Tuesday, March 23, 2021

CÁ LÓC - LOÀI CÁ ĐỒNG LỚN CON NHẤT

Cá Lóc thuộc bộ cá quả, ăn tạp, háu ăn, sinh sống tự nhiên ngoài đồng ruộng, ao, hồ, kênh rạch suốt từ Bắc chí Nam ở nước ta.


Tên thường gọi: Cá lóc

Tên gọi khác: Cá tràu, cá quả,

Tên khoa học: Ophiocephalus striatus

Ngành: Động vật có dây sống

Bộ: Cá quả

Lớp: Cá vây tia

Chế độ ăn: Động vật ăn thịt

Cân nặng: 5 – 7 kg

Kích thước: 38 – 45 cm

Tuổi thọ trung bình: Tối đa đến 10 năm

Vùng phân bố và môi trường sống


  • Cá lóc sống được trong nhiều loại hình thủy vực như đồng ruộng, ao, hồ, kênh mương hay những vùng ngập sâu; chúng thường sống ở những nơi có dòng chảy yếu hay nước tĩnh, ven bờ cỏ suốt từ Bắc chí Nam trên cả nước.

  • Cá lóc có khả năng sống trong cả những vùng nhiễm mặn, có nồng độ muối thấp dưới 100/00 và có thể thích nghi với môi trường nước đục, tù hay nóng.

  • Cá lóc có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở môi trường có nhiệt độ 26 – 300C, độ pH từ 7 – 8, độ mặn <= 50/00, hàm lượng oxy hòa tan >3mg/ lít

Đặc điểm hình dáng


  • Cá lóc thuộc giống cá đồng, có kích cỡ trung bình, con cá lóc lớn nhất có thể đạt tới 5 – 7 kg và sống thọ đến 4 – 5 năm, thậm chí có những con sống được đến 10 năm.

  • Cá lóc thuộc loài cá dữ; thân dài hình trụ; miệng rộng; hàm răng nhuyễn và sắc, có thể cắn đứt lìa một con cá chép có cân nặng tương đương hoặc to lớn hơn một cách nhanh chóng nhờ tập tính rình mồi.

  • Cá lóc sinh trưởng rất nhanh, một con cá lóc trưởng thành có thể có chiều dài khoảng 15 – 16cm/ con 1 năm tuổi và 38 – 45cm/ con 2 năm tuổi.

  • Cá lóc có cơ quan hô hấp phụ, đặc điểm này giúp chúng có thể sống rất lâu trên cạn trong điều kiện ẩm ướt toàn thân

  • Tùy theo vùng nước đang sinh sống là vùng cạn hay sâu mà vảy cá lóc có màu hơi khác nhau. Ở vùng ruộng cạn, cá lóc có vảy trên đầu và lưng màu đen ửng vàng; ở vùng nước sâu (như đầm), cá lóc có vảy trên đầu và lưng màu đen, vảy dưới bụng màu trắng.

Các loại cá lóc

Cá lóc có nhiều loại với nhiều tên gọi khác nhau tương ứng theo từng địa phương mà chúng phân bố. Cụ thể:

  • Tại Bắc bộ: cá chuối, cá quả (tên khoa học: Ophiocephalus macalatus)

  • Tại Trung bộ: cá sộp, cá tràu (tên khoa học: Ophiocephalus striatus)

  • Tại Nam bộ: cá lóc, cá lóc bông (tên khoa học: Ophiocephalus micropentes)

Thức ăn của cá lóc


Cá lóc là động vật ăn thịt, thức ăn ưa thích của chúng là các loài cá con, tôm, tép, nòng nọc và ếch nhái. Thông thường, cá lóc tìm kiếm thức ăn quanh hồ, quanh các bãi cỏ, bụi thực vật. Ngoài ra, những loài cá lóc sống trong môi trường nuôi nhốt còn ăn các loại thức ăn công nghiệp, thức ăn viên, bột chuyên dụng cho cá.

Chế độ dinh dưỡng

  • Cá con mới nở: dinh dưỡng chủ yếu được lấy từ khối noãn hoàng

  • Từ 4-5 ngày tuổi: khi noãn hoàng đã hết, cá bắt đầu ăn thức ăn ngoài như động vật phù du, luân trùng, trứng nước; lúc này chúng được gọi là cá bột hay ròng ròng

  • Cá được 5-6cm: chúng bắt đầu biết rượt bắt các loại tép và cá nhỏ

  • Cá được từ 10cm trở lên: chúng bắt đầu có tập tính ăn như cá trưởng thành

Đặc điểm sinh sản


  • Cá lóc mắn đẻ, chúng đẻ khoảng 4 – 5 lần/ năm với khoảng 7.000 – 8.000 trứng/ kg cá cái/ 1 lần; mùa sinh sản của chúng thường rơi vào tháng 4 – 7

  • Trước lúc đẻ, chúng dùng miệng để làm tổ bằng rong, cỏ và thường chọn nơi có cây cỏ, thực vật thủy sinh kín nhưng thoáng để đẻ trứng và thụ tinh bằng hình thức ghép đôi.

  • Cá lóc đẻ trứng trong tổ; trứng cá lóc có màu vàng sạm, có chứa hạt dầu giúp trứng nổi trên mặt nước

  • Sau khi đẻ, cả cá lóc đực và cá lóc cái cùng nhau giữ trứng và cá con cho đến khi cá con bắt đầu có thể tự sống độc lập được. Cá lóc thường thành thục sau 1 năm tuổi

  • Khi mới nở, cá lóc con lớn chỉ bằng đầu que nhan, phần lưng màu đỏ âu, phần bụng màu hồng nên còn được gọi là cá ròng ròng.

  • Khi được 2 tuần tuổi, ròng ròng lớn bằng đầu đũa, thân mình chuyển sang màu vàng

  • Khi lớn bằng ngón chân cái hoặc bằng cườm tay, nặng khoảng 250gr, ròng ròng được gọi là cá tràu

  • Khi cá tràu được 300gr trở lên thì được gọi là cá lóc.

Một số thông tin thú vị khác


  • Loài cá lóc bông là loài cá lớn, có con dài đến gần 1m và nặng đến 20kg

  • Cá lóc có thể bay, chúng thường bay khi đói; vì vậy, không ít người nuôi dựa vào điều này để huấn luyện cách cho ăn cho chúng bằng cách rải thức ăn và chúng sẽ nhảy lên khỏi mặt nước để đớp mồi, từ đó phát triển thành một loại hình du lịch sinh thái thu hút sự quan tâm rất lớn của du khách thời gian qua.

  • Cách nuôi cá lóc bay: để đàn cá lóc có thể bay đẹp và bay đều, người nuôi cần luyện tập cho cá từ nhỏ. Khi cá dưới 1 tháng tuổi, chỉ cho cá ăn mồi là những loại cá tạp rồi sau đó mới chuyển sang thức ăn viên. Khi cá từ 2 tháng tuổi trở đi, khi cho ăn, mỗi lần chỉ rải một ít thức ăn để cá tranh nhau nhảy lên khỏi mặt nước, dần dần sẽ hình thành thói quen

Anbe Yeah / Theo: thế Giới Động Vật


No comments: