Tuesday, March 20, 2018

VÙNG ĐẤT LĨNH NAM

Tối nay tôi sẽ post một bài về Lĩnh Nam, một vùng đất đầy huyền thoại nếu các bạn có đọc qua "Lĩnh Nam Trích Quái". Có thể nói Lĩnh Nam là cái nôi của Việt tộc. Có thề có người chấp nhận và có người không chấp nhận. Khi đọc bài này, tôi muốn các bạn không đánh giá tính xác thực của nó coi như đọc một câu chuyện dã sử có cũng được và không cũng chẳng sao, nhất là đừng comment vì cái ngu nhất của một người là cãi nhau chuyện mà ai cũng không có chứng cớ xác định ai đúng ai sai. Ở đời mà cái xảy ra trước mắt còn có thể sai nữa mà nói chi đến chuyện đời xưa.
(LKH)


LĨNH NAM

Lĩnh Nam (chữ Hán: 嶺南) là vùng đất phía nam núi Ngũ Lĩnh trong truyền thuyết xưa ở Việt Nam và Trung Quốc. Truyền thuyết và vùng đất này có thể liên quan đến giai đoạn Hồng Bàng cũng như thời nhà Triệu nước Nam Việt và thời Trưng Vương trong lịch sử Việt Nam. (chữ "lĩnh" nếu hiểu theo người Việt ở thế kỷ 20-21: là "lĩnh thổ" hay "lãnh thổ", 嶺: chữ này có nghĩa là "thổ nhân cát (cứ)"
Tuy nhiên sách "Nghìn xưa văn hiến" của Trần Quốc Vượng, Nguyễn Từ Chi, Nguyễn Cao Lũy có chỗ chú thích rằng Lĩnh Nam khớp với các tỉnh Quý Châu, Quảng Đông và Quảng Tây ở miền Nam Trung Quốc ngày nay. Các tác giả trên không gộp phần lãnh thổ của người Âu Việt và người Lạc Việt vào Lĩnh Nam.

Truyền thuyết

Xưa kia vua Đế Minh, cháu ba đời vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh gặp Tiên nữ, kết hôn với nhau, sinh được một con trai đặt tên là Lộc Tục. Vua Đế Minh ở với Tiên nữ ít lâu rồi trở về phương Bắc. Ngài truyền các quan lập đàn tế trời rồi thề rằng: "Ta nhất sinh có nhiều cung tần mỹ nữ, nhưng chỉ sinh có một Thái tử. Sau lại kết hôn với Tiên nữ ở Động Đình hồ mà có thêm Lộc Tục. Vậy ta phong Thái tử làm vua phương Bắc đến núi Ngũ Lĩnh. Từ núi Ngũ Lĩnh về Nam, gọi là Lĩnh Nam, phong cho Lộc Tục làm vua. Trước đất trời nguyện rằng: Nam, Bắc cương thổ có khác. Nam không xâm Bắc. Bắc không chiếm Nam. Kẻ nào phạm lời nguyền thì chết dưới đao thương".

Đế Minh lấy con gái của bà Vụ Tiên sinh ra Lộc Tộc tức Kinh Dương Vương. Ảnh internet
Kể từ đấy thiên hạ chia đôi. Bắc do vua Đế Nghi cai trị. Nam do Lộc Tục lên ngôi, hiệu là Kinh Dương Vương. Đất Lĩnh Nam phía bắc tới Động Đình hồ, phía nam giáp với nước Hồ Tôn, phía tây giáp với Ba Thục, đông giáp biển Nam Hải. Kinh Dương Vương kết hôn với con gái của Động Đình Quân là Long Nữ đẻ ra Sùng Lãm. Thái tử Sùng Lãm kế tục ngôi vua lấy hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân kết hôn với Công chúa Âu Cơ con vua Đế Lai, sinh được trăm con. Lạc Long Quân truyền ngôi cho con trưởng làm vua, hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang. Lại phong 99 con mỗi người làm chủ một ấp, vì vậy đất Lĩnh Nam mới có trăm họ. Đó là nguồn gốc Bách Việt.

Ảnh phamngochien.com
Thời Hai Bà Trưng

Năm 40, Hai Bà Trưng đã khởi nghĩa chống lại sự cai trị của nhà Hán. Sử cũ ghi chép hai bà đã lấy được 65 thành trì của nhà Hán tại các quận Nhật Nam, Cửu Chân, Giao Chỉ, Hợp Phố, Nam Hải,... Hai bà xưng vương, với câu hịch nối lại nghiệp xưa vua Hùng, lập tên nước là Lĩnh Nam, đóng đô tại Mê Linh, ngày nay thuộc huyện Mê Linh, Hà Nội. Trưng Trắc được bầu làm vua (Đế) của Lĩnh Nam, Trưng nhị được bầu làm vương của Giao chỉ, sáu quận của Lĩnh Nam là: Nhật Nam, Cửu Chân, Giao chỉ, Tượng Quận, Nam Hải và Quế Lâm mỗi quận có một vương gia.

Nguồn: Wikipedia


No comments: