Mỗi lần vào Sài Gòn thăm cháu nội, tôi lại được cô con dâu đưa đi siêu thị. Siêu thị nào cũng như nhau. Hàng hóa ê hề được bày biện ngăn nắp, sáng sủa, người mua hàng không phải cò kè bớt một thêm hai. Siêu thị sạch sẽ, không bùn lầy nên đi siêu thị mọi người có thể khoác lên bộ y phục thời trang nhất.
Tôi vui để khỏi phụ lòng con nhưng lòng nặng trĩu.
Tôi lo một ngày nào siêu thị mọc lên và giết chết cái chợ quê luộm thuộm ồn ào ở quê tôi. Tôi thật sự không muốn việc đi chợ đơn giản chỉ là đi gom một mớ đồ dùng, thực phẩm rồi đứng sắp hàng chờ tính tiền trước những cô nhân viên mệt mỏi và mặt lạnh…như tiền.
Sẽ chán biết bao khi tuần nào cũng đến siêu thị với cùng một cầu thang ấy, tủ kính ấy với hàng hóa bày cố định ngày này qua ngày khác.
Và ông bà chủ siêu thị đang ở đâu vậy? Chắc họ đang ngồi trong một căn phòng máy lạnh trên tầng cao chót vót trước một dãy màn hình, theo dõi mãi lực qua dòng người nườm nượp đẩy những chiếc xe ngập tràn hàng hóa như một bầy kiến đang tải thực phẩm3. khi chán ngán không khí xô bồ , bụi băm của thành phố , họ trở về những biệt thự trên bờ biển hoang vắng, trong một rừng thông không khí trong lành , thụ hưởng cuộc sống thiên nhiên , yên tĩnh.…
Chợ quê thì khác. Chợ quê luôn nhớp nhúa. Mẹ hay mắng con “bày bừa dơ như cái chợ”. Thầy hay mắng học trò “ồn như cái chợ”. Nhưng đi chợ đối với tôi là niềm vui khó tả.
Chợ không phải sở hữu của một ông chủ hay một tập đoàn nào đó. Mỗi cái thúng là một cửa hàng, mỗi người bán hàng là một bà chủ. Chợ hôm nay không giống hôm qua và khác với ngày mai.
Sáng nay trong thúng của Bà Hai có một trái bắp chuối, mấy trái cà dĩa, vài lọn rau răm, mươi quả trứng gà, ngày mai hàng hóa của bà là con gà mái, mấy củ khoai mỡ, vài bó hành lá. Chỉ có vậy nhưng cũng đủ cho bà mua về vài khúc cá, chai nước mắm, gói trà cho ông và gói kẹo cau cho mấy đứa cháu nội.
Chợ là nơi người dân quê bán và mua hạnh phúc.
Chợ là nơi tôi không chán để nhìn thấy bao điều hỷ, nộ. Ngày nào chợ cũng có chuyện. Sáng hôm qua có hai bà bán thịt heo xách dao rượt nhau chạy nháo nhào. Sáng nay mấy bà, mấy cô bỏ bán hàng xúm lại kể chuyện con Tám bán cháo lòng bị vợ lớn đánh ghen phải nằm bệnh viện.
Hàng hóa ở chợ thay đổi theo mùa. Trời có gió Nam, chợ xuất hiện những thùng sứa nhắc nhở món bún sứa, gỏi sứa ăn kèm với rau tía tô. Trời gió Nồm, cá nục rẻ và tươi rói. Tháng tư ruốc đỏ chợ, tháng chạp rau tần ô, rau cải tươi xanh báo hiệu Tết đến gần.
Chợ toàn người quen nhưng đôi khi cũng có khách lạ. Họ là những người bán quảng cáo từ Sài Gòn ra. Họ rất khác với thanh niên miền Trung, Đàn ông miền Trung hiếm khi đi chợ, đừng nói chi đến việc họ đứng giữa đám đông hò hét, hát ca để dụ các bà, các chị mua hàng.
Họ cũng có thể là những người ăn mày lang thang mà mỗi số phận có thể viết thành tiểu thuyết. Có lần tôi nhìn thấy một người ăn mày đặc biệt. Đó là một ông lão tướng mạo sang trọng trong bộ quần áo bạc thếch nhưng rất sạch sẽ. Ông không hát mấy bài bolero sầu thảm. Trên tay cây đàn mandolin, bài “Bắc Sơn” của Văn Cao được ông hát thật hùng hồn:
“Ôi còn đâu đây sắc chàm pha màu gió
Đau lòng năm xưa sống lầm than đây đó
Ai về châu xưa nhớ hồi máu thắm cây rừng”
Tội nghiệp. Người ăn mày này chắc chắn xưa kia cũng là bậc phong lưu học thức.
Ở tuổi của tôi, người yếu quanh quẩn trong nhà xem TV, người khỏe giao việc nhà cho con dâu, con gái, xa lánh chợ búa ồn ào để đi chùa.
Còn tôi chỉ mong được khỏe mạnh để…đi chợ. Đối với tôi chợ có sức sống kỳ lạ. Chợ cũng giống như mặt trời. Buổi sáng chợ rực rỡ reo vui. Buổi chiều chợ tàn dần rồi tắt lịm. Và mờ sớm hôm sau chợ sẽ lại mọc lên, mang biết bao niềm vui sống cho mọi người. Người bán vui vì có tiền thu vào, người đi chợ vui vì ..có tiền trong túi .
Chợ thật dễ thở vì ở đó mình không phải học tập chính trị như ở cơ quan, trường học.
Ai về châu xưa nhớ hồi máu thắm cây rừng”
Tội nghiệp. Người ăn mày này chắc chắn xưa kia cũng là bậc phong lưu học thức.
Ở tuổi của tôi, người yếu quanh quẩn trong nhà xem TV, người khỏe giao việc nhà cho con dâu, con gái, xa lánh chợ búa ồn ào để đi chùa.
Còn tôi chỉ mong được khỏe mạnh để…đi chợ. Đối với tôi chợ có sức sống kỳ lạ. Chợ cũng giống như mặt trời. Buổi sáng chợ rực rỡ reo vui. Buổi chiều chợ tàn dần rồi tắt lịm. Và mờ sớm hôm sau chợ sẽ lại mọc lên, mang biết bao niềm vui sống cho mọi người. Người bán vui vì có tiền thu vào, người đi chợ vui vì ..có tiền trong túi .
Chợ thật dễ thở vì ở đó mình không phải học tập chính trị như ở cơ quan, trường học.
Năm 1975, gia đình chúng tôi vui mừng đón người cậu đi tập kết lần đầu trở về thăm họ hàng sau hơn 20 năm xa cách. Cậu có vẻ hoang mang khi nhìn thấy nhà nào cũng lợp ngói khang trang khác với xóm làng xơ xác lúc cậu ra đi.
Cậu hỏi “Má tụi bây làm ăn ra sao?”
-‘Dạ má cháu buôn bán lương thiện làm ăn, bà có sạp bán đường đậu trên chợ”.
-“Buôn bán mà gọi là lương thiện sao? Đó là ngồi mát ăn bát vàng. Buôn bán là con đường đi đến tư bản. Rồi đây tất cả hàng hóa từ cân gạo đến ly chè đậu đen đều do thương nghiệp cung cấp. Sẽ không còn cảnh tụi bây gánh gánh chè đi bán dạo. Mọi người phải vào Hợp Tác Xã để lao động”.
Chúng tôi sợ hãi vô cùng trước một viễn cảnh chẳng biết sống làm sao khi cái sạp ở chợ của má tôi bị dẹp.
Ai cũng nghĩ chợ sắp chết. Và chúng tôi cũng sắp chết. Sau mấy lần đổi tiền, mỗi nhà chỉ còn vài chục đồng trong túi. Không có tiền lấy gì mua với bán?
Rồi chợ vẫn lây lất sống. Nhu cầu trao đổi vẫn như dòng nước ngầm chảy qua khe núi, tràn xuống đồng bằng, len lỏi vào những con mương bé xíu âm thầm lặng lẽ, không gì ngăn cản được.
Khi các Hợp Tác Xã và các cửa hàng quốc doanh lần lượt biến mất và ông cậu của tôi quy tiên, tôi biết chợ đã chiến thắng.