Saturday, March 24, 2018

KẸO TƠ HỒNG

Có lẽ hơn 50 năm rồi tôi chưa ăn lại kẹo tơ hồng, đôi khi thấy lại trong mấy cái clip giới thiệu về du lịch. Các bạn còn nhớ loại thức ăn của tuổi thơ này chứ? Hôm nay đọc một bài nói về món ăn này, nó vẫn còn tồn tại nhưng sợ sẽ mai một trong những ngày tháng tới. Mời các bạn cùng tôi nhớ lại tuổi thơ:


Kẹo chỉ thần kì món quà cực hiếm hoi đang dần bị mai một…

Bạn đã thử qua món kẹo mà thoạt trông không khác gì sợi chỉ? Nếu chưa thì phải nhanh tay lên vì món kẹo này đang ngày càng mai một và không dễ để tìm ra được một nơi bán.

Kẹo chỉ hay kẹo tơ hồng là món quà vặt cực kì ưa thích của các bạn nhỏ thời xưa, ngày ấy cứ độ tan trường là các em học sinh cứ chạy ra tìm ông bán kẹo chỉ để mua cho bằng được món kẹo dân dã mà cực ngon này. Đặc biệt nhất là khâu làm kẹo, với những phương pháp chỉ có ở món kẹo chỉ người nghệ nhân làm ra kẹo bằng những màn biểu diễn đặc sắc khiến các em nhỏ phải ồ lên vì độ nhanh và khéo léo của mình.



Món kẹo này thú vị ngay từ cái tên gọi: kẹo chỉ tơ hồng. Gọi là kẹo chỉ vì nó dẻo, được kéo thành sợi dài như chỉ và thường có màu hồng, cũng có khi người bán trộn màu xanh, vàng… cho khác lạ. Là kẹo nhưng hình thức nó giống một chiếc bánh. Các bước hoàn thành một chiếc kẹo cũng rất hấp dẫn.

Thành phần của kẹo chỉ gồm đường, bánh tráng xốp, đậu phộng, bột năng, dừa nạo, sữa đặc, mè

Thành phần một chiếc kẹo bao gồm: đường, bánh tráng xốp, đậu phộng, bột năng, dừa nạo, sữa đặc,mè. Đường được thắng dẻo, để nguyên thanh, bọc nilon. Khi có khách, người bán lấy một lượng đường vừa phải. Từ thanh đường lớn, họ sẽ kéo ra, lấy một lượng đường vừa phải, gấp nó lại thành vòng tròn, rồi liên tục cuộn và lăn với bột năng (đã chín). Sau các động tác lặp đi lặp lại nhanh lẹ, thuần thục như ảo thuật của người thợ, khối đường lớn trở thành những sợi nhỏ, nhẹ và tơi mềm. Những sợi đường hồng hồng, dây dây như ngàn sợi chỉ trong tay người làm.


Kẹo chỉ y hệt những sợi chỉ dài

Lúc này, họ sẽ giũ một cái thật mạnh để bột năng rơi ra hết, rồi cho nắm chỉ đó lên bánh tráng xốp. Chính vì thế mà kẹo chỉ còn được gọi là “kẹo giũ”.


Giũ kĩ bột năng để kẹo thành hình những sợi chỉ

Sau các động tác lặp đi lặp lại nhanh lẹ, thuần thục, khối đường trở thành những sợi nhỏ, nhẹ và tơi mềm. Những sợi đường hồng hồng, trong tay người bán kéo ra và chia nhỏ thành từng phần. Sau khi kéo đường, người bán sẽ cho nắm chỉ đó lên bánh tráng xốp.


Trãi kẹo lên bánh tráng xốp là công đoạn gần hoàn thành chiếc bánh

Lớp kế tiếp là dừa nạo sợi. Dừa cũng được giữ nguyên trong vỏ, khi nào làm mới nạo nên không bị khô mà rất tươi và ngọt. Sau đó là đến đậu phộng rang đã lấy vỏ với mùi thơm bùi. Cuối cùng là sữa đặc có đường. Để hoàn thiện, người bán sẽ thêm một lớp bánh tráng phía trên.


Công đoạn gắp dừa nạo lên trên

Lớp dừa nạo trắng ngần beo béo bên trên


Lớp đậu phộng rang thơm lừng

Nguyên liệu ngày xưa chỉ có thế nhưng bây giờ người bán còn rắc thêm một ít sữa bột mi-lô để chiếc kẹo có vị thơm hơn.

Khi cắn một miếng kẹo chỉ sẽ thấy dai dai trong miệng. Cảm giác dẻo dẻo, ngọt ngọt của đường quyện với bánh tráng, rồi vị béo mà không ngán của dừa nạo cùng với vị bùi, thanh của từng sợi dừa tươi, vị thơm đặc trưng của đậu phộng rang, vị ngọt của sữa đặc tạo nên một thứ mùi vị thật đặc biệt.




Sữa, đường, bánh tráng, dừa , đậu phộng như quyện vào với nhau tạo nên mùi vị vô cùng lạ miệng

Chỉ nhìn thôi cũng đã thèm


Kẹo chỉ tơ hồng thành phẩm

Tuy nhiên, kẹo nên ăn sớm, vì để lâu, với thời tiết nóng của Sài Gòn, đường, sữa, nước dừa sẽ chảy ra khiến kẹo ướt và không thơm ngon như ban đầu. Tùy theo khẩu vị, người mua có thể yêu cầu gia giảm hay tăng các loại nguyên liệu làm nên kẹo.

Giữa ồn ào của Sài Gòn, nếu muốn nhớ lại thời tuổi thơ, hãy ghé qua khu Đại học sư phạm thành phố HCM. Đại học Tự Nhiên (đường Nguyễn Văn Cừ, Q.5) để tìm lại vị của món kẹo chỉ ngọt ngào ngày xưa. Mỗi chiếc chỉ có giá 5.000 đồng.

Địa Điểm Du Lịch tổng hợp/ Theo IVIVU.COM


No comments: