Saturday, March 10, 2018

CHUYỆN VỀ "TRẢM MÃ TRÀ" VÀ "PHƯƠNG CHI THẢO"

Trong lịch sử Trung Hoa có không ít món ăn được làm một cách cầu kì và tàn nhẫn bằng cách dùng vật sống để làm vật dẫn. Trãm Mã trà và Phương Chi thảo là 2 trong số những món ăn như thế.

TRẢM MÃ TRÀ

Trà được ngựa nhai nhuyễn, lại thấm đẫm nước suối và dịch vị trong bụng ngựa nên đã bớt vị chát và có hương vị độc đáo. (Ảnh minh họa)
Mỗi mùa xuân đến, lại thấy từng toán người, ngựa lầm lũi đi về phía miền Ba Thực tỉnh Tứ Xuyên lấy Trảm Mã Trà. Trời xuân mát mẻ nhưng người và ngựa đều toát mồ hôi nhễ nhại. Người đi bộ dẫn đường cho ngựa, vì những con ngựa này đều phải nhịn đói từ ngày đêm trước, còn sức đâu cho người cưỡi. Khi đến chân núi Vu Sơn, nơi có rừng trà bạt ngàn đoàn người dừng chân. Ngựa bắt đầu được thả rong, chạy ùa vào trong rừng trà đầy ắp những búp non mướt xanh buổi đầu xuân. Bị đói hai ngày rồi, bây giờ ngựa hối hả những búp trà ngon lành. Chúng vừa đi dần lên núi ăn, cho tới lúc bụng no căng.

Khi ngựa đã ăn no, tốp mã phu tập trung chúng lại dẫn xuống khe suối quanh núi. Nước suối ở đây do xác trà rụng xuống nát mủn, nước đặc sánh, màu đen nên gọi là suối Ô Long. Ngựa vục đầu uống nước suối Ô long thoả thích, cho thật đã cơn khát sau đó, các mã phu cưỡi ngựa trở về điểm xuất phát.Họ cho ngựa đi nước kiệu đều đều, chậm rãi: Thời gian đi đường khoảng một ngày, đủ búp trà trong bụng ngựa thấm với nước suối Ô Long lên men.

Về đến nơi đã định, mã phu lập tức giết bầy ngựa, mổ bụng moi trà từ bao tử của ngựa ra. Những cô gái đã chờ sẵn đem trà đến lò sao tẩm chế biến. Trà đã được ngựa nhai kỹ khỏi phải vò nát, nước suối thấm từ trong bao tử giúp trà giảm độ chát. Hơn nữa, trà được thấm dịch tiêu hoá của bao tử ngựa càng dễ tiêu khi ta sử dụng "Trảm mã trà" vì vày có hương vị độc đáo, độ chát vừa phải, chất mát dễ tiêu hóa thức ăn ... Vì cách thu hoạch tốn kém chế biến công phu. nên "Trảm mã trà" chỉ dành cho chúa, tầng lớp quý tộc Trung quốc ngày xưa thưởng thức

Con ngựa đã được người xưa dùng để làm ra món "Trảm mã trà" danh tiếng bậc nhất, chúng còn bị làm vật hy sinh giúp Từ Hi Thái hậu nhà Thanh mở đường ngoại giao với các nước phương Tây vào dịp Tết Nguyên Đán năm 1874. Bữa tiệc lịch sử ấy có 400 thực khách, khai tiệc từ giao thừa kéo dài đến giờ tý đêm mồng bảy tết. Bữa tiệc độc nhất vô nhị này đã được chuẩn bị hết hai tháng, gồm 1750 người phục dịch, chi phí hết 374 ngàn lượng vàng ròng. Trong số 40 món ăn cực kỳ đặc biệt để đãi khách, sau món đệ nhất "Trứng công" , món đệ nhị "cỏ phương chi" cũng có sự đóng góp của loài ngựa tội nghiệp. Trên ngọn núi Thái Hằng sơn quanh năm băng tuyết phủ đầy, cỏ Phương chi chỉ mọc trên đá vào những năm nhuận và chỉ mọc đúng ngày Trung thu.. Cỏ sống rất ngắn từ 1 tháng đến 1,5 tháng, hễ gặp gió bắc đầu mùa là khô héo ngay.

PHƯƠNG CHI THẢO

Phương Chi Thảo – Ăn 1 lá khỏe 1 tháng
Phương Chi thảo là cỏ Phương Chi. Tương truyền Hoàng Ðế Khang Hy nhà Thanh khi còn sinh tiền rất háo sắc nhưng có tài y thuật cao cường. Vì vậy nên dù có hàng trăm phi tần vua vẫn khỏe mạnh do tự bồi dưỡng cường lực bằng dược chất. Nhưng lúc tuổi già vua mắc phải chứng bệnh khan háo trong ngũ tạng mà tự mình không chữa được, bao nhiêu ngự y đại tài của triều đình cũng bó tay, vua phải bố cáo tìm danh y, thần dược trong dân gian.

Ngày nọ, có một dị nhân xin yết kiến rồi móc trong người ra một bó cỏ rất lạ, rễ xanh, lá dài như lá hẹ nhưng màu đỏ tía, ngọn lại trắng. Vua biết là cỏ quí nên hỏi, dị nhân trả lời đó là cỏ Phương Chi mọc trên đỉnh Thái Hàng Sơn hướng về mặt trời, đặc biệt là cỏ này chỉ mọc trên một tản đá duy nhất, cao và chiênh vênh. Chỉ vào năm nhuần cỏ mới mọc và mọc một lần duy nhất nhân dịp Trung Thu, sống trong khoảng 30 đến 45 ngày, lúc gặp ngọn gió bấc đầu mùa thì lập tức bị khô héo.

Việc hái cỏ cũng rất công phu. Dắt theo một con ngựa toàn bạch lên đỉnh núi cao trước một ngày, đến khi mặt trời mới mọc đem ngựa tới phiến đá cho an cỏ. Ngựa vừa ăn cỏ xong phải tức thì chém rụng đầu ngựa rồi mổ bụng lấy bao tử mang về chế thuốc phơi khô.

Cỏ Phương Chi khi ăn vào làm cơ thể mát mẻ đồng thời trị tuyệt các bệnh trầm kha hoặc hiểm nghèo. Trong đại tiệc do Từ Hi Thái Hậu khoản đãi, Phương Chi Thảo nấu chung với Long Tu (râu rồng). Thực khách ăn xong cảm thấy tinh thần vô cùng sảng khoái, cả tháng sau không khát nước cũng không mệt.

(Sưu tầm trên mạng)

No comments: