Saturday, February 24, 2018

CÓ MẮT MÀ KHÔNG THẤY THÁI SƠN (有眼不識泰山)

Vì sao lại có câu nói: “Có mắt mà không thấy Thái Sơn”?

“Có mắt mà không thấy Thái Sơn” (有眼不識泰山) là câu nói rất quen thuộc, để chỉ sự hiểu biết nông cạn của bản thân nên không nhận ra địa vị cao hay bản lĩnh to lớn của một người. Dưới đây là nguồn gốc của câu nói này mà ít người biết đến.


Một số người thường cho rằng “Thái Sơn” trong câu này là chỉ ngọn núi lớn nhất trong Ngũ nhạc danh sơn, kỳ thực, “Thái Sơn” ở đây không phải nói về một ngọn núi, mà là nói về một người, một thợ thủ công thời Xuân Thu.

Truyền thuyết kể rằng, Thái Sơn vốn là đồ đệ của tổ sư nghề mộc Lỗ Ban. Ngay từ nhỏ ông đã thông minh lanh lợi, thích dùng cây trúc và bùn làm thành đủ loại kiểu dáng đồ chơi, đến khi hơn 10 tuổi, cha ông đã gửi ông đến chỗ thầy Lỗ Ban để học nghề mộc.

Trong lúc Thái Sơn học nghề, luôn chạy quanh sư phụ hỏi han, Lỗ Ban thấy ông rất có tâm cầu tiến thì hết sức hài lòng, liền tự mình cầm tay chỉ việc.

Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian, Lỗ Ban phát hiện Thái Sơn không chuyên tâm học tập, cứ khi nào rảnh lại thường một mình chui vào rừng trúc dạo chơi, mỗi lần đi là hết cả nửa ngày. Bởi vậy, Lỗ Ban dần dần không còn quý mến Thái Sơn nữa, ngay cả nghề cũng không thường truyền dạy nữa.

Đến cuối năm, Lỗ Ban cho gọi các đệ tử đến để khảo thí, ông yêu cầu mỗi người phải làm một cái bàn. Những sư huynh sư đệ cùng học nghệ với Thái Sơn đều làm được rất khá, duy chỉ có Thái Sơn là đổ lên đổ xuống.

Lỗ Ban thấy vậy rất tức giận, liền hỏi: “Ngươi học nghề đã một năm rồi, mà ngay cả làm một cái bàn cũng không làm nổi sao?”

Thái Sơn xấu hổ đỏ mặt, cúi đầu không nói một câu. Lỗ Ban càng tức giận, nói: “Ta đã dạy không ít đồ đệ, nhưng chưa có ai giống như ngươi vậy. Từ nay ngươi hãy trở về nhà đi, ta không có kiểu đồ đệ như vậy”.

Bất kể Thái Sơn cầu xin như thế nào, Lỗ Ban vẫn cương quyết không thay đổi quyết định.

Thời gian trôi qua rất nhanh, thoáng cái đã hơn 10 năm trôi qua. Có một ngày, Lỗ Ban đến Hàng Châu du ngoạn, thì phát hiện có một cửa hàng mà người tới mua đông nghẹt.

Ông tổ của nghề mộc Lỗ Ban. (Ảnh: Sohu)
Lỗ Ban rất ngạc nhiên, liền đi vào trong nhìn một cái, chỉ thấy trong tiệm bày bán đầy đủ các loại sản phẩm bằng tre trúc, có bàn, ghế dựa, giường, tủ, giỏ, sọt… những sản phẩm này lại được chế tác vô cùng tinh xảo, bởi vậy mọi người đều tranh nhau vào mua.

Lỗ Ban tiến vào trong tiệm ngỏ ý muốn được thỉnh giáo người đã làm ra những sản phẩm này. Một lúc sau, tiểu nhị đã mời ra một người, vừa gặp mặt, Lỗ Ban liền nhận ra người này chính là đồ đệ Thái Sơn mà trước đây ông đã đuổi đi.

Hóa ra năm đó trong lúc Thái Sơn học nghệ, ông đã phát hiện thấy cây trúc so với cây gỗ thì mềm dẻo hơn, nên thường trốn vào trong rừng trúc để luyện tập chẻ nan, bện trúc, bởi vì vẫn chưa học thành thạo, lại sợ Lỗ Ban không đồng ý, cho nên một mực không dám nói ra.

Lỗ Ban nghe xong thực sự hối hận, cảm khái nói: “Ta thật là có mắt mà không thấy Thái Sơn!”. Từ đó về sau, câu nói “Có mắt mà không thấy Thái Sơn” dần dần được dân gian lưu truyền rộng rãi.

Tuệ Tâm



有眼不识泰山

这中间的泰山不是指东岳泰山这座山,而是指木匠祖师鲁班曾经的一名弟子的名字。而这句“有眼不识泰山”这句话相传是鲁班说自己识人不明的。相传有一个篾匠生了个儿子,因为先天疾病这个孩子腿脚有点不便,故篾匠给他起名叫泰山。由于当时木工盛行,编竹器的手工艺活档次底且技术含量不高,为了儿子的前途,篾匠把儿子送去鲁班门下学习木工,起初鲁班很喜欢这个聪明好学的弟子,但后来发现泰山除了学习木工外,还在业余时间编制竹器,对此大为光火,再三斥责也不见泰山有所改变,最终将其逐出师门。几年后鲁班见到集市上有一家店铺在出售一些结合竹,木2种材料和制作技法的器皿,工艺十分精湛且很实用。专程去拜访这位杰出的手艺人,当鲁班来到这个手艺人家的时候,见到的是被自己逐出师门的泰山正一师徒大礼迎接他。这时的鲁班就说了那句“有眼不识泰山”。


No comments: