Dồi heo ở Việt Nam
Có nhiều giả thuyết được nêu ra cho sự xuất hiện của món ăn này trên đất Việt. Có thể đây là âm hưởng của dồi heo Boudin Noir của người Pháp truyền bá sang Việt Nam nhưng nếu tính theo nghĩa xưa của chữ dồi là nhận vào, dồn cho đầy thì cái thuyết ở trên không còn đất đứng.
Dồi heo ở thế giới
Món Blutwurst
Blutwurst của Đức có nhiều biến tấu, trong đó có phiên bản dùng tiết heo với các vật liệu nhồi như lúa mạch. Món ăn thường đã nấu chín nhưng khi ăn bao giờ cũng được hâm nóng.
Boudin thường được ăn nóng
Người Pháp gọi dồi lợn là boudin và cũng ăn nóng y hệt như Đức. Bên Pháp, boudin thường bán ở các cửa hàng thịt heo đã chế biến thành phẩm. Còn boudin noir thì thường được nhồi với táo và hành. Người Pháp cũng có nhiều phiên bản dồi heo khác nhau tuỳ theo vùng.
Bỉ và Hà Lan thì gọi dồi heo là bloedworst hay beuling. Món dồi heo xứ này có khi đường kính lát dồi to tới cả tấc, thường được chiên, ăn với nước xốt táo, đường nâu và xirô, kẹp bánh mì sandwich.
Người Ý, chính xác hơn là dân Tuscany, có món il:buristo làm từ bao tử, tiết heo và mỡ. Khi ăn không hâm và thường được phết lên bánh mì.
Tây Ban Nha cũng có nhiều phiên bản dồi heo gọi là morcilla. Nổi tiếng nhất là dồi Burgos được làm bằng tiết heo, mỡ, gạo, hành và muối.
Morcilla-dồi heo của người Tây Ban Nha
Không chịu kém, dân Bồ Đào Nha láng giềng cũng có nhiều phiên bản dồi heo, và gọi là morcela, chỉ làm thuần bằng huyết heo, được nhiều người biết đến dưới tên chouriço de sangue.
Verivorst của người dân Estonia
Dân Phần Lan lại nướng dồi heo như nướng bánh. Vật liệu để nhồi là lúa mạch đen hoặc yến mạch với hành xắt mỏng.
Riêng dân Estonia có món dồi tương tự như Phần Lan, có điểm đặc biệt là nó được xem như món ăn truyền thống dịp Giáng sinh. Dịp này, có đủ loại verivorst trong các cửa hàng, đủ dáng, đủ cỡ. Verivorst thường được nấu chín trong lò hoặc chiên trong chảo, ăn với mứt quất (lingonberry), cũng có khi ăn với bơ hoặc kem chua.
Ở Đông Âu, dồi heo được biết đến dưới cái tên kishka (nghĩa là ruột), vật liệu nhồi là tiết heo và lúa kiều mạch kasha. Sang Nga thì nó có tên krovyanka hoặc krovyanaya kolbasa, có nghĩa là xúc xích tiết.
Krovyanka
Bắc Mỹ có những món dồi heo mang âm hưởng của quê cha đất tổ châu Âu. Còn Nam Mỹ thì không thoát khỏi các phiên bản gốc từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Ở châu Á, người Trung Quốc thường gọi dồi là hồng tàu hủ, làm bằng tiết heo hoặc tiết vịt, có khi tiết gà, hoặc bò. Miền Bắc nước này còn có dồi cừu hoặc dê. Tây Tạng thì dồi bò yak. Đài Loan có dồi heo với nếp.
Sai krok lueat
Người Philippines cũng có dồi heo dinuguan (phái sinh từ dugo có nghĩa là tiết). Vì lát dồi ngả màu đen nên còn gọi trại là sôcôla thịt. Dân Java gọi dồi là saren làm bằng tiết heo hoặc gà. Thái Lan thì sai krok lueat (sai krok là xúc xích, lueat là tiết).
Trang Korea