Quả bóng Al Rihla dùng tại World Cup 2022.
"Ngành công nghiệp này đã tồn tại được gần một thế kỷ, đó là lý do vì sao chúng tôi đạt đến sự hoàn hảo về kỹ năng", anh Waseem Shahbaz Lodhi, người vận hành nhà máy này suốt 13 năm cho hay.
Tất cả bắt đầu từ một chiếc máy tạo ra những tấm cao su nóng. Những tấm cao su này sau đó được cắt thành hình tròn. Chúng tạo thành ruột hoặc lớp lót bên trong của quả bóng. Tiếp theo, những tấm lót được thổi phồng lên và đặt vào máy hơi nước.
Một trái bóng được tạo thành từ 20 hình lục giác và 12 hình ngũ giác, được nối bằng 690 mũi khâu. Gần đây, nhiều loại bóng được kết dính bằng keo. Những loại bóng này vẫn có chất lượng cao và giá thành rẻ nhưng phí vận chuyển đắt hơn, và không thể sửa hay xì hơi như bóng được khâu.
Những thợ khâu chỉ nhận khoảng 160 rupee (0,75 USD) cho mỗi quả bóng. Mỗi quả cần 3 tiếng để hoàn thành. Trung bình một thợ khâu nhận khoảng 9.600 rupee/tháng. Đây là mức lương thấp vì mức lương sinh hoạt tối thiểu ở Sialkot rơi vào khoảng 20.000 rupee/tháng. Hầu hết thợ khâu là phụ nữ.
Trong khi đó, nam giới đảm nhận các khâu trong quy trình sản xuất, chuẩn bị vật liệu và kiểm tra chất lượng. Nhiều công ty từng thuê trẻ em 5 tuổi vào làm việc cùng cha mẹ cho đến khi luật lao động được ban hành vào năm 1997. Một báo cáo năm 2016 nói rằng việc cấm lao động trẻ em đã đe dọa ngành công nghiệp này, khi nó gây nguy cơ thiếu hụt lao động.
Những quả bóng đã hoàn thành sẽ trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt để đáp ứng tiêu chuẩn của FIFA. Người dân trên thế giới mua khoảng 40 triệu quả bóng mỗi năm và con số này sẽ tăng hơn khi World Cup diễn ra.
Trước thềm World Cup 2018, Pakistan đã xuất khẩu hơn 37 triệu quả bóng ra toàn cầu. Cho tới ngày hôm nay, ngành công nghiệp này vẫn đem về nguồn thu chủ lực, với ít nhất 1.000 nhà máy chỉ riêng tại Sialkot, cung cấp việc làm cho gần 60.000 người.
Đan Thùy (t/h) / Theo: 1thegioi
Link tham khảo:
No comments:
Post a Comment