– Tôi hỏi mấy ông, bây giờ là thời nào rồi mà người đời cứ lôi chuyện hồi nẳm tôi đi kinh lý ra chửi “Thấy dân đang cấy lúa rét run cầm cập, tôi chấm cây ba toong xuống nước, nói “tao thấy có lạnh đâu nà!”
– Phải – một ông đại biểu nói – Chuyện ông thấm gì với chuyện bắn pháo hoa cho dân nghèo thưởng thức, và xây tượng đài nghìn tỉ cho dân chiêm ngưỡng trong cơn đói!
Ông Quan Thanh Liêm thủng thẳng lên tiếng:
– Tôi còn ấm ức hơn ông. Chỉ có mỗi chuyện, tôi không nói tuổi sửu để người ta tặng con trâu vàng, mà nói tuổi thật là con chuột, bé tí, món quà chẳng có bao nhiêu vàng nên bị bà vợ chì chiết mãi.
Các quan khác đồng thanh: “Ờ, giờ bọn đương nhiệm còn đòi toàn… trâu sắt BMW, Audi… không hà. Mỗi con cỡ vài chục đến trăm nghìn đô”.
Một tiếng hắng giọng uy nghiêm vang lên:
– Các ông thôi đi!
Mọi người hết hồn, quay lại. Người đàn ông phong thái công chức, vai co, cổ rụt, từ từ đi tới. Đám đông nhận ra ông ta là nhân vật chính trong câu chuyện tiếu lâm Liên Xô: “Ai không biết quản trị, không hiểu gì về kế toán, tài chánh, không làm được việc văn phòng… thì cho làm trưởng ban thanh tra”. Ngài trưởng ban thanh tra từ từ lên tiếng.
– Hậu sinh khả uý là chuyện đáng mừng, là hồng phúc của dân tộc. Càng ngày nó đòi càng nhiều, càng thông minh thì sao các ông lại chê trách chúng nó.
Quan huyện:
– Ủa, vậy tóm lại, ai phải chịu trách nhiệm khi người đời cứ lôi chuyện cũ xì của chúng ta ra chửi rủa?
– Còn phải hỏi? – Đám đông đồng thanh hô – Lỗi này là tại… các nhà văn!
Người hóng chuyện
Nguồn: Thế Giới Hội Nhập
No comments:
Post a Comment