Suiwo, đệ tử của Hakuin, là một vị thầy rất giỏi. Vào một kỳ mở lớp riêng một thầy một trò (zazen) trong mùa hè, một đệ tử từ một hải đảo miền nam nước Nhật đến gặp thầy.
Suiwo cho cậu một công án: “Nghe tiếng vỗ của một bàn tay.”
Suiwo cho cậu một công án: “Nghe tiếng vỗ của một bàn tay.”
Người đệ tử ở đó 3 năm nhưng không giải được. Một đêm nọ, nước mắt dàn dụa, cậu vào gặp Suiwo. “Con phải về nam, nhục nhã và xấu hổ” cậu nói, “Con không giải được công án này.”
“Đợi một tuần nữa và thiền liên tục,” Suiwo khuyên. Nhưng giác ngộ vẫn không đến được với cậu đệ tử. “Thử thêm một tuần nữa,” Suiwo nói. Người đệ tử vâng lời, nhưng cũng chỉ hoài công.
“Thêm một tuần nữa.” Nhưng lại cũng vô ích. Tuyệt vọng, người đệ tử năn nỉ xin về, nhưng Suiwo yêu cầu cậu thiền năm ngày nữa. Cũng chẳng có kết quả gì. Rồi Suiwo nói: “Thiền thêm 3 ngày nữa, nếu con không đạt được giác ngộ, thì con nên tự tử là hơn.”
Vào ngày thứ hai, cậu đệ tử giác ngộ.
Bình:
• Hakuin chính là thiền sư “Vậy à” ta đã nói trước đây.
Suiwo, vị thầy trong bài này, là học trò của Hakuin.
Suiwo, vị thầy trong bài này, là học trò của Hakuin.
• Càng cố gắng để giác ngộ thì ta càng khó giác ngộ. Giác ngộ không phải là cái gì để mà tìm cả. Niết Bàn, Nirvana, là lửa đã tắt. Nếu ta tắt tất cả moi tìm kiếm, tư duy, lý luận, để tâm ta hoàn toàn rỗng lặng thì đó là lửa đã tắt, là Niết Bàn, là giác ngộ.
• Thầy dùng cái chết làm áp lực. Làm cho đệ tử bị cuốn hút vào quán sát sự chết–chấm dứt, ngừng tất cả, không còn giác ngộ, không còn cố gắng, tắt lửa… Nhờ đó mà đệ tử ngộ ra cái không tìm mà thấy: Niết Bàn, lửa đã tắt.
Trần Đình Hoành dịch và bình