Nguồn: aboluowang
"A Group of Harmony" (一团和气图 Nhất Đoàn Hòa Khí Đồ) là một trong những bức họa nổi tiếng của Hoàng đế Thành Hóa, với chiều dài 48,7 cm và chiều rộng 36 cm. Đây hiện là một bảo vật trong bộ sưu tập của Bảo tàng Cố Cung (thuộc Tử Cấm Thành) ở Bắc Kinh.
Bức tranh này được thực hiện vào năm 1465, khi Hoàng đế Thành Hóa nhà Minh được 18 tuổi. Những đường nét của tác phẩm rất mảnh mai và mượt mà. Thêm vào đó, những khoảng ngắt nhịp tự do, thể hiện tài năng hội họa điêu luyện của ông.
Ảnh Minh Hiến Tông. Nguồn: aboluowang
Minh Hiến Tông 明宪宗 (1447 - 1487), hoàng đế thứ chín của nhà Minh, với niên hiệu là Thành Hóa (成化), con trai cả của Minh Anh Tông Chu Kỳ Trấn, mẹ là Hiếu túc Hoàng hậu Chu thị.
Ông nổi tiếng là người giỏi vẽ tượng. Vào năm đầu tiên sau khi đăng cơ, ông đã vẽ bức họa "A Group of Harmony" (一团和气图 Nhất Đoàn Hòa Khí Đồ). Qua tác phẩm này, ông muốn thể hiện bản thân với lý tưởng dung hợp Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo cùng những kỳ vọng cho một tương lai hưng thịnh.
Bố cục của bức tranh này rất thú vị, trông giống như một bức tượng Di Lặc đang mỉm cười, ngồi xếp bằng, thân hình tròn trịa.
Tuy nhiên nếu nhìn kỹ lại thì đó là ba người trong một bức tranh. Bên trái là một cụ già đội mão Đạo giáo, bên phải là một nho sĩ đội khăn vuông. Hai người cầm mỗi đầu một cuốn kinh, người chính giữa đeo chuỗi hạt Phật trên tay, và ông ấy là Phật Di Lặc.
Hình ảnh đầy đủ của bức tranh:
GIẢI THÍCH BỨC HỌA
Theo Nho giáo, hình vẽ trên nhìn từ xa giống như một quả bóng lớn, sau khi nhìn kỹ sẽ thấy có ba người đang ôm nhau, nét mặt của ba vị này được mượn của nhau và tổng hợp lại thành một khuôn mặt. Có thể thấy nhìn thấy bức tranh này đã tạo nên một sự bí ẩn và đáng kinh ngạc cho người nhìn.
Xét về Đạo giáo, có thể thấy người bên trái là một ông già đội mão Đạo giáo (mão: chữ Hán là mạo 帽 là thứ dùng để đội lên đầu trong bộ Đạo phục của Chức sắc Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài); người bên phải là một học giả Nho giáo đội khăn vuông; hai người này cầm một đầu cuộn kinh, đầu gối chạm nhau, mỉm cười với nhau. Người thứ ba ở trung tâm đặt tay lên vai hai người, khuôn mặt mỉm cười, để lộ đầu trần, một tay đang lần tràng hạt, người này là Phật Di Lặc.
Về Phật giáo, bố cục của bức tranh này kết hợp ba người thành một, "sự hài hòa của một khối" rất tinh tế. Các nhân vật được khắc họa sống động, đường nét tinh xảo, không có khoảng lùi. Điều này thể hiện sự khéo léo và kỹ năng tuyệt vời của người họa sĩ.
Ý NGHĨA SÂU SẮC
1. Hy vọng vào sự ổn định và thống nhất của đất nước
Vào ngày 23 tháng 2 năm 1464, Anh Tông hoàng đế băng hà, Thái tử Chu Kiến Thâm kế vị vào lúc vừa 17 tuổi. Tân đế cải niên hiệu Thành Hóa, bắt đầu thời kỳ hưng thịnh được gọi là Thành Hóa tân phong.
Lúc bấy giờ ông đã nhận được sự đồng lòng của rất nhiều người dân và quan thần. Sau đó, ông đã vẽ bức "A Group of Harmony", có liên quan trực tiếp đến trang phục của một bộ tướng nổi tiếng và anh hùng dân tộc của nhà Minh.
Việc công nhận địa vị của Hoàng đế Thành Hóa và bức tranh này mang ý nghĩa tích cực đối với sự ổn định và thống nhất của đất nước lúc bấy giờ.
2. Thể hiện ý tưởng "Tam giáo hợp nhất"
Từ lâu, Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo là ba tôn giáo lớn có ảnh hưởng đến văn hóa Trung Quốc. Hơn nữa, mối quan hệ của chúng cũng khá phức tạp. Nếu các tôn giáo tương ứng đối lập với nhau thì tất yếu sẽ làm tiêu hao sức người, sức của, không có lợi cho sự ổn định và phát triển của xã hội.
Chính vì vậy, việc hợp nhất, hài hòa tam giáo là mong ước rất lớn đối với một nhà vua như Thành Hóa. Bức họa cũng đã gửi gắm ý tưởng cao cả cùng sự mong ước cho một đất nước hưng thịnh của vua Thành Hóa lúc bấy giờ.
Theo Nho giáo, hình vẽ trên nhìn từ xa giống như một quả bóng lớn, sau khi nhìn kỹ sẽ thấy có ba người đang ôm nhau, nét mặt của ba vị này được mượn của nhau và tổng hợp lại thành một khuôn mặt. Có thể thấy nhìn thấy bức tranh này đã tạo nên một sự bí ẩn và đáng kinh ngạc cho người nhìn.
Xét về Đạo giáo, có thể thấy người bên trái là một ông già đội mão Đạo giáo (mão: chữ Hán là mạo 帽 là thứ dùng để đội lên đầu trong bộ Đạo phục của Chức sắc Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài); người bên phải là một học giả Nho giáo đội khăn vuông; hai người này cầm một đầu cuộn kinh, đầu gối chạm nhau, mỉm cười với nhau. Người thứ ba ở trung tâm đặt tay lên vai hai người, khuôn mặt mỉm cười, để lộ đầu trần, một tay đang lần tràng hạt, người này là Phật Di Lặc.
Về Phật giáo, bố cục của bức tranh này kết hợp ba người thành một, "sự hài hòa của một khối" rất tinh tế. Các nhân vật được khắc họa sống động, đường nét tinh xảo, không có khoảng lùi. Điều này thể hiện sự khéo léo và kỹ năng tuyệt vời của người họa sĩ.
Ý NGHĨA SÂU SẮC
1. Hy vọng vào sự ổn định và thống nhất của đất nước
Vào ngày 23 tháng 2 năm 1464, Anh Tông hoàng đế băng hà, Thái tử Chu Kiến Thâm kế vị vào lúc vừa 17 tuổi. Tân đế cải niên hiệu Thành Hóa, bắt đầu thời kỳ hưng thịnh được gọi là Thành Hóa tân phong.
Lúc bấy giờ ông đã nhận được sự đồng lòng của rất nhiều người dân và quan thần. Sau đó, ông đã vẽ bức "A Group of Harmony", có liên quan trực tiếp đến trang phục của một bộ tướng nổi tiếng và anh hùng dân tộc của nhà Minh.
Việc công nhận địa vị của Hoàng đế Thành Hóa và bức tranh này mang ý nghĩa tích cực đối với sự ổn định và thống nhất của đất nước lúc bấy giờ.
2. Thể hiện ý tưởng "Tam giáo hợp nhất"
Từ lâu, Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo là ba tôn giáo lớn có ảnh hưởng đến văn hóa Trung Quốc. Hơn nữa, mối quan hệ của chúng cũng khá phức tạp. Nếu các tôn giáo tương ứng đối lập với nhau thì tất yếu sẽ làm tiêu hao sức người, sức của, không có lợi cho sự ổn định và phát triển của xã hội.
Chính vì vậy, việc hợp nhất, hài hòa tam giáo là mong ước rất lớn đối với một nhà vua như Thành Hóa. Bức họa cũng đã gửi gắm ý tưởng cao cả cùng sự mong ước cho một đất nước hưng thịnh của vua Thành Hóa lúc bấy giờ.
Theo: Trí Thức Trẻ
Link tham khảo: