Lịch sử của loài người dài đến đâu, biến đổi nhường nào cũng đồng nghĩa với quá trình phát triển của trà trên khắp thế giới. Ít người biết rằng, trước khi trở thành thức uống phổ biến và được ưa chuộng bậc nhất thế giới, trà còn là một vị thuốc quý chữa bệnh cho con người.
Ngày nay, dù đi tới bất cứ mảnh đất nào, lục địa nào, chúng ta đều dễ dàng nhâm nhi vị thanh nhã của thức uống này. Mỗi nơi một vị, một cách thưởng trà khác nhau nhưng tất cả đều dễ dàng chiếm được cảm tình của bao thực khách.
Ngày nay, dù đi tới bất cứ mảnh đất nào, lục địa nào, chúng ta đều dễ dàng nhâm nhi vị thanh nhã của thức uống này. Mỗi nơi một vị, một cách thưởng trà khác nhau nhưng tất cả đều dễ dàng chiếm được cảm tình của bao thực khách.
SỰ BẮT ĐẦU CỦA LÁ TRÀ
Các chuyên gia lịch sử hay sinh học đều thống nhất một điều rằng, trà có nguồn gốc từ châu Á, chủ yếu nằm ở phía Bắc và Tây Nam Trung Quốc. Dù không biết chính xác thời điểm nhưng họ cũng tin rằng, người dân nơi đây đã học cách sử dụng các lá trà vào đời sống từ triều đại nhà Thương (1600 TCN – 1046 TCN).
Năm 2737 TCN, tình cờ có lá trà cháy bị gió thổi tới và bay vào vạc nước sôi của Thần Nông để rồi từ lúc ấy, ông đã phát hiện ra công hiệu của loại lá này như một vị thuốc, có thể giải độc rất tốt.
Kể từ đó, người dân chỉ sử dụng trà với mục địch chữa bệnh hoặc trở thành thức uống dành riêng cho giới hoàng tộc giàu có. Đến thời nhà Đường, thưởng trà đã dần trở nên phổ biến với mọi tầng lớp người dân và theo chân các nhà sư thuộc phái Thiền tông sang nước bạn Nhật Bản và từ đây, người dân xứ sở hoa anh đào đã nâng tầm trở thành bộ môn nghệ thuật: trà đạo.
… DU NGOẠN TỚI LỤC ĐỊA GIÀ
Tuy nhiên, để lá trà trở thành một thức uống phổ biến khắp châu Âu phải nhờ tới công của nữ hoàng Catherine xứ Braganza, Bồ Đào Nha. Khi cưới vua Charles đệ nhị vào năm 1661, bà đã đem trà đến với nước Anh và dần định hình nên văn hóa tiệc trà chiều nổi tiếng của xứ sở sương mù. Kể từ đó trở đi, những đồi chè không chỉ còn xuất hiện ở Trung quốc mà phổ biến tại những nước thuộc địa của Anh như Mỹ, Ấn Độ…
ĐẾM NHỮNG VỊ TRÀ NỔI DANH KHẮP THẾ GIỚI
Nhắc đến xứ sở của những tách trà thanh nhẹ, chúng ta buộc phải kể tới Trung Quốc đầu tiên. Là nơi sản sinh ra lá trà và cũng là quốc gia sản xuất trà nhiều nhất thế giới, Trung Quốc thỏa mãn những ai đam mê thức uống này với đủ hương vị cùng những biến tấu đa dạng. Nghệ thuật Trà Đạo là sự tổng hòa của ba hệ tư tưởng đặc trưng Trung Hoa: Nho Giáo – Phật Giáo – Lão Giáo. Nhấp một ngụm trà đầu tiên, bạn sẽ lập tức cảm nhận được ngay sự cân bằng, hài hòa và gắn kết với Mẹ thiên nhiên.
Việt Nam
Không quá đặt nặng văn hóa thưởng trà theo những quy tắc như Trung Quốc hay Nhật Bản, phong cách uống trà của người Việt dựa trên sở thích và lối sống thường ngày. Bên cạnh những loại trà nổi tiếng ai trên thế giới cũng biết như trà xanh, trà đen thì tại Việt Nam cũng xuất hiện những loại trà mang hương vị, bản sắc riêng như: trà Thái Nguyên, trà Suối Giàng, trà Phìn Hồ, trà Tà Xùa… Từ già đến trẻ, đi khắp nước Việt, bạn đều dễ dàng bắt gặp hình ảnh bao người nhâm nhi chén trà trong lúc làm đủ mọi việc, trò chuyện đủ điều trên đời.
Ấn Độ không chỉ nổi tiếng với nền văn hóa Phật giáo lâu đời, hương vị cà ri quẩn quanh khắp chốn mà còn đặc biệt lôi cuốn bởi những đồi chè, xưởng trà rộng lớn. Sau khi người Anh bắt đầu xây dựng những nông trại đầu tiên tại xứ Ấn, trà dần dần trở thành một thức uống đặc trưng, một nét văn hóa nổi bật của quốc gia này. Tại đây có nhiều loại trà như trà đen, trà Darjeeling, trà Wallah… nhưng đặc biệt nhất phải nhắc đến Masala Chai mang hương vị hỗn hợp gia vị thảo mộc.
Nhật Bản
Chuyến du hành của trà Trung Quốc dừng chân tại xứ sở hoa anh đào từ thế kỷ VIII, được sử dụng chính như một bài thuốc chữa bệnh cho giới thượng lưu. Sau này, đến thời Muromachi (1333 – 1573), loại đồ uống này mới dần phổ biến tới mọi tầng lớp trong xã hội. Nghệ thuật thưởng trà của người Nhật đạt tới một cảnh giới khác với những triết lý sâu sắc cùng nguyên tắc pha trà cầu kỳ.
Chính vì vậy, để thuần thục nguyên tắc pha và thưởng trà đòi hỏi thực khách phải có tính kiên nhẫn, thả lỏng tâm hồn trong một không gian tĩnh lặng để hoàn toàn thẩm thấu văn hóa Trà Đạo.
Có nguồn gốc từ các quốc gia phương Đông nhưng trà Anh lại tạo nên xu hướng trà chiều thanh tao, sang trọng lan rộng khắp thế giới. Văn hóa thưởng trà tại xứ sở sương mù vô cùng đa dạng với trà đen, trà English Breakfast, trà Assam… với hương vị ngọt thanh, đậm đà xen lẫn chút đắng đặc trưng. Người Anh đặc biệt coi trọng nguồn gốc, chất lượng và cách thưởng thức trà.
Trà Anh thường được pha cùng đường hoặc sữa để giảm vị đắng. Sữa phải được cho vào tách trước để tránh việc nước nóng gây vỡ, hỏng tách sứ. Không chỉ là một thức uống, trà chiều đã trở thành nét văn hóa, một dịp để người Anh ngồi lại bên nhau chuyện trò, ăn bánh và thưởng trà.
Theo: Wanderlust Tips
No comments:
Post a Comment