Chấm đỏ trên trán người phụ nữ còn được gọi là bindi
Chấm đỏ trên trán người phụ nữ Ấn Độ là gì?
Tên của chấm đỏ này trong tiếng Ấn là Bindi, nó cũng có nghĩa là dấu chấm, chấm hay là giọt nước. Người Ấn dùng chấm đỏ này để điểm lên trán, phần giữa của hai lông mày người phụ nữ để biểu thị sự may mắn. Theo văn hóa truyền thống của người Ấn Độ thì chỉ những người phụ nữ đang có chồng mới được điểm dấu chấm đỏ này với niềm tự hào về cuộc sống hạnh phúc.
Tất nhiên, những người phụ nữ đã mất chồng hoặc các cô gái chưa có chồng thì không được vẽ dấu chấm đỏ này lên trán. Ý nghĩa chấm đỏ trên trán của người phụ nữ Ấn Độ còn mang theo một quan niệm là “nốt ruồi may mắn” để mọi người thấy được sự vui vẻ, sung túc trong cuộc sống của người phụ nữ.
Chấm đỏ trên trán người phụ nữ còn mang ý nghĩa may mắn
Người chồng trong lễ kết hôn sẽ tự tay dùng châu xa để chấm một chấm đỏ trên trán của người phụ nữ để biểu thị người này đã có gia đình. Và màu chủ đạo phải là màu đỏ mới thể hiện đúng tinh thần của dấu chấm trên trán này trong truyền thống người Ấn. Bên cạnh đó, dấu chấm đỏ còn được chấm bằng tay và son nên được gọi là chấm châu sa.
Ý nghĩa chấm đỏ trên trán của người phụ nữ Ấn Độ
Vốn là biểu hiện dành cho người phụ nữ đã có chồng với ý nghĩa may mắn, chấm đỏ này còn có ý nghĩa là con mắt thứ 3 trong văn hóa Ấn Độ. Bởi vì điểm ở giữa của hai bên chân mày trên trán còn biểu thị cho trí tuệ, sự thông thái nên chấm đỏ này cũng có ý nghĩa là khai mở trí tuệ.
Hơn nữa, màu đỏ còn mang hàm ý tượng trưng cho danh dự, tình yêu và sự thịnh vượng nên khi kết hôn tức là người phụ nữ phải gắn một phần trách nhiệm lên mình và phải giữ gìn nó. Ngoài ra, ý nghĩa chấm đỏ trên trán của người phụ nữ Ấn Độ còn là trừ tà, giúp người đó tránh xa ma quỷ, có một cuộc sống tốt đẹp và trọn vẹn hơn.
Trong đám cưới chú rễ sẽ vẽ chấm đỏ lên trán cho cô dâu
Về sau, xã hội ngày càng hiện đại hơn nên chấm đỏ không còn dành riêng cho người phụ nữ hay chỉ đơn thuần là ý nghĩa tâm linh nữa. Các gia đình cũng thường chấm lên cho bé để xua tan âm khí, trừ ma quỷ hay những người đàn ông, những người phụ nữ chưa kết hôn cũng dùng chấm đỏ này để trang trí, làm đẹp. Với họ, phần giữa đôi chân mày trên trán biểu thị cho trí tuệ nên dùng chấm lên để khai mở trí tuệ với mong muốn thông minh, sáng sủa hơn.
Hiện nay chấm đỏ này là hình thức trang trí làm đẹp nên có nhiều hình dáng màu sắc khác nhau
Nguyên liệu để chấm cũng không còn là son mà đa dạng hơn như đá quý, họ gắn lên để làm đẹp và nổi bật khuôn mặt của mình. Màu sắc cũng không còn là màu đỏ chủ đạo mà độc đáo hơn với những màu khác theo ý thích. Tức là, chấm bindi không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa là thể hiện thân phận hay may mắn mà còn là để làm đẹp cho mọi người. Dễ thấy vì sao ngày nay khi du lịch sang đây hoặc xem trên phim ảnh người ta dễ dàng bắt gặp chấm bindi có mặt từ lớn đến bé, từ nam tới nữ và không phân biệt địa vị.
Chấm đỏ cứu mạng được sáng tạo ra nhằm cung cấp i - ốt cho phụ nữ mang thai
Ngày nay, chấm đỏ trên trán của người phụ nữ Ấn Độ còn mang một ý nghĩa vô cùng độc đáo, nó chính là “chấm đỏ cứu mạng”. Có rất nhiều phụ nữ trong quá trình mang thai thiếu i-ốt dẫn đến nguy hiểm cho thai nhi, sinh non, thai chết lưu, dị tật bẩm sinh… Chính vì vậy, Trung tâm nghiên cứu và quỹ y khoa Neelvasant Ấn Độ đã có ý tưởng tráng một lớp iốt ở mặt phía sau của chấm bindi để cung cấp i-ốt qua da cho người phụ nữ. Và đây cũng được coi là một một sáng kiến vĩ đại bởi nó ít tốn kém lại dễ dàng áp dụng đối với những người phụ nữ Ấn.
Không chỉ như vậy, chấm đỏ còn có nhiều ý nghĩa về mặt sức khỏe như giúp tĩnh tâm, tránh mỏi mắt, tránh mất ngủ, hỗ trợ thính giác cho người phụ nữ… nếu massage vào điểm bindi thường xuyên.
Như vậy, ý nghĩa chấm đỏ trên trán của người phụ nữ Ấn Độ vô cùng ấn tượng vì nó mang tới nhiều công dụng cho cuộc sống, không chỉ là tâm linh. Đây là nét văn hóa truyền thống Ấn Độ đã và đang được gìn giữ của đất nước này với hi vọng mọi thứ đều may mắn, suôn sẻ.
Theo: VycTravel