Thursday, February 15, 2018

THÔN "THÁI CỰC" Ở TRUNG QUỐC

Thật khó mà tin rằng sau khi trải qua một quá trình cải tạo lại thiết kế và bố cục dựa trên Thái Cực Tinh Tượng Đồ (bản đồ chiêm tinh Thái Cực) của Đạo giáo Trung Quốc, một ngôi làng nhỏ đã từng thường xuyên bị hạn hán và lũ lụt, trong hơn 600 năm qua chưa từng trải qua bất kỳ một cơn hạn hán hay một trận lũ lụt nào. Cũng kể từ đó, người dân làng được an cư lạc nghiệp, kèm theo đó là rất nhiều hiện tượng kỳ bí khó mà tin được. Được phát hiện cách đây không lâu tại huyện Vũ Nghĩa, trung tâm tỉnh Chiết Giang, đó chính là thôn Du Nguyên, mang theo trong mình nhiều sắc thái thần bí của Đạo giáo.


Những cánh đồng được tạo hình để thể hiện Thái Cực đồ, nhà cửa được quy hoạch chiểu theo chiêm tinh học

Từ trên đồi Mộng San phía sau lưng thôn Du Nguyên nhìn xuống, người ta thấy một dòng suối từ lòng núi chảy vào trong làng từ hướng Đông Nam. Dòng suối này đổi qua hướng chảy từ Đông sang Tây, cắt ngang thôn làng cho tới chân đồi ở tận cùng phía Tây, rồi lại đổi dòng sang hướng Bắc và tạo thành một hình chữ “S” trước khi rời khỏi thôn để chảy vào đồng ruộng. Dòng suối hình chữ “S” cũng với những vùng đồi bao quanh đã tạo nên một Thái Cực đồ hình khổng lồ ngay tại cổng thôn. Dòng suối chữ “S” là đường cong tách rời Âm và Dương, chia những cánh đồng ra thành “lưỡng nghi” (hai cực hoặc hai nửa Âm Dương ngư hình con cá) của Thái Cực. Con cá Âm ở phía Nam của dòng suối được bao phủ bởi các loại cây cổ thụ mọc vươn cao, có một con đường chạy dọc theo khóe “mắt” của con cá. Con cá Dương nằm ở phía Bắc của dòng chảy là một cánh đồng lúa trù phú, với các loại cây hoa màu trên cạn được trồng ở “mắt” của con cá. Thái Cực đồ hình này có đường kính 320 mét, chiếm diện tích 8 héc-ta. Theo dân gian lưu truyền về việc đặt Thái Cực đồ hình tại cổng vào phía Bắc của thôn, chính là được thiết kế với hai lý do: thứ nhất là để chặn không khí lạnh từ phương Bắc và “tà khí” ["khí" nghĩa là sinh lực], và thứ hai là để dựng lên một “tấm chắn khí” để ngăn không cho vận may và “chính khí” của thôn bị phát tiết ra ngoài.




Kết quả khảo sát của các chuyên gia còn tiết lộ rằng tất cả nhà cửa trong thôn Du Nguyên đều được bố cục chiểu theo tinh tượng đồ (bản đồ chiêm tinh) của “Thiên Cang dẫn nhị thập bát tú, Hoàng đạo thập nhị cung hoàn nhiễu” (Thiên Cang dẫn dắt 28 vì tinh tú, bao bọc bởi 12 cung Hoàng đạo), giống hệt như những gì khai quật được trong mộ Liêu ở Tuyên Hóa, tỉnh Hồ Bắc vào năm 1974. Thái Cực đồ hình tại cổng thôn là “cung Song Ngư” cùng với 11 ngọn đồi xung quanh thôn tạo thành 12 cung Hoàng đạo. Còn 28 nhóm công trình cổ trong thôn được quy hoạch căn cứ theo sự bài trí của 7 ngôi sao Thanh Long ở phương Đông, 7 ngôi sao Huyền Vũ ở phương Bắc, 7 ngôi sao Bạch Hổ ở phương Tây, và 7 ngôi sao Chu Tước ở phương Nam, và 7 ao nước (còn gọi là “Thất Tinh Đường” hay “Các ao nước của 7 ngôi sao”) trong thôn được xếp theo trình tự của 7 ngôi sao chính của chòm sao Đại Hùng, tất cả chúng tạo nên hình ảnh của Thiên Cang dẫn dắt 28 vì tinh tú [Chú thích của dịch giả: Thiên Cang là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Đại Hùng hay còn gọi là sao Bắc Đẩu]. Xảo diệu hơn nữa, sao Khuê ở phần đầu của Bạch Hổ phương Tây lại nằm gọn bên trong “cái đấu” của chòm sao Đại Hùng.




Nhiều ẩn đố khó lý giải


Thôn Du Nguyên có dân số hơn 2.000 người sống trong hơn 700 hộ gia đình. Đây là nhóm các gia đình sống chung mang họ “Du” lớn nhất Trung Quốc ngày nay. Theo dân làng thuật lại, bố cục của thôn do đích thân Lưu Bá Ôn (còn gọi là Lưu Cơ) – cố vấn trụ cột cho Hoàng đế đầu tiên của triều Minh. Lưu Bá Ôn là một nhà chiến lược gia, nhà lập pháp trứ danh trong lịch sử Trung Quốc, tinh thông phong thủy và các thuật loại khác. Hình tượng của ông theo truyền thuyết dân gian miêu tả là một người đa mưu túc trí, có cốt cách của thần tiên, và là một nhân vật được trọng vọng giống như Gia Cát Lượng [một chiến lược gia, quân sư trong thời kỳ Tam Quốc của lịch sử Trung Quốc]. Theo như ghi chép trong “Du Thị Tông Phổ” (gia phả họ Du), Du Lai, con trai đời thứ 5 của gia tộc họ Du trong thôn Du Nguyên, đã từng là bạn đồng môn và là bằng hữu rất thân thiết với Lưu Bá Ôn. Vào năm Chí Chính thứ 9 (1349), khi Lưu Bá Ôn từ chức quan và lui về quê nhà, ông dừng chân tại thôn Du Nguyên để thăm Du Lai. Thời đó thôn Du Nguyên thường xuyên phải hứng chịu hạn hán, ngập lụt, hỏa hoạn và dịch bệnh, và dân làng phải rất vất vả để cầm cự mạng sống. Du Lai nhờ Lưu Bá Ôn tìm kế sách. Nhờ vào trí tuệ tinh thông thiên văn địa lý của mình, sau khi khảo sát chi tiết địa thế nơi ấy, Lưu Bá Ôn phán rằng: Thôn Du Nguyên được bao bọc bởi 11 ngọn núi, sở hữu “khí” [năng lượng sống] của sự tài hoa và vận may, nhưng do dòng suối chảy thẳng một mạch xuyên qua làng tạo thành “ngạnh” (khắc nghiệt), làm tẩu tán “khí” tốt ra khỏi thôn. Nếu thay đổi sao cho dòng suối chảy uốn cong vào thôn, dựa theo bố cục của Thái Cực, cùng với 11 ngọn đồi hình thành nên 12 cung Hoàng đạo, thì “khí” tốt của thôn sẽ được bảo trì. Sau đó ông thiết kế ra bố cục Thiên Cang dẫn nhị thập tú, khuyên dân làng đào 7 ao nước mới trong thôn Du Nguyên và đối chiếu chúng với hình dạng của chòm sao Đại Hùng, đồng thời yêu cầu hậu duệ của dòng họ Du khi xây dựng thôn làng phải tuân thủ nghiêm ngặt theo cách bài trí này.




Thật đáng kinh ngạc, kể từ đó, thôn Du Nguyên không còn phải bận tâm về hạn hán và lũ lụt nữa, mà họ luôn sống trong hòa bình và thịnh vượng. Không chỉ giàu mạnh về kinh tế lâu dài từ triều Minh sang triều Thanh, thôn còn sản sinh ra 260 nhân vật đỗ đạt cao được bổ nhiệm vào các vị trí khác nhau của triều đình hay còn gọi là tước vị [thượng thư, đại phu, phủ đài, tri huyện, tiến sĩ, cử nhân, v.v] và được ca tụng là “phong thủy bảo địa”, nghĩa là nơi có người tài và đất quý. Phép màu không phải chỉ có thế: cũng kể từ đó, thôn Du Nguyên luôn có mưa vào ngày 26 của tháng thứ 6 Âm lịch và không có ngoại lệ; 8 con cá chép điêu khắc bằng gỗ trong Thanh Viễn Đường luôn thay đổi màu sắc tương ứng với sự luân chuyển của các mùa; trong số những cây sồi trắng mọc trên phần đất hình con cá Âm của Thái Cực đồ tại cổng thôn, có một cây đã hơn 600 tuổi và cao 27 mét, được mệnh danh là “Bạch Lịch vương” ở tỉnh Chiết Giang; còn về cái ao thứ 3 tên Ngọc Hành Đường của Thất Tinh Đường, hễ khi nào dân làng cố lấp nó lại để xây nhà cửa lên trên thì chắc chắn sẽ có hỏa hoạn. Còn có khoảng 20 đến 30 điều kỳ lạ khác ở thôn Du Nguyên kích thích trí tưởng tượng và suy đoán của người ta về ngôi làng đặc biệt này.

Dù sao đi nữa, chúng ta vẫn không thể không đặt ra câu hỏi rằng, có lẽ nào tất cả những việc này chỉ đơn giản là một minh chứng rõ ràng cho thuật phong thủy cổ xưa?



Tác giả: Nhất Như
Theo Chánh Kiến


不可思议的中国“太极村”
作者: 一如


有谁能够相信,一个曾经被旱涝肆虐的小村落,在按照中国道教的太极星象图重新设计布局后,在此后的600多年中再没有发生过一次旱涝之灾,百姓从此安居乐业,而且村中还出现了许多不可思议的奇异现象。不久前,在浙江省中部的武义县就发现了这样一个笼罩着浓厚道教神秘色彩的古村落---俞源村。

巨大的田野太极图、民居按天体星象排列
 

从俞源村后的梦山岗高处俯瞰,一条山溪从村庄东南方流入,改为东西方向横穿村子,直至村西山脚,复折向北至村口,呈「S」形流向村外田野,「S」形的溪流与四周环山在村口勾勒出一个巨大的太极图。而「S」形溪流正好是一条阴阳鱼界限,把田野分割成「太极两仪」。溪南「阴鱼」古树参天,鱼眼处现有公路穿过;溪北「阳鱼」稻谷金黄,鱼眼处种着旱地作物。经仪器测量,太极图直径为320米,面积8公顷。据说,太极图置于村北口子上,一则可以档住北方的寒冷空气和「邪气」,二则好似一座「气坝」,防止村庄祥瑞之气外泄。




专家们进一步考证后发现,俞源村的居民布局是按中国古代的天体星象图「天罡引二十八宿,黄道十二宫环绕」来排列的,与1974年在河北宣化辽墓中出土的星象图的排列完全一致。村口的太极图即环绕俞源村的「双鱼宫」,与围绕村子的十一道山岗正好组成「黄道十二宫」。村中的28处古建筑群则按东方苍龙七宿、北方玄武七宿、西方白虎七宿和南方朱雀七宿的方位排列,七口水塘(又名「七星塘」)呈北斗七星状排列,组成「天罡引二十八宿」的布局。更为巧妙的是,2位于西方「白虎」之首「奎」宿的俞氏宗祠恰好装在北斗星的「斗」内。

诸多谜团难以破解 

俞源村是个有700多户人家、2000多人的古村落,是目前中国最大的俞姓聚居地。据村里人讲,俞源村的布局是中国明代开国元勋刘伯温亲自设计的。刘伯温是中国历史上著名的政治家和战略家,精通堪舆(风水)之术,在民间传说中被描绘成仙风道骨、足智多谋,是个诸葛亮式的传奇人物。据《俞氏宗谱》上讲,俞源村俞氏的第五代孙俞涞与刘伯温青年时乃同窗好友,交游甚密。元末至正九年(1349),刘伯温辞官归里,路过俞源探望俞涞,当时俞源旱涝不断、火灾频发、瘟疫流行,民不聊生。俞涞请刘伯温帮忙想想办法。精通天文地理的刘伯温经过仔细勘察,认为俞源四周有十一道山岗环绕,有灵瑞之气,但村中的溪流太直太「硬」,把瑞气都带走了,若将村口溪流改为曲溪,设计成太极图,与十一道山岗形成黄道十二宫,就能把村中的瑞气留住。他还进一步设计了天罡引二十八宿的村庄布局,在村中按北斗星状挖出了7口池塘,要求俞氏后代按他的布局建造房屋。



令人惊奇的是,从此之后,俞源村旱涝无虞,村泰民富,不仅在明清两代富甲一方,而且还出了尚书、大夫、抚台、知县、进士、举人等260多人,被认为人杰地灵的“风水宝地”。

怪事当然还不只这些:俞源村每年农历六月二十六必定下雨,大旱之年也不例外;“声远堂”的8条木雕鲤鱼会随季节而变换颜色;村口太极图阴鱼中的那棵600多年树龄的白栎树长到27米高,被称为浙江的“白栎王”;七星塘中的第三口“玉衡塘”,每当村民填塘造房,必遭火灾,屡试不爽……据说,俞源这样的谜团有二三十个,令后人对它充满了种种猜测和幻想。

然而,人们也不禁产生了疑问,这难道仅仅是古代堪舆术的一次成功演练吗?

“太极村”的设计暗合生态保护 


有关专家分析认为,刘伯温按天体星象原理规划俞源村布局,意在营造良好的风水环境,事实已具有朴素的生态学意义,是古代生态环境意识在村落建设上的体现。

首先,在村口造一个太极图是建立在科学基础上的水利改造工程。俞源村在地形几乎是四面环山,仅在北面有一个小缺口,整个村庄就像一只口小肚大的瓶子,一条小溪就从瓶颈处笔直地流出村外。雨季时,每当大雨过后,山上的水纷纷涌入小溪,溪水流量陡然增加。由于出口狭小,溪道笔直,溪水下泄速度极快,在短时间内瓶颈处就会滞留大量溪水,进而造成漫溢,形成涝灾。



刘伯温将溪流改成S形,就是要把溪道变长,溪道容积加大,可使溪水下泄速度减缓,使瓶颈口处的水量不至暴积,溪水可以缓缓流出村庄。在村内民居上发现的30个太极图可以说明,太极文化已完全融入了村民的日常生活中,为村民们认同和崇拜。

同样,刘伯温用黄道十二宫的理论把环绕俞源的山岗变成了「神山」,培育了村民保护山林的生态意识,从而世世代代禁绝了滥砍山林,改善了小溪源头的生态环境,从根本上消除了山洪下泻、溪流泛滥的诱因。据史书记载,刘伯温的好友俞涞还带头在家乡营造过两片人工林近5公顷。这样做了还不够,刘伯温让人在村内挖了7口池塘,作旱时救旱、火灾时救火之用。刘伯温却把它们按北斗七星状排列,名之曰「七星塘」,进而将村落的民居全部按天罡引二十八宿排列……。中国历史地理学界权威、浙江大学终身教授陈桥驿考察后认为,俞源可称为中国古代村落生态建设的典范。

作者: 一如




No comments: