Saturday, March 17, 2018

TAM TỰ KINH VÀ CÂU ĐỐI KHÓ HIỂU

Hôm qua tôi có post mấy câu trong "Tam tự kinh", có một câu là "Ngọc bất trác, bất thành khí; nhân bất học, bất tri nghĩa" (玉不琢, 不成器; 人不學, 不知義.). Có lẽ một số bạn thấy lạ nghĩ là tôi viết sai nhưng thật sự là đúng theo bản gốc tiếng Trung vì nếu bạn biết và đọc theo tiếng Trung thì nó rất là vần điệu cho con nít dễ nhớ. Khi dịch sang Hán-Việt thi câu này đọc lên rất là chỏi tai nên các cụ nhà nho mới sửa lại là chữ "LÝ" (理) cho nó có vần khi đọc lên, làm khác nguyên bản một tí dù vẫn giữ được phần nào ý chính, lâu ngày rồi ai cũng tưỡng đúng là như vậy.


Hôm nay đọc được một bài viết về một trường THCS ở Hà Nội treo câu đối lạ không biết viết sai hay có ý muốn nói cái gì? Cũng có thể là một ông "nho chùm" nào đó nhớ mình còn 2 trái nên viết ra hai câu để vừa xem vừa gảy háng. (LKH)

TRƯỜNG HỌC TREO CÂU ĐỐI KHÓ HIỂU

Đôi câu đối treo phía trước trường học này ghi là: "Nhân bất học bất thành lý/Ngọc bất trắc bất thành khí", khác hẳn với câu nguyên bản.

Câu đối này tôi đọc được trước sảnh một trường THCS ở Hà Nội, ngày 9/3.




Từ trước tới giờ tôi chỉ được biết câu: "Nhân bất học bất tri lý/Ngọc bất trác bất thành khí". (Tạm dịch: Người không học không biết gì. Ngọc không mài cũng không sáng, không thành của quí được).

Tôi thấy rất băn khoăn vì "thành lý " khác với "tri lý" và "bất trắc" khác với "bất trác". Tôi chia sẻ với mọi người và mong nhận được sự giải thích (nếu có).

Theo link:
https://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/truong-hoc-treo-cau-doi-kho-hieu-2435752.html

Phạm Quốc Trung
Nguồn: VNExpress

No comments: