Thursday, June 30, 2022

VƯƠNG DƯƠNG MINH: "NGƯỜI MUỐN THÀNH ĐẠI SỰ, KHÔNG NÊN QUẤN LẤY MẤY CHUYỆN VỤN VẶT"

Ý nghĩa sâu xa trong lời nhắn nhủ của ông chắc chắn sẽ là một tấm thảm dài, trải sẵn con đường thành công cho bạn!


Một lần, có một vị tiền bối đến thành phố tôi đang ở để làm khảo sát nghiên cứu. Với tư cách là người bản địa, việc đưa tiền bối đi khắp nơi để tham quan là điều đương nhiên.

Tại lối vào của một khu danh lam thắng cảnh, anh ấy đã bị vài đứa bé ăn xin bảy, tám tuổi chặn lại. Bọn trẻ túm chặt lấy quần áo của tôi như muốn nói "không cho tiền thì không được đi". Tôi có nghe qua về kiểu ăn xin này, rằng một số người lớn có tâm địa độc ác thường dùng sự thương cảm của mọi người để lợi dụng trẻ em, buộc chúng đi ăn xin, sau đó mang tiền về cho họ. Vì vậy tôi không có ý định cho tiền dù chúng có chèo kéo đến cỡ nào.

Tiền bối đứng ở bên cạnh thấy vậy, lập tức móc ra 100 ngàn từ trong ví, đưa cho đám nhóc rồi vội vàng kéo tôi rời đi.

Vào được bên trong khu du lịch, anh ấy đã nói một điều mà có lẽ cả đời tôi cũng không bao giờ quên:

"Tôi biết nguyên nhân cậu không cho tiền không phải là vì tiếc tiền, mà là vì không muốn góp phần cổ xúy cho những khuất tất phía sau đó. Nhưng cậu có bao giờ nghĩ rằng nếu cậu cứ để bản thân vướng vào những đứa trẻ đó, nó sẽ làm trì hoãn chuyến đi tiếp theo của chúng ta không? Cậu phải nhớ, những người có chí lớn sẽ không bao giờ lãng phí thời gian và sức lực của mình vào những việc nhỏ nhặt."


Đã mấy năm trôi qua, càng ngày tôi càng cảm thấy câu nói này anh ấy quả thật là một đạo lý sâu sắc trong cuộc đời. Vì người sáng lập ra "tâm học", hiền nhân Vương Dương Minh cũng có cùng quan điểm như thế.

Khi còn đi học, ông đã từng hỏi giáo viên của mình một câu: "Điều gì là quan trọng nhất trong cuộc đời của một người?"

Thầy ông trả lời: "Điều quan trọng nhất, tất nhiên là phải học, để lấy công danh, và làm quan lớn."
Vương Dương Minh tên thật là Thủ Nhân tự Bá An, ông là nhà chính trị, nhà tư tưởng, triết học xuất sắc nhất thời nhà Minh, được đánh giá là một trong những nhà triết học vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Trong suốt cuộc đời của mình, Vương Dương Minh được người đời ca tụng và biết đến là bậc hiền nhân với những bài học triết lý nhân sinh sâu sắc.
Vương Dương Minh nghe xong, lập tức phản bác lại: "Con nghĩ điều quan trọng nhất của cuộc đời là học hành và làm một người thánh hiền."

Một người là giáo viên dạy dỗ nhiều người, một người là Vương Dương Minh, chỉ mới là một cậu học trò ham học, thế mà góc nhìn lại quá khác nhau, cao thấp phân rõ.

Ngày nay, có rất nhiều người dù đã đến độ tuổi trung niên nhưng vẫn cảm thấy mơ hồ, rằng tại sao họ đã làm việc rất chăm chỉ rồi, mà vẫn không đạt được gì? Trên thực tế, về bản chất là do tầm nhìn của họ quá hạn hẹp.

Người có tầm nhìn hẹp sẽ thà lãng phí thời gian còn hơn để những người đứng sau lợi dụng mấy đứa trẻ ăn mày thành công; họ chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt của việc có được chức vụ cao, nhưng lại không biết cái "lợi sâu xa" của việc làm một người thánh hiền.

Chính những điểm khác biệt này đã khiến cuộc sống và sự nghiệp của một số người thuận buồm xuôi gió, trong khi một số người dù có cố gắng đến đâu cũng không thể đạt được thành tựu gì.

Nhưng may mắn là, tầm nhìn là thứ mà con người có thể tu dưỡng được. Trong tác phẩm "tâm học" của Vương Dương Minh, có một tư tưởng như thế này: "Ôm hoài bão chẳng khác nào đau tim." Nếu trái tim bạn đang đầy nỗi đau, liệu bạn có thời gian để buôn chuyện và lo bao đồng hay không?

Ý của Vương Dương Minh rất đơn giản, chẳng hạn như khi bạn bị cảm, làm sao bạn có sức để lo việc khác được? Bạn phải tập trung vào những thứ chính yếu như "chóng mặt, nghẹt mũi, hắt hơi". Nếu bạn đối xử với mục tiêu của mình cũng tương tự như thế, thì làm sao bạn có thời gian rỗi để ngồi dây dưa vào những câu chuyện phiếm, những người nhàn rỗi và những điều nhỏ nhặt?


Thực tế, trí thông minh giữa người và người không có cách biệt quá lớn. Lý do sự phát triển nghề nghiệp và cuộc sống của mọi người cách nhau quá xa là do tầm nhìn của họ không giống nhau mà thôi.

Ví dụ, bạn vì muốn tập trung cho sự nghiệp nên đã không tham gia tiệc tối cùng các đồng nghiệp, vì thế nên họ đã nói bạn là một người lòng dạ sắt đá. Suy cho cùng, mục tiêu của bạn là sự nghiệp chứ không phải giải trí, nên bạn cũng không cần quá bận tâm về người khác nghĩ gì.

Lý do tại sao nhiều người dù đã lăn lộn chục năm, nhưng khi bước vào tuổi trung niên vẫn không đạt được gì là vì họ quá để tâm những chuyện nhỏ, lo người khác sẽ đàm tiếu về mình. Nếu cứ mãi vướng trong những vướng mắc này, thì cơ hội sẽ vụt mất hết tất cả.

Tựu chung lại, dù là một "tuổi trẻ tài cao" hay một "lão già" đã lăn lộn trong xã hội nhiều năm, nếu muốn đạt được thành tựu to lớn, nhất định phải ghi nhớ loại trí tuệ "tâm học" này của Vương Dương Minh: "Hãy ôm hoài bão như thể đang đau tim."

Trần Anh / Theo: Trí Thức Trẻ