Chai rượu soju màu xanh lá cây hiện nay đã trở thành một biểu tượng của Hàn Quốc. Nhưng đây không phải là rượu truyền thống của Hàn Quốc, soju chai xanh mới chỉ xuất hiện vào những năm 1960 khi xảy ra tình trạng khan hiếm gạo trong Chiến tranh Triều Tiên, Chính phủ đã cấm việc chưng cất soju truyền thống, đồng thời quy định nồng độ cồn phải thấp hơn 35%. Từ đó trở đi, soju được sản xuất bằng hương liệu với nồng độ cồn thấp như hiện nay.
VĂN HÓA SOJU
Ở Seoul, rượu soju được bán ở khắp mọi nơi. Nhưng quán bar chuyên rượu soju thì lại khó tìm. Người Hàn Quốc thường uống rượu theo cách khác với người phương Tây. Soju thường được nhâm nhi cùng đồ nhắm, là một phương tiện để kết giao bạn bè chứ không thực sự là một món rượu chỉ-để-uống. Hơn nữa, Hàn Quốc không chỉ có soju mà còn là quê hương của những loại rượu ngon khác như makgeolli và cheongju. Những loại rượu này ít nổi tiếng ở nước ngoài do khó xuất khẩu hơn soju, chúng là rượu tươi và có hạn sử dụng ngắn.
THƯỞNG THỨC SOJU NHƯ NGƯỜI SEOUL
Trước khi uống rượu soju, cần lắc mạnh chai để tăng mùi vị lên mức cao nhất, sau đó vỗ nhẹ vào cổ chai rồi mới bắt đầu mở nắp. Rượu soju có thể uống lạnh vào mùa hè hoặc hâm nóng vào mùa đông.
NGOÀI RA, CÓ MỘT SỐ QUY TẮC CẦN NHỚ KHI UỐNG RƯỢU SOJU:
- Chén rượu soju đầu tiên luôn phải được uống cùng nhau chứ không thưởng thức một mình.
- Luôn uống bằng ly thuỷ tinh, không uống trực tiếp từ chai.
- Không tự rót rượu vào ly của mình, chỉ rót đầy cho người khác và đợi được rót lại.
- Không để cho người xung quanh ngồi với một chiếc ly rỗng
- Nếu được người lớn tuổi hơn rót rượu, phải cầm ly bằng cả hai tay và đầu hơi cúi thấp để tỏ lòng tôn trọng.
- Luôn dùng hai tay để rót đầy cốc rượu, tay trái đỡ phần thân chai còn tay phải đặt phía trên.
- Khi uống rượu trước mặt người lớn tuổi, cần quay mặt sang một bên rồi mới uống.
- Có thể lén đổ rượu đi nhưng không được từ chối uống bởi điều này được coi là bất lịch sự.
THỬ RƯỢU SOJU Ở SEOUL
POJANGMACHA
Để có trải nghiệm uống rượu soju như dân bản địa, hãy đến pojangmacha (bố trướng mã xa - lều bán thức ăn ven đường). Tại đây, bạn có thể uống soju chai xanh kết hợp với các món ăn đường phố như pajeon (bánh kếp hải sản) hoặc tteokbokki (bánh gạo sốt cay). Mọi nơi ở Seoul đều có pojangmacha, kể cả khu Gangnam hào nhoáng.
CỬA HÀNG TIỆN LỢI
Đây là trải nghiệm soju tiết kiệm nhất (khoảng 1.700 won, tương đương 32.000đ, cho một chai 335 ml).
POJANGMACHA
Để có trải nghiệm uống rượu soju như dân bản địa, hãy đến pojangmacha (bố trướng mã xa - lều bán thức ăn ven đường). Tại đây, bạn có thể uống soju chai xanh kết hợp với các món ăn đường phố như pajeon (bánh kếp hải sản) hoặc tteokbokki (bánh gạo sốt cay). Mọi nơi ở Seoul đều có pojangmacha, kể cả khu Gangnam hào nhoáng.
CỬA HÀNG TIỆN LỢI
Đây là trải nghiệm soju tiết kiệm nhất (khoảng 1.700 won, tương đương 32.000đ, cho một chai 335 ml).
WHITE BEAR MAKGEOLLI
White Bear có hai địa điểm, một ở Gangnam và một ở Myeongdong. Chủ sở hữu cũng là một chuyên gia về rượu Hàn Quốc, ở đây không chỉ có soju mà còn vô vàn loại rượu khác để lựa chọn. Hãy nếm thử Moonbaesool, loại rượu soju độc đáo với những nốt hương mượt mà của lê dại và vị khói nóng, trầm.
SANULLIM 1992
Quán bar thời thượng này có hơn 120 loại rượu Hàn Quốc khác nhau. Thực đơn cũng rất phong phú nếu như bạn muốn nhắm rượu soju theo kiểu Hàn Quốc. Tất cả nhân viên tại đây đều được đào tạo bài bản về rượu truyền thống.
ZAC (작 - 우리술 BAR)
Zac không phải là một quán bar đúng chuẩn Seoul. Ở đây, trọng tâm là các món đồ uống chứ không phải đồ ăn. Zac nằm ở khu Gangnam, tạo cảm giác như một quán rượu whisky cao cấp. Đây là một trong những địa điểm thích hợp nhất trong thành phố để nếm thử một ly cocktail soju.
Hương Thảo /Nguồn: The Culture Trip