Monday, June 20, 2022

CON NGƯỜI VỀ GIÀ, PHÚC KHÍ CÓ ĐƯỢC TỪ "TU DƯỠNG"

Tuổi trẻ có cuộc sống nhàn hạ không được coi là phúc khí, mà về già có được cuộc sống mỹ mãn mới được xem là có phúc khí.

Về già có được cuộc sống mỹ mãn mới được xem là có phúc khí. (Ảnh chụp màn hình phim Tam Tự Kinh)

Nhiều người tin rằng khi về già sẽ được an hưởng hạnh phúc, bởi khi họ về già, về hưu và con cái đã trưởng thành, họ không phải vất vả vì công việc, hay vất vả lo lắng cho con cái nữa, và cuối cùng thì họ cũng có thể an hưởng tuổi già.

Nhiều người nghĩ, cuộc sống ở tuổi già là đặc biệt tươi đẹp, nghĩ rằng bản thân đã vất vả cả đời, khi về già, nên tận hưởng nó một cách trọn vẹn nhất. Khi còn trẻ, có nhiều nơi chưa được đi, có nhiều trò giải trí mà không có thời gian để thử, tới lúc về già, họ có thời gian và tiền bạc, và cho rằng đó chính là thời điểm để trải nghiệm.

Nhìn vào các mạng xã hội và các vòng kết nối bạn bè, những người cao tuổi thường đăng về cuộc sống hạnh phúc của họ trên mạng, khiến người ta ảo tưởng rằng khi về già, họ thực sự có thể tận hưởng hạnh phúc mà không cần lo lắng gì, chỉ cần có tâm thái tốt, chắc chắn sẽ có tuổi già hạnh phúc.

Tuy nhiên, thực tế luôn phũ phàng hơn nhiều so với lý tưởng.

Cuộc sống về già không hề đơn giản như mọi người tưởng tượng, quãng đường cuối cùng của kiếp nhân sinh chưa chắc đã bằng phẳng, cần phải có trí tuệ và dũng khí thực sự mới có được cuộc sống yên lành.

Về già ai chẳng muốn hưởng hạnh phúc, mà phúc khí là đến từ sự “tu thân”.

1. “Tu” nhân duyên

Người già có nhân duyên tốt là có phúc khí tốt, nhân duyên là do bản thân ‘tu’ mà có.

Người ta sợ nhất là cô độc sống quãng đời còn lại. Về già, cô đơn chính là kẻ thù lớn nhất, ai cũng mong trên con đường của những năm tháng cuối đời sẽ có nhiều tiếng cười và niềm vui.

Đối với người già, nhân duyên rất quan trọng, có nhân duyên tốt ắt có được phúc khí tốt, nhưng nhân duyên là do chính mình “tu dưỡng” mà có được.

Đối với người già, nhân duyên rất quan trọng, có nhân duyên tốt ắt có được phúc khí tốt, nhưng nhân duyên là do chính mình “tu dưỡng” mà có được. (Ảnh: Pixabay)

Người ta thường nói kính trọng người già, yêu thương trẻ nhỏ. Tôn trọng người già, không phải chỉ là tôn trọng tuổi tác, mà quan trọng hơn chính là đức hạnh của người già.

Khi về già, điều kỵ nhất là cậy mình nhiều tuổi. Tuổi già không phải là một lý do để hưởng thụ. Con cháu và các thế hệ sau phải kính trọng và yêu thương người già vốn là luân lý, nhưng giữa con người với nhau, điều thực sự quan trọng là cư xử. Chỉ khi hành động thực sự xuất phát từ nội tâm mới đem tới hạnh phúc thực sự, dùng đạo đức ước thúc bản thân, thì có được sự tôn trọng và kính mến thực tâm của các thế hệ sau.

Đối với người cao tuổi, muốn an hưởng tuổi già, nhưng không phải lúc nào cũng chỉ một lòng mong muốn an nhàn hưởng thụ, mà còn cần tu dưỡng nhân duyên của mình, đó mới là sự bảo đảm cho hạnh phúc.

2. "Tu” tâm

Khổng Tử nói: “Tam thập nhi lập, tứ thập bất hoặc, ngũ thập tri thiên mệnh” (30 tuổi xác lập chí hướng vững chắc, 40 tuổi không còn mê hoặc, 50 tuổi biết được mệnh Trời).

Đường đời bình thường tăng thêm cùng tuổi tác, kiến thức của con người ngày càng nâng cao, trí tuệ ngày càng được tích lũy, tuổi càng cao lại càng có thể nhìn rõ, nghĩ thông suốt.

Về già, kinh nghiệm sống phong phú có thể mang lại cho con người những trải nghiệm giống như đốn ngộ, khiến tâm hồn người già trở nên chín chắn và sáng suốt. Nhưng nhìn chung là như vậy chứ không phải tất cả đều như vậy.

Bước vào tuổi già, tính tình thay đổi rất nhiều, có không ít người lâm vào cảnh tồi tệ.

Bước vào tuổi già, tính tình thay đổi rất nhiều, có không ít người lâm vào cảnh tồi tệ. (Ảnh: Pixabay)

Lúc trẻ chịu áp lực rất lớn, cuộc sống có mục tiêu rõ ràng, dù bận rộn nhưng phong phú, về già và nghỉ hưu không có việc gì làm, rất dễ hoang mang, không biết làm sao vượt qua quãng đời còn lại, có người bắt đầu vứt bỏ tín ngưỡng ban đầu, bị dục vọng chiếm đoạt, bị lòng tham lam lôi cuốn, và kết quả là cuộc sống trở thành một mớ hỗn độn.

Khi về già, không yêu cầu bản thân phải làm việc chăm chỉ, cũng không yêu cầu phải có một bước nhảy vọt nào trong cuộc đời, chỉ cần bản thân tu tâm dưỡng tính, đừng đánh mất chính mình trong đoạn cuối cuộc đời, trân trọng tất cả những gì thực sự đang có, đó chính là chìa khóa của hạnh phúc.

3. Không theo đuổi “hưởng thụ” là cách “hưởng thụ” tốt nhất

Để an nhàn hưởng thụ tuổi già, điều quan trọng nhất không phải là “hưởng thụ”, mà là “an” (bình yên). Về già, sống yên vui với hiện tại là hưởng thụ tốt nhất.

Một cụ già sắp bước sang tuổi 100, hàng ngày cụ vẫn đi thư viện, miệt mài biên soạn những cuốn sách cổ mà cả đời ông yêu thích. Dù mỗi ngày chỉ lặp đi lặp lại những công việc đơn giản nhất, và khô khan nhất, nhưng ai có thể nói rằng, tuổi già như vậy không phải là tuổi già hạnh phúc nhất?

Về già đừng luôn nghĩ đến hưởng thụ, mưu cầu hưởng thụ sẽ không bao giờ toại nguyện, chỉ có từ trong tâm nhiệt tình với hiện tại, tận hưởng hiện tại, không theo đuổi “hưởng thụ” mới là “hưởng thụ” tốt nhất.

Không cần bất kỳ trải nghiệm mới nào, và cũng không cần một cuộc sống siêu việt hơn thế. Chỉ cần mỗi giây phút, mỗi khoảnh khắc đều là cuộc sống tuyệt vời nhất. Chỉ cần có được trải nghiệm cuộc sống này, thì nhất định sẽ được đắm chìm trong hạnh phúc ở mọi thời khắc.

Khi con người đến tuổi già, phúc khí đến từ sự “tu dưỡng” chứ không phải “hưởng thụ”.

Bạn đã nghĩ đến việc an hưởng tuổi già của mình như thế nào chưa?

Minh An / Theo: NTDTV

No comments: