Nay, được công nhận là một trong bốn kinh đô vĩ đại của Trung Quốc, dấu ấn của hàng thế kỷ huy hoàng và cao quý vẫn hiện rõ trên nền trời Nam Kinh hiện đại - nếu như bạn biết cách nhìn và nhận biết.
Điểm dừng chân đầu tiên của tôi là khu vực chân đồi phía nam thị trấn Trung Sơn, hay còn gọi là Tử Kim Sơn, nằm cách trung tâm thành phố 16km về phía đông.
Nơi đây có lăng tẩm của vị hoàng đế đầu tiên triều nhà Minh, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, được chôn cất cùng hoàng hậu.
Sau khi đánh bại quân Mông Cổ vào 1368, ông lấy Nam Kinh làm kinh đô, do nơi đây có diện tích rộng lớn và nằm ở vị trí tiện giao thương.
Nam Kinh đã từng nhiều lần được chọn làm kinh đô trong lịch sử nhiều xáo trộn của Trung Quốc với các vương quốc, các triều đại, nhưng Chu là người đã lần đầu tiên củng cố vị thế kinh thành này trong thời gian 53 năm đầu tiên của triều Minh.
Các chiến binh bằng đá bên ngoài lăng mộ của triều nhà Minh
Theo phong tục thời đó, Minh Thái Tổ đã ra lệnh xây một lăng tẩm đầy ấn tượng, với nhiều gian, nhiều cung điện, nhằm phô trương cảnh thịnh vượng, thái bình của giang san mà vua trị vì.
Phải mất tới hơn 30 năm mới xây xong khu mộ. Minh Thái Tổ băng hà và được chôn cất tại đây vào năm 1398.
Tôi tới thăm vào tháng Chín. Khi đó, không khí có độ ẩm cao. Tôi trèo lên theo lối đi bên triền đồi đầy cây cỏ thơm lành và những giỏ cây được treo lên.
Ở hai bên lối đi, các chiến binh bằng đá đứng canh gác bên cạnh những chú voi, sư tử và ngựa được làm to bằng kích cỡ thực tế, chạm trổ từ những khối đá lớn.
Khu lăng mộ gồm một số các gian trống, các cổng đi qua và các tượng đài được trang trí bằng các trụ cột lớn có chạm trổ, và các máng xối.
Các phần mái đẹp đẽ được sơn màu đỏ, xanh dương và vàng rạng rỡ, còn các trần nhà thì được trang trí như trong tưởng tượng.
Một trong những tượng đài bắt mắt nhất là một bia đá đặt trên lưng con rùa đá khổng lồ ở gian Tứ Phương Thành mới được phục chế gần đây, ở gần lối vào lăng tẩm.
Tại Trung Quốc, rùa tượng trưng cho trường thọ.
Trong bảo tàng ở đó có trưng bày những chiếc lược gỗ, cặp gài tóc, dao và các bình gốm được làm thủ công đẹp đẽ, là những món đồ vật được tìm thấy tại địa điểm lăng mộ.
Tuy lăng mộ thật của Minh Thái Tổ vẫn chưa được khai quật, nhưng các khoa học gia Trung Quốc tin rằng nó có một mê cung gồm các lối đi chứa đầy đồ châu báu nằm dưới mặt đất chờ ngày được phát hiện.
Hiếu lăng nằm ở chân đồi thị trấn Trung Sơn
Mê cung Nam Kinh khiến bất kỳ kẻ đột nhập nào cũng cảm thấy bối rối lẫn lộn.
Di sản đáng kể khác của Minh Thái Tổ là việc xây dựng một bức tường bao quanh Nam Kinh, có nhiệm vụ bảo vệ kinh thành. Lớp vữa sau sáu thế kỷ vẫn giúp giữ những viên gạch trường tồn.
Ngay ở phía nam trung tâm thành phố là Trung Hoa Môn, cổng vào lớn nhất trong số 13 cổng nguyên thuỷ của bức tường thành đồng thời là hệ phòng thủ khổng lồ gồm có các sân trong và thành luỹ.
Ở chân tường có 13 cái hang, giấu được khoảng 3.000 lính nếu kinh thành bị tấn công. Đội quân này sẽ âm thầm chờ đợi trong bóng đen cho tới khi kẻ thù tiến vào phần đầu tiên của khu tổ hợp phòng thủ. Cổng thành khi đó sẽ được hạ thấp xuống và kẻ thù sẽ bị mắc kẹt trong các khu vực sân nhỏ bên trong, và binh lính Nam Kinh sẽ xông ra giao chiến.
Tượng chiến binh đứng ở cổng Trung Hoa Môn
Các hang ngầm tạo cảm giác sợ bị giam hãm, cho nên tôi nhanh chóng thoát ra trở lại nơi có ánh sáng, rồi trèo lên tường thành. Đứng ở trên phóng mắt ra nhìn cảnh tượng thật tuyệt vời về các trận chiến diễn ra trên nóc tường thành chạy dọc theo những địa điểm xây dựng và những toà nhà chung cư hiện đại, xấu xí - như một căn dặn về tình trạng hiện đại hoá nhanh chóng của Nam Kinh.
Nơi lá cờ Trung Hoa Dân Quốc ngạo nghễ tung bay
Kinh đô được dời về Bắc Kinh vào năm 1421 cho tới hết triều Minh và hầu hết thời gian trị vì của nhà Thanh (1644-1911), nhưng lại được chuyển vể Nam Kinh vào năm 1912, khi đế chế sụp đổ và Tôn Dật Tiên, tức Tôn Trung Sơn, nhân vật cộng hoà theo chủ nghĩa dân tuý, lên nắm quyền.
Ngày nay, lá cờ Cộng hoà vẫn ngạo nghễ tung bay tại các cổng của dinh tổng thống ở Nam Kinh. Đó là hình ảnh, biểu tượng không được trưng ra công khai ở bất kỳ nơi nào khác trên quốc gia nay là nhà nước cộng sản này.
Những bức tượng được chạm khắc với thần thái dữ tợn đặt bên ngoài lăng Tôn Trung Sơn
Khi tôi tới thăm, các trụ sở văn phòng chính phủ vẫn đang bày những chiếc máy chữ kiểu cổ, những giấy tờ tài liệu đã nhạt phai màu chữ được lồng trưng bày trong khung kính.
Tôi tưởng tượng ra cảnh Tôn Trung Sơn lang thang với những người bạn tâm giao của ông trong khu vườn Trung Hoa thanh nhã, nơi có cây cầu zigzag, có hồ cá.
Đó là những thời điểm hỗn loạn sau khi nhà nước Cộng hoà được thành lập. Bắc Kinh nhanh chóng được chọn làm thủ đô trở lại, nhưng Tưởng Giới Thạch, người lên thay Tôn Trung Sơn, đã đưa ngôi vị thủ đô trở về cho Nam Kinh vào năm 1927.
Sau hết, đây là nơi mà triều đại nhà Minh rực rỡ đã trị vì trong suốt sáu thế kỷ, đặt nền tảng cho Trung Hoa hiện đại.
Lăng mộ Tôn Trung Sơn tại Nam Kinh
Để làm nổi bật thanh thế của Nam Kinh, Tưởng Giới Thạch đã cho làm một lăng mộ cho Tôn Trung Sơn, người qua đời vào năm 1925. Nó chỉ cách lăng mộ của Minh Thái Tổ có 10 phút đi bộ, và là một trong những điểm hấp dẫn du khách nhất trong thành phố. Người ta cho rằng Quốc Dân Đảng, phong trào cách mạng của Tôn và Tưởng, đã chi 1,5 triệu nhân dân tệ cho nơi này.
Những bậc thang tưởng chừng như bất tận dẫn tôi tới đỉnh đồi, nơi quách, có hình ảnh Tôn Trung Sơn bằng đá, hiện lên tạo cảnh vô cùng ấn tượng.
Bên trong, bức trần màu xanh nhạt của gian phòng được trang trí với những ngôi sao vàng, là các màu của Quốc Dân Đảng.
Bức tượng đá vị lãnh tụ Trung Quốc Tôn Trung Sơn
Mộ Tôn Trung Sơn hiện đại hơn nhiều so với lăng mộ của Minh Thái Tổ, nơi mà qua nhiều thế kỷ dường như đã trở thành một phần của ngọn núi.
Sau khi đi bộ qua hàng thế kỷ lịch sử, tôi cảm thấy như cuối cùng thì mình đã đi hết một vòng đầy đủ. Đây là nơi yên nghỉ của cả người đầu tiên lẫn người cuối cùng trao cho Nam Kinh vị thế thủ đô.
Eva Rammeloo
Nguồn: BBC Travel
Link tiếng Anh:
No comments:
Post a Comment