Wednesday, February 14, 2018

THIẾU NỮ CÀI HOA


Mary là một nhân viên đồ họa có tài của công ty tôi. Hằng ngày, gần như vào đúng một giờ nhất định, cô chậm rãi bước vào phòng làm việc, với một đóa hoa cài trên mái tóc. Mary luôn cài lên tóc mình một bông hoa, bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu. Thường thì đó là một đóa hoa phù hợp với màu trang phục, cài phía sau suối tóc màu nâu hạt dẻ bóng mượt. Trong những dịp như tiệc mừng Giáng sinh tại công ty, việc cài hoa có vẻ thích hợp vì nó tạo nên không khí rộn rã, vui tươi. Nhưng trong giờ làm việc thì điều đó trở nên lạc lõng và khiến nhiều người xầm xì bàn tán, nhất là những đồng nghiệp nữ. Một vài người tỏ ra khó chịu về việc này. Họ lên án tính mơ mộng quá đà của Mary, thậm chí còn cho rằng cô ấy đã vi phạm những "nguyên tắc cần thiết" cho sự nghiêm túc trong môi trường làm việc. Chẳng ai gọi cô ấy bằng tên thật, mà bằng những biệt danh như "đóa hoa di động" hoặc "hoa nữ" mỗi khi trò chuyện với nhau, chẳng hạn như:

- Không biết đóa hoa di động đã hoàn thành bản thiết kế cho dự án Wal-Mart chưa nhỉ? - Câu hỏi như thế thường được cất lên với một nụ cười chế giễu.

- Tất nhiên là xong rồi. Cô ấy luôn làm rất xuất sắc mà.

Có thể ai đó sẽ đáp như vậy, kèm theo nụ cười thán phục. Chẳng ai có thể phàn nàn về công việc của Mary. Cô ấy thật sự có tài.

Chúng tôi luôn thắc mắc vì sao Mary lại cài hoa nhưng chưa ai hỏi thẳng Mary lý do vì sao cô lại làm như vậy. Có lẽ nếu một ngày nào đó, Mary xuất hiện mà không có bông hoa nào như thường lệ, chắc mọi người sẽ ngạc nhiên lắm.

Thế rồi một hôm, Mary không cài hoa thật. Đợi đến khi cô ấy mang bản dự án vào phòng tôi, tôi thắc mắc:

- Sao hôm nay cô không cài hoa? Tôi đã quen nhìn thấy cô cài hoa đến nỗi cảm thấy như thiếu thiếu một cái gì ấy!

- ô, vâng! - Mary lặng lẽ đáp bằng một giọng buồn buồn. Điều này thật khác với tính cách sôi nổi, trẻ trung thường ngày của cô. Tôi cảm giác có một điều gì đó hơi bất ổn.

- Cô không sao chứ? - Tôi hỏi, dù hy vọng rằng sẽ nghe thấy câu đáp: "Không sao, tôi vẫn bình thường".




Mary ngước mắt lên nhìn tôi. Nhìn thẳng vào đôi mắt nâu sậm ấy, tôi linh cảm rằng mình đã chạm vào một điều gì đó lớn lao hơn chuyện cài hoa nhiều.

- Vâng! - Cô ấy nói khẽ. - Hôm nay là ngày giỗ của mẹ tôi. Tôi rất nhớ bà. Vì thế nên tôi hơi buồn chút ít.

- Tôi hiểu rồi! - Tôi bối rối, cố tỏ ra thông cảm, nhưng cũng không muốn khuấy động thêm cảm xúc buồn rầu của cô ấy. - Tôi biết điều này thật khó khăn với cô.

- Không. Tôi không sao đâu. Tôi biết mình có vẻ đa cảm một tí. Nhưng dẫu sao, đối với tôi, hôm nay là một ngày buồn, ông biết không...

Và cô ấy bắt đầu kể cho tôi nghe câu chuyện của mình.

- Mẹ tôi bị bệnh ung thư. Bà mất lúc tôi chỉ vừa mười lăm tuổi. Đó là một cú sốc quá lớn với tôi, bởi vì mẹ con tôi rất gần gũi nhau. Mẹ rất yêu và hiểu tôi. Khi biết mình sắp chết, bà đã thu lại những lời chúc và nhắn nhủ dành cho mỗi sinh nhật của tôi, từ năm tôi mười sáu tới năm tôi hai mươi lăm tuổi. Hôm nay là sinh nhật lần thứ hai mươi lăm của tôi. Hồi sáng, tôi đã xem cuốn băng video cuối cùng bà chuẩn bị.

- ô, tôi thật sự cảm động khi biết chuyện này.

- Tôi nói, lần này với sự cảm thông sâu sắc trước tâm trạng của Mary.

- Cám ơn lòng tốt của ông. Thật ra, hôm nay tôi không cài hoa cũng có lý do riêng. Khi tôi còn bé, mẹ thường cài hoa lên tóc tôi. Một ngày nọ, khi bà đang nằm viện, tôi mang vào cho bà một bó hoa hồng mới hái ở vườn nhà. Cầm bó hoa trên tay, mẹ đưa tới gần mũi để có thể ngửi thấy mùi thơm của nó. Thế rồi bà rút ra một bông, kéo tôi lại gần. Bà vuốt tóc tôi, cài bông hoa ấy lên tóc tôi, như bà vẫn hay làm hồi tôi còn nhỏ xíu. Cuối ngày hôm ấy bà mất.

Nước mắt Mary lăn tròn.

- Thế là từ đó trở đi tôi luôn cài một bông hoa trên tóc - nó làm tôi có cảm giác như mẹ vẫn còn ở bên tôi, dù chỉ vẻ mặt tinh thần. Thế nhưng... - cô thở dài. - Hôm nay, trong cuốn video dành cho ngày sinh nhật thứ hai mươi lăm của tôi, mẹ nói rằng bà rất tiếc vì không được ở bên cạnh chăm sóc, bảo ban cho tới khi tôi thực sự trưởng thành. Bà muốn nhìn thấy một dấu hiệu thuyết phục nào đó để chứng tỏ tôi không còn bé bỏng nữa.



Tôi gật đầu đồng tình:

- Tôi hiểu, đó là mong muốn của tất cả những người mẹ.

- Vì thế tôi suy nghĩ, dấu hiệu mà tôi có thể dành cho mẹ là gì? Đó chính là việc cài hoa. Tôi từ bỏ thói quen từ xưa đến nay của mình, một dấu hiệu để chứng tỏ với mẹ rằng tôi đã hoàn toàn trưởng thành.

Đôi mắt mơ màng với dòng hồi tưởng, Mary nói tiếp:

- Tôi thật may mắn được làm con của mẹ. Nhưng tôi không cần phải cài hoa để nhắc nhở mình về những kỷ niệm ngày xưa nữa. Đó chỉ là dấu hiệu bên ngoài của những ký ức quý giá về mẹ

- chúng vẫn ở mãi trong tim tôi dù tôi không còn cài hoa lên tóc. Ô, đây là bản dự án. Tôi mong là ông sẽ hài lòng về nó.

Mary trao cho tôi bộ hồ sơ đã chuẩn bị chu đáo, có chữ ký của cô và hình một đóa hoa nhỏ vẽ tay bên dưới - ký hiệu của riêng cô.

Không biết bao nhiêu lần tôi đã nghe câu: "Đừng bao giờ phán xét người khác khi chưa hiểu rõ về họ", vậy mà tôi đã không làm được như vậy. Tôi đã đánh giá một cách sai lầm về cô gái trẻ này, đã khó chịu với việc cài hoa của cô khi chưa hiểu rõ về nguyên nhân sâu xa của nó. Tôi từng tự hào cho rằng mình hiểu biết và nắm vững từng chi tiết của công ty, biết chính xác vai trò, chức năng của từng người một, nhưng chỉ một tâm tư nhỏ của cô nhân viên có năng lực nhất, tôi lại không buồn tìm hiểu. Thật là sai lầm khi tôi từng cho rằng đời sống cá nhân của một người không liên quan gì đến công việc của họ, vì thế nên vứt bỏ tất cả lại trước khi bước vào cánh cửa văn phòng. Nhưng Mary đã dạy cho tôi được nhiều điều. Hôm ấy, tôi đã biết rằng đóa hoa mà cô gái trẻ ấy cài trên tóc là biểu tượng cho tình yêu dạt dào của cô, là cách thức để cô duy trì sự gắn bó với người mẹ trẻ đã mất đi khi cô còn thơ ấu.

Tôi chăm chú xem bản dự án của Mary, vô cùng hài lòng vì nó đã được thực hiện bởi một người sáng tạo, kỹ lưỡng và có một chiều sâu tâm hồn cũng như năng lực cảm xúc tuyệt vời. Các công trình của cô ấy luôn luôn xuất sắc, bởi cô luôn sống bằng trọn vẹn trái tim mình. Đó là một bài học để nhắc tôi nhớ rằng, bản thân mình cũng cần phải sống bằng trọn vẹn trái tim.


"Tình yêu thương đến chẳng vì một lý do nào, nhưng bất cứ một nguyên nhân nào dù nhỏ bé cũng có thể bắt đầu cho một tình yêu. "- Khuyết danh
Thành Nhân 
Theo: Flower In Her Hair



The Flower in Her Hair 


She always wore a flower in her hair. Always. Mostly I thought it looked strange. A flower in midday? To work? To professional meetings? She was an aspiring graphic designer in the large, busy office where I worked. Every day she’d sail into the office with its ultramodern crisp decor, wearing a flower in her shoulder­length hair. Usually color­coordinated with her otherwise suitable attire, it bloomed, a small parasol of vivid color, pinned to the large backdrop of dark brunette waves. There were times, like at the company Christmas party, where the flower added a touch of festivity and seemed appropriate. But to work, it just seemed out of place. Some of the more “professionally­minded” women in the office were practically indignant about it, and thought someone ought to take her aside and inform her of the “rules” in being “taken seriously” in the business world. Others among us, myself included, thought it just an odd quirk and privately referred to her as “flower power” or “girl flower.”

“Has flower power completed the preliminary design on the Wal­Mart project?” one of us would ask the other, with a small lopsided smile.

“Of course. It turned out great—her work has really blossomed,” might be the reply, housed in patronizing smiles of shared amusement. We thought our mockery innocent at the time. To my knowledge no one had questioned the young woman as to why a flower accompanied her to work each day. In fact, we probably would have been more inclined to question her had she shown up without it.

Which she did one day. When she delivered a project to my office, I queried. “I noticed there is no flower in your hair today,” I said casually. “I’m so used to seeing you wear one that it almost seems as if something is missing.”

“Oh, yes,” she replied quietly, in a rather somber tone. This was a departure from her usual bright and perky personality. The pregnant pause that followed blared loudly, prompting me to ask, “Are you okay?” Though I was hoping for a “Yes, I’m fine” response, intuitively, I knew I had treaded onto something bigger than a missing flower.

“Oh,” she said softly, with an expression encumbered with recollection and sorrow. “Today is the anniversary of my mother’s death. I miss her so much. I guess I’m a bit blue.”

“I understand,” I said, feeling compassion for her but not wanting to wade into emotional waters. “I’m sure it’s very difficult for you to talk about,” I continued, the business part of me hoping she would agree, but my heart understanding that there was more.

“No. It’s okay, really. I know that I’m extraordinarily sensitive today. This is a day of mourning, I suppose. You see . . .” and she began to tell me the story.



“My mother knew that she was losing her life to cancer. Eventually, she died. I was 15 at the time. We were very close. She was so loving, so giving. Because she knew she was dying, she prerecorded a birthday message I was to watch every year on my birthday, from age 16 until I reached 25. Today is my 25th birthday, and this morning I watched the video she prepared for this day. I guess I’m still digesting it. And wishing she were alive.”

“Well, my heart goes out to you,” I said, feeling a great deal of empathy for her.

“Thank you for your kindness,” she said. “Oh, and about the missing flower you asked about. When I was a little girl, my mother would often put flowers in my hair. One day when she was in the hospital, I took her this beautiful large rose from her garden. As I held it up to her nose so she could smell it, she took it from me, and without saying a word, pulled me close to her, stroking my hair and brushing it from my face, placed it in my hair, just as she had done when I was little. She died later that day.” Tears came to her eyes as she added, “I’ve just always worn a flower in my hair since—it made me feel as though she were with me, if only in spirit. But,” she sighed, “today, as I watched the video designed for me on this birthday, in it she said she was sorry for not being able to be there for me as I grew up, that she hoped she had been a good parent, and that she would like a sign that I was becoming self­sufficient. That’s the way my mother thought—the way she talked.” She looked at me, smiling fondly at the memory. “She was so wise.”

I nodded, agreeing. “Yes, she sounds very wise.”

“So I thought, a sign, what could it be? And it seemed it was the flower that had to go. But I’ll miss it, and what it represents.”

Her hazel eyes gazed off in recollection as she continued. “I was so lucky to have had her.” Her voice trailed off and she met my eyes again, then smiled sadly. “But I don’t need to wear a flower to be reminded of these things. I really do know that. It was just an outward sign of my treasured memories—they’re still there even with the flower gone . . . but still, I will miss it . . . Oh, here’s the project. I hope it meets with your approval.” She handed me the neatly prepared folder, signed, with a hand­drawn flower, her signature trademark, below her name.

When I was young, I remember hearing the phrase, “Never judge another person until you’ve walked a mile in his shoes.” I thought about all the times I had been insensitive about this young woman with the flower in her hair, and how tragic it was that I had done this in the absence of information, not knowing the young woman’s fate and the cross that was hers to bear. I prided myself on knowing intricately each facet of my company, and knew precisely how each role and function contributed to the next. How tragic for me that I had bought into the notion that a person’s personal life was unrelated to her professional life, and was to be left at the door when entering corporate life. That day I knew that the flower this young woman wore in her hair was symbolic of her outpouring of love—a way for her to stay connected to the young mother she had lost when she herself was a young girl.



I looked over the project she had completed, and felt honored that it had been treated by one with such depth and capacity for feeling . . . of being. No wonder her work was consistently excellent. She lived in her heart daily. And caused me to revisit mine.


Bettie B. Youngs 
From Gifts of the Heart