Một quốc gia hưng thịnh hay suy vong có thể nhận biết qua “ngũ tận”. (Ảnh: Ifeng)
Bạch Khuê đến nước Trung Sơn, vua của nước Trung Sơn muốn giữ ông ở lại đây, nhưng Bạch Khuê kiên quyết từ chối, lên xe rời đi. Sau đó ông đến nước Tề, vua nước Tề mời ông ở lại làm quan, nhưng ông cũng khước từ, rồi rời khỏi nước Tề.
Có người hỏi ông lý do tại sao ông không ở lại hai nước này, Bạch Khuê: “Hai quốc gia nay đều sắp diệt vong. Vì hai nước này đều có ‘ngũ tận’.
‘Ngũ tận’ chính là: Không có người tín nhiệm vua, như vậy tín nghĩa đã mất hết; không có người khen ngợi vua, như vậy thanh danh đã mất hết; không có người yêu thích vua, như vậy thân nhân đã mất hết; người đi đường không có lương khô, người ở nhà người cơm không có ăn, như vậy tài vật đã mất hết; không thể phân công quản lý, không thể phát huy tác dụng của mình, như vậy công lao sự nghiệp đã mất hết, quốc gia có 5 loại hiện trạng này, nhất định diệt vong.
Nước Trung Sơn, nước Tề đều đang có 5 hiện trạng này. Nếu vua của 2 nước này nhận ra được ‘ngũ tận’, cải chính lại những việc ác mình đã làm, vậy thì quốc gia nhất định sẽ không bị diệt vong.
Mối họa của họ nằm ở chỗ họ chưa nghe được những lời này, hoặc đã nghe nhưng lại không tin. Trong tình huống này, quân vương cần phải lắng nghe các ý kiến. Nước Trung Sơn 5 lần cắt đất cho nước Triệu, Tề Hoạt Vương không lượng sức mình dẫn toàn bộ binh lực ra biên giới chống cự lại quân Yến, đều là những việc không có ích, cuối cùng vua hai nước này đều đã mất mạng, quốc gia diệt vong. Chính là vì bọn họ từ bỏ những điều giúp quốc gia có thể sinh tồn, vậy thì quốc gia diệt vong là điều tất yếu”.
Lê Hiếu biên dịch
No comments:
Post a Comment