Tuesday, February 13, 2018

NGHIÊN CỨU VỀ CÁI ĐỊT


Lời phi "ngựa" của nhà "dịch vật" Gia Cát Mỗ:

Một đề tài thông thường phổ biến trong dân gian theo lối truyền khẩu là CÁI ĐỊT mà nay lại được anh chàng Mỹ nào đó đưa vào văn tự. Đọc xong thấy ngồ ngộ nên Gia Cát Mỗ liền bày trò dịch vật cho làng coi chơi.


"Au crépuscule de la vie" mà lại còn thức khuya làm việc thì sai lầm - nếu có - chẳng qua là chuyện "ắt có và đủ". Mong được sửa sai và chỉ giáo.
Xin đa tạ !

Gia Cát Mỗ


Cái địt là cái trời cho
Ai mà không địt ốm o gầy mòn

(ca dao)

Cái chi trong hũ bay ra
Đố ai bắt được cho ba chục đồng

(ca dao)

Cho dù bạn cố gắng để che giấu hay không, ai ai cũng phải địt. Đó là chuyện mọi người đều làm. Chỉ là một hoạt động thường nhật như vậy - người trung bình đều địt từ 10 đến 20 lần mỗi ngày - mà có rất nhiều điều về cái địt bạn có thể chưa hề biết đến.

Là một phần của nghiên cứu khoa vi sinh - cộng đồng phong phú của vi khuẩn sống trong khắp cơ thể của bạn - các khoa học gia đã học được nhiều điều thú vị về các vi khuẩn tạo ra khí trong ruột của bạn. Sau đây là 9 điều quan trọng cần biết về chứng đầy hơi.

1. Mỗi ngày bạn sản xuất khoảng 500-1500 ml khí trong ruột, và tống nó ra trong 10-20 lần địt.


Theo bạn thì thống kê này nhiều hơn mình nghĩ, nhưng đó là con số chính xác trong các nghiên cứu có kiểm soát. Số lượng đáng ngạc nhiên thật nhưng là kết tinh của vi khuẩn sống trong ruột bạn khi chúng tiêu hóa hầu hết các thực phẩm bạn ăn, theo Purna Kashyap - chuyên gia nghiên cứu ruột và dạ dày của Mayo Clinic.

Ông ta nói: "Có rất nhiều hợp chất hữu cơ (carbohydrates) mà chúng ta tiêu thụ - tiềm ẩn trong rau quả, ngũ cốc, và các loại trái cây - mà cơ thể chúng ta không có hóa chất(enzyme) cần thiết để tiêu hóa". "Chúng ở trong ruột già, nơi vi khuẩn tách chúng ra và sử dụng qua quá trình lên men, tạo thành năng lượng. Là một sản phẩm phụ, chúng sản xuấ ra hơi khí."


Phần lớn do các loại thực phẩm có chứa chất hữu cơ (carbs) phức tạp mà chúng ta không thể tiêu hóa hoàn toàn như hầu hết các loại đậu, các thứ rau, và bất cứ ngũ cốc nào còn nguyên hạt. Trong ruột mọi người đều sản xuất vào khoảng từ 500 đến 1500 ml hơi địt hàng ngày - tương đương với một nửa chai nước ngọt hai lít mà ta thường thấy.

2. 99 phần trăm hơi địt của bạn không có mùi hôi.


Một trong những lý do mà nình chứa trong bụng nhiều hơi địt hơn mình tưởng vì chúng hầu như không nặng mùi. Ruột già tạo nên gần đến 99% hơi địt (Cộng thêm dưỡng khí ta nuốt vào - sẽ nói thêm phần dưới)

Các khí hơi này không có mùi nên ngay cả khi địt rồi chúng ta cũng không ngửi thấy. Nghiên cứu nhận thấy là khi 1% hơi địt có chứa lưu huỳnh như hydrogen sulfate thì mới nặng mùi thúi. 

Cuộc nghiên cứu này tự bản chất nó thiệt lạ lùng: cho hai người bình phẩm bằng cách ngửi hơi địt của 16 người tham gia thử nghiệm sau khi cho họ ăn đậu rồi địt trong quần nhựa giữ kín hơi.


Ghi chú: Các loại đậu đều chứa chất lưu huỳnh. Vi khuẩn cần tiêu thụ lưu huỳnh để sản xuất hơi địt có mùi. Tuy không phải là thực phẩm nào cũng có chất hữu cơ phức tạp nhưng rất nhiều thức ăn có chất này. Chủ yếu là các loại thực phẩm mà chúng ta thông thường biết sẽ gây hơi địt như đậu, hành tây, bông cải, cải bắp bé tí, sữa.

3. Nhai kẹo gum và uống nước ngọt (trong chai) làm cho bạn địt nhiều hơn.



Ngoài vi khuẩn gây ra phần lớn hơi địt là do từ không khí bạn nuốt vào. Thứ này chẳng có mùi vì chúng chỉ là thán khí và dưỡng khí thôi. Thế nên đưa vào hay cho ra cũng đều giống nhau. Có khi đang ngủ bạn tình cờ nuốt không khí vào người. Tuy nhiên khi dùng những thức uống có khí hơi (nước ngọt trong lon, chai) là chính bạn đang nạp hơi thêm cho mình. Cũng như khi nhai kẹo gum.

4. Địt là kết quả của hệ sinh thái phức tạp lành mạnh trong đường ruột của bạn.


Bacteria fragilis: một trong những vi khuẩn dính dấp đến tiến trình tạo hơi địt được nuôi trong dĩa petri.

Xã hội tân tiến có thành kiến xấu về cái địt. Một điều không may vì trong hầu hết mọi trường hợp đây chính là sản phẩm của một điều hay đẹp - hệ sinh thái rắc rối của các vi khuẩn sống trong ruột bạn.

Ông Kashyap nói:

Đây là sinh thái phức tạp với đủ loại sinh vật cùng chung sống và nảy nở. Khi carbonhydrate phức tạp xuống đến đáy ruột già vài vi khuẩn sẽ làm chúng bể ra trước đã rồi vài thứ từ sản phẩm này sẽ nuôi các vi khuẩn khác. Cả cộng đoàn sẽ hưởng lợi chỉ từ một thứ carbonhydrate mà bạn ăn.

Thêm vào đó là bạn cũng sẽ hưởng lợi nữa. Các khoa học gia tuy vẫn chưa tìm ra manh mối vai trò của vi sinh trong tiêu hóa nhưng đã biết rằng các vi khuẩn gây ra hơi địt lại đồng thời cũng tạo ra chất bổ và các acids béo giúp bao bọc bên trong đường ruột già và có thể trợ lực cho các hệ miễn nhiễm của chúng ta.

5. Lý do giản dị tại sao mình chịu nổi mùi hôi chính cái địt của mình.



Như đoạn phim AsapScience cắt nghĩa, thí nghiệm xác định rằng chúng ta cho mùi địt của mình dễ chịu hơn của người.

Lý do: Theo thời gian chúng ta sẽ quen dần với các mùi. Thế nên ngay khi bước vào nhà người khác, ta sẽ nhận ra ngay cái mùi gì đó mà không ngửi thấy nơi chốn mình ở. Cũng vì chúng ta đã quen với cái mùi tập hợp đặc thù do các vi khuẩn trong chính thân mình tạo ra chẳng giống mùi của kẻ khác. Chính vì vậy mà hơi địt của mình không làm ta khó chịu tuy hơi địt đó trong khứu giác kẻ khác cũng không kém phần nặng mùi chút nào.

6. Vâng bạn có thể làm cái địt phát cháy.



Vì khí địt một phần là do các chất hơi dễ cháy như khí methane và khinh khí hợp thành nên có thể bắt cháy rất ngắn ngủi (bằng cách bật hộp quẹt vào đít ngay khi vừa cho hơi địt thoát ra). Chúng tôi không khuyến khích bạn làm điều này vì sẽ gây ra thương tích nhưng nếu muốn coi thì có rất nhiều thí dụ nơi đây.

7. Không, bạn không cách nào cầm giữ cái địt cho đến khi nó tan ra.


Điều này hiển nhiên nhưng vì lý do nào đó người ta lại ngạc nhiên về câu hỏi này. Đôi khi vì lý do xã giao bạn cảm thấy cần phải cầm giữ cái địt lại (kẻo mang tiếng vô duyên) để rồi hình như nó tan biến đâu mất.

Tuy nhiên không cách nào làm như vầy được. Nó có thể tan vì lẽ bạn không còn quan tâm đến nữa và để cho nó xì ra dần dần. Vật lý về cái địt rất rõ ràng minh bạch: Địt là cái túi hơi trong người mà tuyệt đối không thể thoát ra khỏi nơi nào được cả ngoài cái hậu môn của bạn mà thôi !

8. Thuốc Beano làm giảm hơi địt bằng cách bỏ đói các vi khuẩn này.


Thử hỏi thuốc bán không cần toa bác sĩ hiệu Beano - cho rằng "ngăn chặn hơi địt trước khi phát ra" có hiệu quả như lời quảng cáo hay không ?

Hai thử nghiệm riêng biệt có kiểm chứng cho thấy thuốc Beano đã giảm bớt một cách đáng kể số lượng hơi địt tạo ra hằng giờ sau một bữa ăn toàn đậu.

Công dụng của thuốc này cũng giản dị: Thuốc chứa enzyme gọi là alpha-galactoisidase cắt những carbohydrates phức tạp ra thành nhiều mảnh carbs ngắn và giản dị hơn cho dễ tiêu hóa. Thế nên chúng đã rời ra ngay trong ruột non thay vì kéo xuống ruột già nơi các vi khuẩn làm dậy men và tạo ra hơi đit. Tuy nhiên lại có hại khi tạo thói quen dùng Beano để ngăn ngừa địt.

9. Bỏ đói vi khuẩn tạo ra hơi địt là điều không tốt.


Bacteroides fragilis Một trong những vi khuẩn dính dấp đến tiến trình tạo hơi địt (Trung tâm kiểm và phòng dịch)

Hầu hết mọi người chẳng cần đến việc giảm hơi địt. Ông Kashyap nói: Hơi địt là kết quả của sự quân bình giữa các vi khuẩn trong ruột và thức ăn của bạn; ngoại trừ khi bạn có những vấn đề khác - như đau đớn vì no hơi - thì đừng nên làm chuyện này. Phản ứng tự nhiên của nhiều người là ngưng ăn những thực phẩm gây ra hơi địt - ông ta nói thêm. Nhưng các thức ăn này tiềm ẩn nhiều carbohydrates phức tạp là chất bổ dưỡng cho các vi khuẩn trong đường ruột của bạn. Bạn không muốn bỏ đói chúng ngoại trừ khi có lý do chính đáng. Ông cho rằng, thêm vào đó nhiều người tin mình có đầy hơi trong bụng thật sự ra có trở ngại với lớp khí di chuyển trong đường ruột mình, có lẽ do chứng táo bón. Hoặc giả họ có chừng đó hơi địt nhưng lại cho ra thường xuyên hơn, tuy mỗi lần ngắn ngủi. Trong trường hợp nào cũng thế, Kashyap nói rằng "thay đổi thức ăn chẳng giải quyết được vấn đề mà lại còn tác hại mình nữa".


Dĩ nhiên là cũng có những ngoại lệ nơi đây: Nếu quả tình trong bụng bạn có quá nhiều hơi hay bị đau đớn vì no hơi thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh tật - như việc cơ thể không chịu được chất sữa - thì bạn phải đến viếng bác sĩ để khám nghiệm vậy.

(Sưu tầm trên mạng)
Link tham khảo:



No comments: