Trương Quả Lão là một trong vị Tiên luôn cưỡi lừa ngược trong Bát Tiên truyền kỳ. Tương truyền, con lừa đó không ăn cỏ cũng không uống nước. Khi hoàng hôn, Trương Quả Lão vỗ vỗ vào nó và nó biến thành giấy. Sau đó ông mang cất đi. Hôm sau, ông lại lấy tờ giấy con lừa ra khỏi túi. Ông thổi lên, nó lại biến thành một con lừa sống.
Tại sao ông lại có sở thích cưỡi lừa ngược? Bởi ông hiểu rằng những việc tưởng như là đang tiến về phía trước nhưng thực ra lại là đi ngược lại. Còn việc lùi lại phía sau thực ra chính là tiến về phía trước.
Ông cũng nhận ra rằng xã hội nhân loại có tiến bộ hay không là nằm ở đạo đức. Nếu như đạo đức xuống dốc chính là nói rõ nhân loại đang dần dần thoái lùi.
Trương Quả Lão cưỡi lừa ngược cũng có ý nhắc rằng con người thường xuyên ngoảnh đầu lại nhìn lại những sự việc đã phát sinh để rút ra kinh nghiệm. Ghi nhớ bài học giáo huấn, tránh phạm phải sai lầm.
Theo ghi chép trong Bát Tiên đắc đạo truyện của Vô Cấu thời Thanh: Những năm cuối đời nhà Đường, Trương Quả Lão tình cờ gặp Trương Đạo Lăng. Hai cao nhân đàm đạo nhiều điều trong trời đất.
Trương Quả Lão nói: “Một nghìn năm sau, xã hội sẽ xuất hiện hiện tượng, quan không lo việc nước, chỉ biết nhận hối lộ. Mọi việc đều dựa vào hối lộ là được giải quyết. Việc đút lót không còn lén lút nơi tối tăm, đúng là trở thành ma quỷ bóc lột dân. Trong dân chúng, hiếu đạo mất đi, phóng túng dâm loạn khởi xướng. Người người chỉ lo cầu lợi cho mình, không kể gì đến liêm sỉ, lễ nghĩa nữa”.
Người đời sau vô cùng kinh ngạc vì lời tiên toán này ứng nghiệm với xã hội nhân loại ngày nay. Sau nhà Đường một nghìn năm, xã hội nhân loại đã trở thành đúng như vậy.
Trương Quả Lão cưỡi lừa ngược bởi ông phát hiện thói đời, đạo đức nơi trần thế sau này đều trượt dốc, càng ngày càng rời xa Đạo, nhân loại càng phát triển, tiến về phía trước thì đạo đức càng bại hoại, thụt lùi.
Cho nên, Ông cưỡi lừa ngược để điểm hóa cho con người đời sau, hy vọng hậu thế có thể hiểu được dụng ý của ông mà tìm lại bản tính thiện lương của mình.
Cuộc sống luôn cần hướng về phía trước, nhưng nhân sinh con người cũng nên học cách quay đầu nhìn lại, tìm lại bản tính thiện lương của mình, tìm về Chân Thiện Nhẫn (chân thành, thiện lương và nhẫn nại). Bởi chỉ khi nhìn lại bản thân, bạn mới có thể sáng tỏ thông suốt, quay đầu nhìn lại, để không quên đường về.
Chân Kiến biên tập
No comments:
Post a Comment