trung Quốc thập niên 30 nhưng cuộc đời bà lại quá gian truân.
Ngôi sao sáng nhất điện ảnh Trung Quốc thập niên 30
Nguyễn Linh Ngọc 阮玲玉 (sinh năm 1910 - mất năm 1935) là một trong những diễn viên nổi tiếng nhất của màn ảnh Trung Quốc thập niên 30 của thế kỷ trước.
Bà là đại diện cho kỷ nguyên dòng phim câm ở Trung Quốc sau huyền thoại màn ảnh khác là Hồ Điệp.
Với nhan sắc và tài năng xuất chúng của mình, Nguyễn Linh Ngọc được mệnh danh là "Ingrid Bergman của Trung Quốc".
Nguyễn Linh Ngọc
Nguyễn Linh Ngọc (阮玲玉) sinh ra ở Thượng Hải với tên khai sinh là Nguyễn Phụng Căn (阮鳳根), sau khi đi học thì đổi tên thành Nguyễn Ngọc Anh (阮玉英).
Gia đình của Nguyễn Linh Ngọc thật sự rất nghèo khó, cha là một công nhân nhưng không may đã qua đời khi bà còn rất trẻ.
Mẹ của bà chỉ là một người giúp việc nhưng rất chịu thương chịu khó, luôn cố gắng làm lụng kiếm tiền nuôi dạy bà cho đến tận khi trưởng thành.
Biết rõ hoàn cảnh của bản thân và nỗi khổ, sự cực nhọc của mẹ, Nguyễn Linh Ngọc đã cố gắng học hành để sau này kiếm tiền nuôi mẹ.
Năm 1927, Nguyễn Linh Ngọc đã được Trương Tuệ Trùng – anh chồng bà để ý đến và giới thiệu cho bà đi đóng phim.
Nguyễn Linh Ngọc khi ấy đang thiếu tiền nên bà lập tức đồng ý ngay mà không do dự, con đường diễn xuất cũng từ đỏ mà mở ra.
Nguyễn Linh Ngọc đến với sự nghiệp diễn xuất cũng chỉ vì cuộc sống
túng thiếu nhưng sau đó bà nhận ra, bà thật sự thích nghề này.
Nguyễn Linh Ngọc ký hợp đồng trở thành diễn viên của hãng phim Minh Tinh, tham gia bộ phim đầu tiên là The Couple in Name vào năm 1927.
Bà cũng được chú ý nhiều khi xuất hiện trong khá nhiều phim của hãng phim Minh Tinh như The White Cloud Pagoda (1928), Hơp đồng tự sát (1929), Kiếp hậu cô hồng (1929), Tình dục bảo giám (1929).
Tên tuổi của Nguyễn Linh Ngọc cũng bắt đầu trở nên nổi tiếng không chỉ bởi sắc đẹp mà còn bởi cả tài năng.
Năm 1930, Nguyễn Linh Ngọc chuyển sang đầu quân cho hãng phim Liên Hoa và bộ phim đầu tiên cô đóng cho hãng này là Xuân mộng cố đô.
Danh tiếng của Nguyễn Linh Ngọc càng ngày càng thăng tiến với Tình và Nghĩa vụ (1931), Three Modern Women (1933), Thần Nữ (1934),...
Với tầm ảnh hưởng của mình, Nguyễn Linh Ngọc trở thành nữ diễn viên nổi tiếng nhất điện ảnh Trung Quốc thập niên 30.
Nguyễn Linh Ngọc trong Tình và Nghĩa vụ, bộ phim nổi tiếng nhất trong
sự nghiệp diễn xuất của bà.
Không chỉ có nhan sắc, Nguyễn Linh Ngọc có diễn xuất tinh tế điêu luyện và giàu cảm xúc nên bà dễ dàng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem.
Ngay đến cả Giang Thanh, một nhà phê bình điện ảnh vô cùng khắt khe thời đó cũng phải dành tặng nhiều lời khen hoa mỹ cho Nguyễn Linh Ngọc.
Khi xuất hiện trong bộ phim Thần Nữ (1934), khán giả không khỏi xuýt xoa trước diễn xuất quá xuất sắc của Nguyễn Linh Ngọc.
Thần Nữ được coi là tuyệt phẩm của dòng phim câm thời bấy giờ, giúp Nguyễn Linh Ngọc tạo nên thành công mới trong sự nghiệp, ánh hào quang sự nghiệp của bà vẫn tiếp tục sáng chói lọi.
Nhưng sự nghiệp thành công là thế, là mỹ nhân "vạn người mê" là thế mà cuộc đời của Nguyễn Linh Ngọc lại là những mảng tối u ám, dường như chưa từng có ánh sáng nào chiếu vào được.
Thành công trong sự nghiệp nhưng Nguyễn Linh Ngọc lại lận đận tình duyên.
Tự tử ở tuổi 25 chỉ vì một chữ "tình"
Khi mới 15 tuổi, Nguyễn Linh Ngọc đã phải lòng chàng công tử phong lưu nhà giàu Trương Đạt Dân hơn mình 3 tuổi và ông đã nhiệt tình theo đuổi bà.
Người con gái trẻ khi ấy mới 15 tuổi chưa hiểu chuyện sự đời, nghe những lời mật ngọt của Trương Đạt Dân nên đã mủi lòng, nhất quyết đòi đến với ông.
Bị chính mẹ của mình và nhà họ Trương phản đối nhưng Nguyễn Linh Ngọc vẫn nhất quyết dọn đến sống chung với Trương Đạt Dân.
Nguyễn Linh Ngọc và Trương Đạt Dân dọn đến sống chung với nhau nhưng cả hai lúc này đều là những người không có nghề nghiệp.
Trương Đạt Dân tuy không có tiền nhưng lại rất thích ăn chơi trụy lạc, không lâu sau khi sống chung với Nguyễn Linh Ngọc thì bắt đầu dở tính.
Vì quá yêu Trương Đạt Dân nên Nguyễn Linh Ngọc vẫn cam chịu, bắt đầu tính đến chuyện đi làm kiếm tiền phục vụ cho chồng. Và cũng từ lúc ấy cô đã bước chân vào làng giải trí.
Sống với Trương Đạt Dân, Nguyễn Linh Ngọc bắt đầu bước vào những ngày đầu
của sự đau khổ.
Khi ấy, điện ảnh Trung Quốc bước vào thời kỳ cực thịnh nên sự nghiệp của Nguyễn Linh Ngọc cũng nhanh chóng đi đến đỉnh cao.
Năm 1932, sự biến "Nhất nhị bát" (quân Nhật tràn vào tấn công Thượng Hải ngày 28/1) đã xảy ra khiến nhiều thương nhân giàu có ở Thượng Hải đã phải chạy trốn đến Hồng Kông.
Biết không thể ở Thượng Hải được nữa, Nguyễn Linh Ngọc cùng chồng và con gái nuôi cũng phải đến Hồng Kông bắt đầu lại mọi thứ.
Khi đặt chân đến Hồng Kông, Nguyễn Linh Ngọc đã gặp được Đường Lý San, người này đã góp phần đưa cuộc sống của "ngôi sao màn bạc" nổi tiếng nhất thời ấy bước vào địa ngục không có lối thoát.
Đến Hồng Kông và gặp Đường Lý San, cuộc sống đầy đau khổ đã đến
với Nguyễn Linh Ngọc.
Đường Lý San là một thương nhân giàu có và cũng rất nổi tiếng, phất lên nhờ việc kinh doanh chè.
Ngoài ra, Đường Lý San cũng là một cổ đông lớn của hãng phim Liên Hoa, nơi mà Nguyễn Linh Ngọc đầu quân.
Lần đầu tiên gặp Nguyễn Linh Ngọc, Đường Lý San đã bị vẻ đẹp kiều diễm của nữ minh tinh thu hút và bà để lại cho ông ấn tượng rất sâu sắc.
Dù khi ấy đang hẹn hò với nữ diễn viên Trương Chức Vân nhưng Đường Lý San không ngại bỏ người tình này, tìm mọi cách để "tấn công" Nguyễn Linh Ngọc.
Lúc đó, cuộc sống hôn nhân của Nguyễn Linh Ngọc và Trương Đạt Dân đang gặp trục trặc lớn nên bà đã xiêu lòng trước Đường Lý San.
Sau đó, Nguyễn Linh Ngọc đã quyết định cùng Trương Đạt Dân ly hôn và chuyển đến sống chung như vợ chồng với Đường Lý San.
Cuộc sống hôn nhân gặp trục trặc nên không khó hiểu khi Nguyễn Linh Ngọc
dễ dàng mủi lòng trước Đường Lý San.
Trương Đạt Dân biết chuyện Nguyễn Linh Ngọc chuyển đến sống chung với Đường Lý San thì vô cùng tức giận, liên tục tìm đến bà quấy nhiễu rồi dày vò, ép bà đưa tiền cho ông ta.
Nguyễn Linh Ngọc không chịu, Trương Đạt Dân bịa ra chuyện bà ăn trộm không ít tài sản của nhà họ Trương đem cho Đường Lý San.
Không chịu để yên, Đường Lý San cũng kiện ngược Trương Đạt Dân tội bôi nhỏ danh dự, ép Nguyễn Linh Ngọc phải công khai trên báo rằng: "Tôi đang sống cùng Đường Lý San, nhưng chưa từng tặng cho anh ta món đồ nào nhà họ Trương. Chúng tôi vẫn độc lập về kinh tế."
Khi ấy, "bộ ba" Trương Đạt Dân – Nguyễn Linh Ngọc – Đường Lý San trở thành những cái tên nổi tiếng nhất và gây ầm ĩ nhất Trung Quốc.
Những tưởng mọi chuyện đến đây sẽ kết thúc, nào ngở Đường Lý San lại ngoại tình với vũ nữ có tiếng thời đó của bến Thượng Hải – Lương Trái Trân.
Tuyệt vọng vì bị phản bội, lại gặp phải những phiền muộn đời tư và áp lực từ phía dư luận vì chuyện tình ồn à, Nguyễn Linh Ngọc đã tự sát.
Ngày 8/3/1935, hàng loạt các tờ báo của Trung Quốc khi ấy đã đăng tin Nguyễn Linh Ngọc tự sát khiến công chúng hết sức bất ngờ.
Ngày đưa tang Nguyễn Linh Ngọc đã có hơn 300 nghìn người tới dự tang lễ, họ đau xót thương tiếc cho một "hồng nhan bạc mệnh" và đi theo linh cữu của bà khắp các ngõ phố ở Thượng Hải.
Cuộc đời của Nguyễn Linh Ngọc, khổ cũng chỉ bởi một chữ "tình". 10 năm một chữ "tình", minh tinh huyền thoại của Trung Quốc chưa từng có ngày nào vui vẻ thật sự.
Cùng ngắm một số hình ảnh của huyền thoại màn bạc Trung Quốc một thời!
Hoàng Linh