Lời nguyện cầu không được hồi đáp
Quê tôi có ông chủ tiệm vàng nổi tiếng giàu có. Tuy nhiên ít ai biết rằng sự giàu có của ông không chỉ nhờ vào phần lãi bán vàng trong tiệm. Phần chìm trong gia sản của ông còn nhiều gấp trăm lần phần nổi; ông kiếm được chúng nhờ vào việc buôn lậu vàng khối qua biên giới.
Khi tuổi tầm 60, ông bắt đầu lâm bệnh nặng. Căn bệnh ung thư quái ác hành hạ ông suốt đêm ngày. Ông thường xuyên sang Singapore chữa trị, nhờ thế sống được thêm 2 năm. Trong 2 năm đó, dù tiêu tốn bao nhiêu tiền nhưng bệnh của ông cũng không thuyên giảm; ngược lại khối ung thư dần di căn sang hết thảy các bộ phận khác của cơ thể. Những ngày cuối đời ông đau đớn đến mức không ngồi, nằm gì được; những cơn đau cứ dồn dập không ngưng nghỉ.
Ngoài sự giàu có, ông cũng nổi tiếng là cúng dường cho rất nhiều chùa và tịnh xá. Đặc biệt kể từ khi lâm bệnh, mỗi tháng ngày rằm ông cố gắng thăm viếng 9-10 ngôi chùa và dâng lễ hậu hĩ. Vậy mà bệnh của ông ngày một nặng hơn; con cái ông tuy nhiều tiền nhưng mỗi người lại có một nỗi bất hạnh riêng. Vì thế tôi tự hỏi, kiếm tiền bất chính rồi trích ra một phần để cúng dường cầu Phật liệu có thể hoá giải nghiệp lực, hay chỉ chuốc thêm nghiệp lực?
Quê tôi có ông chủ tiệm vàng nổi tiếng giàu có. Tuy nhiên ít ai biết rằng sự giàu có của ông không chỉ nhờ vào phần lãi bán vàng trong tiệm. Phần chìm trong gia sản của ông còn nhiều gấp trăm lần phần nổi; ông kiếm được chúng nhờ vào việc buôn lậu vàng khối qua biên giới.
Khi tuổi tầm 60, ông bắt đầu lâm bệnh nặng. Căn bệnh ung thư quái ác hành hạ ông suốt đêm ngày. Ông thường xuyên sang Singapore chữa trị, nhờ thế sống được thêm 2 năm. Trong 2 năm đó, dù tiêu tốn bao nhiêu tiền nhưng bệnh của ông cũng không thuyên giảm; ngược lại khối ung thư dần di căn sang hết thảy các bộ phận khác của cơ thể. Những ngày cuối đời ông đau đớn đến mức không ngồi, nằm gì được; những cơn đau cứ dồn dập không ngưng nghỉ.
Ngoài sự giàu có, ông cũng nổi tiếng là cúng dường cho rất nhiều chùa và tịnh xá. Đặc biệt kể từ khi lâm bệnh, mỗi tháng ngày rằm ông cố gắng thăm viếng 9-10 ngôi chùa và dâng lễ hậu hĩ. Vậy mà bệnh của ông ngày một nặng hơn; con cái ông tuy nhiều tiền nhưng mỗi người lại có một nỗi bất hạnh riêng. Vì thế tôi tự hỏi, kiếm tiền bất chính rồi trích ra một phần để cúng dường cầu Phật liệu có thể hoá giải nghiệp lực, hay chỉ chuốc thêm nghiệp lực?
Quy luật nhân quả
Phật gia giảng nhân quả, có được thì có mất, có mất thì có được. Nhân quả là bộ máy vô hình nhưng thực thi vô cùng chính xác.
Một người kiếm tiền bất chính, nghiệp lực mà họ tạo ra cũng lớn tương đương với số tiền phi nghĩa mà họ kiếm được. Họ cho rằng cúng dường cho Phật thì Phật sẽ bảo hộ mình; mong muốn dùng tiền để đổi lấy từ bi của Thần Phật, ngược lại còn khiến họ mang tội mạo phạm các bậc tôn kính ấy.
Phật giáo có câu “Phật tính nhất xuất, chấn động thập phương thế giới”. Cái tâm hướng thiện ấy mới là vô giá. Thần Phật độ nhân chỉ nhìn nhân tâm, không nhìn hình thức hay lễ vật. Người tìm Phật vì có tâm tu mới là chân chính kính Phật.
Là một người bình thường sáng suốt, chúng ta không cấp tiền cho đứa con của mình nếu nó chỉ nghiện ngập đua đòi; không làm ăn chân chính. Thần Phật là bậc từ bi đại trí đại huệ, lẽ nào có thể cấp thêm tài vật, sức khỏe cho người làm ăn bất chính để họ được sống phóng túng nơi người thường?
Phật gia giảng nhân quả, có được thì có mất, có mất thì có được. Nhân quả là bộ máy vô hình nhưng thực thi vô cùng chính xác.
Một người kiếm tiền bất chính, nghiệp lực mà họ tạo ra cũng lớn tương đương với số tiền phi nghĩa mà họ kiếm được. Họ cho rằng cúng dường cho Phật thì Phật sẽ bảo hộ mình; mong muốn dùng tiền để đổi lấy từ bi của Thần Phật, ngược lại còn khiến họ mang tội mạo phạm các bậc tôn kính ấy.
Phật giáo có câu “Phật tính nhất xuất, chấn động thập phương thế giới”. Cái tâm hướng thiện ấy mới là vô giá. Thần Phật độ nhân chỉ nhìn nhân tâm, không nhìn hình thức hay lễ vật. Người tìm Phật vì có tâm tu mới là chân chính kính Phật.
Là một người bình thường sáng suốt, chúng ta không cấp tiền cho đứa con của mình nếu nó chỉ nghiện ngập đua đòi; không làm ăn chân chính. Thần Phật là bậc từ bi đại trí đại huệ, lẽ nào có thể cấp thêm tài vật, sức khỏe cho người làm ăn bất chính để họ được sống phóng túng nơi người thường?
Đức Phật giảng Pháp cho vua Ba Tư Nặc
Vua Ba Tư Nặc thỉnh Đức Phật đến siêu độ cho vong linh của phụ vương ông; mong phụ vương có thể hoàn trả nợ nghiệp, giải thoát khỏi luân hồi. Đức Phật nhận lời và yêu cầu vua chuẩn bị 2 bình sứ; một bình đựng đầy tinh dầu và một bình đựng đầy đá cuội rồi dùng vải bịt chặt miệng bình. Sau đó Đức Phật bảo vua thả 2 bình xuống sông rồi dùng gậy đập vỡ cả 2. Tinh dầu lập tức nổi tràn trên mặt nước, còn đá cuội chìm sâu tận đáy sông.
Đức Phật hỏi: “Vậy nếu bệ hạ làm đủ mọi nghi thức cầu cúng, liệu có thể nào tinh dầu chìm xuống và đá cuội nổi lên không?”.
Vua trả lời “không thể”, Đức Phật hỏi tại sao? Vua trả lời: “Vì đó là quy luật tự nhiên. Tinh dầu luôn nổi trên mặt nước, và đá cuội luôn chìm nơi đáy nước”.
Đức Phật nói: “Chúng ta và tự nhiên không có gì khác biệt; chúng ta vốn là một phần của tự nhiên. Thưa bệ hạ! Trên thực tế, nếu như tổ tiên chúng ta gây ra lỗi lầm, gieo quả không tốt, thì những năm tháng còn lại của họ tự nhiên cũng giống như những hòn đá cuội kia vậy; nó sẽ chìm sâu xuống đáy nước. Còn làm được những việc công đức, thì cũng như tinh dầu nổi lên trên mặt nước vậy”.
“Không chỉ trong cơ thể của một kiếp này, mà còn suốt nhiều đời kiếp luân hồi khác nữa, đều phải gánh chịu nghiệp quả do họ đã gây ra. Ngài thử nói xem, quy luật tự nhiên này thì lễ cúng nào, kinh văn nào, việc hiến tế nào; hay bất cứ nghi thức nào có thể thay đổi được nó. Thưa bệ hạ, dù là tôi cũng không có năng lực đó. Chỉ có việc thiện mới có thể giúp Ngài mở ra cánh cửa giải thoát”.
Đức Phật giảng về “việc thiện”, nhưng không hẳn cúng dường hậu hĩ, lễ bái thật nhiều đã được coi là việc thiện. Nếu mục đích ẩn giấu của việc cúng bái chỉ là để mưu lợi cho bản thân, cầu xin sức khoẻ, sống cuộc sống thoải mái, chứ không thành tâm sám hối hướng thiện, thì dẫu có cúng cả núi vàng cũng khó lòng gọi là “việc thiện” được.
Khi con người đã gieo quả ác rồi muốn dùng lễ vật hay bất cứ hình thức gì để hoá giải ân oán, việc ấy là không thể. Họ phải tự mình gánh chịu quả báo. Trừ khi người ấy phát khởi tâm muốn tu luyện; kiên trì tu dưỡng và chịu khổ thì mới có thể thiện giải ân oán, thoát khỏi luân hồi.
Đức Phật hỏi: “Vậy nếu bệ hạ làm đủ mọi nghi thức cầu cúng, liệu có thể nào tinh dầu chìm xuống và đá cuội nổi lên không?”.
Vua trả lời “không thể”, Đức Phật hỏi tại sao? Vua trả lời: “Vì đó là quy luật tự nhiên. Tinh dầu luôn nổi trên mặt nước, và đá cuội luôn chìm nơi đáy nước”.
Đức Phật nói: “Chúng ta và tự nhiên không có gì khác biệt; chúng ta vốn là một phần của tự nhiên. Thưa bệ hạ! Trên thực tế, nếu như tổ tiên chúng ta gây ra lỗi lầm, gieo quả không tốt, thì những năm tháng còn lại của họ tự nhiên cũng giống như những hòn đá cuội kia vậy; nó sẽ chìm sâu xuống đáy nước. Còn làm được những việc công đức, thì cũng như tinh dầu nổi lên trên mặt nước vậy”.
“Không chỉ trong cơ thể của một kiếp này, mà còn suốt nhiều đời kiếp luân hồi khác nữa, đều phải gánh chịu nghiệp quả do họ đã gây ra. Ngài thử nói xem, quy luật tự nhiên này thì lễ cúng nào, kinh văn nào, việc hiến tế nào; hay bất cứ nghi thức nào có thể thay đổi được nó. Thưa bệ hạ, dù là tôi cũng không có năng lực đó. Chỉ có việc thiện mới có thể giúp Ngài mở ra cánh cửa giải thoát”.
Đức Phật giảng về “việc thiện”, nhưng không hẳn cúng dường hậu hĩ, lễ bái thật nhiều đã được coi là việc thiện. Nếu mục đích ẩn giấu của việc cúng bái chỉ là để mưu lợi cho bản thân, cầu xin sức khoẻ, sống cuộc sống thoải mái, chứ không thành tâm sám hối hướng thiện, thì dẫu có cúng cả núi vàng cũng khó lòng gọi là “việc thiện” được.
Khi con người đã gieo quả ác rồi muốn dùng lễ vật hay bất cứ hình thức gì để hoá giải ân oán, việc ấy là không thể. Họ phải tự mình gánh chịu quả báo. Trừ khi người ấy phát khởi tâm muốn tu luyện; kiên trì tu dưỡng và chịu khổ thì mới có thể thiện giải ân oán, thoát khỏi luân hồi.
Theo Tiểu Khiết Sa, Nguyện Ước
Khiêm Từ biên tập