Sunday, February 11, 2018

THÀNH THẬT VỚI CHÍNH MÌNH

Lần đầu tiên nghe nữ nghệ sĩ Bạch Tuyết nói chuyện đạo, có nghe chị nói một đoạn mà tới bây giờ mới hiểu rõ: một trong ngũ giới của Phật là "cấm nói dối". Hồi nào cũng nghĩ là mình không được gian dối với người khác nhưng thật ra đỉnh cao và đúng ý nghĩa là mình không được tự lừa dối mình, có như thế thân tâm mới thật sự an lạc.


THÀNH THẬT VỚI CHÍNH MÌNH

Không có một nguyên tắc chuẩn xác nào để giúp ta biết khi nào phải thành thật, hay phải thành thật tới mức độ nào.

Bởi vì quan niệm về giá trị hạnh phúc của mỗi người mỗi khác nhau.

Nếu ta cho rằng hạnh phúc là có được thật nhiều tiền bạc hay quyền lực, thì chắc chắn ta không thể nào đem lòng thành thật ra như một loại bảo bối để ứng phó giữa những cuộc cạnh tranh khốc liệt của cuộc sống.

Chỉ có kẻ nào thấy được hạnh phúc chân thật từ chính cõi lòng bình yên, từ việc buông bỏ bớt những mong cầu hay chống đối không cần thiết thì họ mới kiên quyết bảo vệ tâm hồn mình.

Họ thà chấp nhận để cho việc hư chứ nhất định không để cho tâm mình hư. Bởi tâm hư khó sửa gấp trăm ngàn lần so với việc hư. Và nếu việc thành mà tâm hư thì ta cũng chẳng thể nào hạnh phúc được.

Thế nhưng, lắm lúc ta lại hoang mang đứng trước sự chọn lựa nên giữ gìn lòng thành thật hay tiếp tục bước vào vai diễn để có thêm quyền lợi. Bởi vì không phải lúc nào nội lực của ta cũng đủ mạnh để chế ngự những lực hấp dẫn bên ngoài kích động vào hạt giống tham lam của mình.


Đó thật sự là một cuộc tranh đấu rất cam go.

Kẻ nào có ý chí mạnh mê hướng tới giá trị cao cả của cuộc sống thì mới hy vọng bảo vệ được lý trí sáng suốt của mình. Nhưng thực tế cho thấy không phải lúc nào sử dụng ý chí cũng thành công.

Ta không thể gắng gượng áp đặt chân lý tốt đẹp vào nhận thức của mình khi nó đang rơi xuống một vị trí quá thấp.

Cho dù ta đã quyết lòng muốn sống với tâm chân thật, thì năng lượng của thói quen sống che đậy và giả dối vẫn có thể hạ gục ý chí của ta như thường.

Vậy muốn làm chủ bản thân thì ta phải hiểu được chính mình. Muốn hiểu được chính mình thì ta không được dùng ý chí để nhồi nặn tâm mình thành ra một sản phẩm tót đẹp để rỏi tự lừa dối mình. Ta tức giận mà không chịu nhận là mình đang tức giận.

Ta ganh tỵ mà cố nghĩ là mình đang phấn đấu thi đua.

Ta hèn yếu mà lại cho rằng mình đang nhịn nhục.


Lý do ta khống thấy được chính mình đó là do sự can thiệp quá vội vàng của ý chí. Bởi ý chí là năng lực hướng tới sự tốt đẹp, nó được làm ra từ những kinh nghiệm và kiến thức tích lũy.

Trong khi thực tại lại là một cái gì đó rất khác với trình độ ý chí. Mà bản thân của ý chí cũng chỉ có thể kìm hãm sự phát triển của phiền não chứ không thể nào chuyển hóa được chúng. Cho nên, ý chí không những không giúp được ta trong trường hợp này mà còn khiến ta đánh giá sai lệch vẻ trình độ của mình.

Ta sẽ trở nên chủ quan và sẽ bất ngờ trước những phản ứng vụng vẻ đến tệ lậu của mình mà không hiểu tại sao.

Vì thế, nhìn vào tâm thức của mình cũng cần có thái độ thành thật.

Khi ta chưa biết cách tháo gỡ đúng đắn thì hãy quan sát nó như chính nó đang là.

Đừng bắt ép nó phải thế này hay thế kia.

Cái nhìn thành thật ấy thường được gọi là trục giấc – nhìn như mới nhìn lần đâu tiên. Đó là cái nhìn chưa đi qua sự nhồi nặn của tâm tưởng, cái nhìn không mang theo thái độ bảo vệ cái tôi của mình.

Loại trừ được thái độ yêu thích hay ghét bỏ trong khi quan sát tâm mình thì chắc chán ta sẽ thấy rõ chân tướng của nó. Ta sẽ thấy rõ nguyên nhân sâu xa nào đã thúc đẩy và tạo nên những tâm lý mình đang có.

Chỉ cần im lặng và thong thả quan sát như xem cuốn phim đang từ từ mở ra thì ta sê thấu hiểu được từng mảnh tâm lý từ thô lậu đến tinh tế. Điều này phải cần đến quá trình luyện tập kiên trì chứ không thể nào thành công mau chóng được.


Tuy nhiên, khi ta bát đảu thành thật với chính mình, chấp nhận những gì mình đang có rồi mới tìm cách tháo gỡ thay vì phủ nhận hay đàn áp, thì đó đã là bước tiến cực kỳ quan trọng của công trình chuyển hóa tâm tính rồi.

Trong quá khứ, ta cũng đã từng quyết tâm cải thiện mình. Nhưng trải qua nhiều năm tháng mà ta chẳng tiến được bước nào, đỏi khi lại còn bị lui sụt. Nguyên nhân lớn nhất là do ta chỉ dùng toàn ý chí, không chấp nhận trình độ mình đang có.

Thậm chí, ta còn khinh ghét bản thân mình, luôn mặc cảm khi nhìn thấy những năng lượng xấu xuất hiện trong tâm.

Nên nhớ, đó là kết quả của lối sống thiếu tỉnh thức của chính ta.

Huệ Minh