Thursday, January 26, 2023

KHÔNG PHẢI THỎ NHƯ CÁC NƯỚC CHÂU Á, TẠI SAO VIỆT NAM LẠI ĐÓN TẾT BẰNG NĂM MÈO?

Tết Nguyên Đán ở Việt Nam là tôn vinh con mèo trong năm Mão thay vì thỏ như Trung Quốc và các nước khác. Dưới đây là một số giả thuyết tạo ra sự khác biệt này.


Sự khác biệt trong việc chọn linh vật làm biểu tượng năm 2023

Trong khi Hàn Quốc, Trung Quốc và những nước châu Á lân cận chuẩn bị chào đón năm 2023 là con thỏ, thì Tết Nguyên Đán ở Việt Nam lại có sự khác biệt hơn, vì con giáp thứ 4 trong quan niệm của người Việt xưa nay là con mèo.

Hầu hết trên khắp đất nước Việt Nam, đường phố các nơi được trang trí bằng những đồ vật có hình tượng mèo và các cửa hàng cũng chất đầy đồ bày trí theo chủ đề mèo.

Linh vật Mèo ở Quảng Trị gây sốt thời gian qua. – Nguồn ảnh: dantri.com.vn

Việt Nam và nước láng giềng với Trung Quốc có chung đến 10/12 con giáp – chuột, hổ, rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó và lợn. Tuy nhiên, người Việt Nam lại tôn vinh con mèo thay cho con thỏ, và con trâu lại thay con bò.

Có nhiều giả thuyết khác nhau

Chuyên gia về văn hoá truyền thống tại Việt Nam – Nguyễn Hữu Tin, ông cho rằng câu trả lời có thể nằm ở những cánh đồng lúa được người nông dân tại dải đất hình chữ S quý trọng.

Việt Nam có môi trường sống phù hợp cho mèo

“Lúa là một phần quan trọng trong nông nghiệp của Việt Nam, còn mèo là động vật phổ biến đối với người Việt Nam và có thể chế ngự được mối đe dọa của nhiều chuột trên đồng ruộng do nó là loài có thể bắt chuột”, ông Tín cho biết. “Một cách giải thích khác là người Việt Nam không muốn sống hai năm với một con vật giống nhau. Họ coi chuột và thỏ có mối liên hệ mật thiết với nhau”, ông Tín nói.

Về mặt thực tế, có ý kiến cho rằng nguyên nhân năm Mão ở Việt Nam là con mèo mà không phải con thỏ xuất phát từ điều kiện địa lý và khí hậu. Tại Trung Quốc – quốc gia gây ảnh hưởng nhiều nhất trong nhóm các nước đồng văn, có rất nhiều đồng cỏ rộng lớn, hay còn được biết là “thảo nguyên”. Đó là một vùng đồng bằng rộng lớn chỉ có cỏ và cây bụi, nhưng có rất ít hoặc hầu như không có cây cao và lớn. Đây là điều kiện lý tưởng cho loài thỏ sinh sôi và sinh trưởng.

Các loài mèo lớn cũng như mèo rừng – tổ tiên của mèo nhà – lại có thể sống tốt trong rừng mưa nhiệt đới. – Nguồn ảnh: chus.vn

Trong khi đó, ở Việt Nam lại có rất nhiều rừng mưa nhiệt đới do khí hậu nóng ẩm. Rừng mưa nhiệt đới có thể được xem là một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất cả về thực vật lẫn động vật, nhưng đây lại không phải là nơi mà loài thỏ “ưa” sống. Ngược lại, các loài mèo lớn cũng như mèo rừng – tổ tiên của mèo nhà – lại có thể sống tốt trong rừng mưa nhiệt đới.

Vì vậy, mèo là loài vật quen thuộc với người Việt Nam hơn nhiều so với loài thỏ. Và từ xa xưa, mèo cũng là loài vật được nuôi trong nhà phổ biến hơn, trong khi thỏ thì xa lạ hơn nhiều. Đây là lí do mà tại Việt Nam, năm Mão là năm con mèo, trong khi Trung Quốc, cùng các nước có nền văn hóa Hán khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, có năm Mão là năm con thỏ.

Sự khác biệt trong ngôn ngữ

Theo tờ Reuters, dù có nhiều sự lý giải khác nhau về việc con mèo thay thế con thỏ trong 12 con giáp ở Việt Nam, nhưng cách lý giải phổ biến nhất chính là chữ thỏ trong tiếng Trung được phát âm là “mao” – nghe giống từ mão (con mèo) trong tiếng Việt. Đây có thể là nguyên nhân tạo nên sự khác biệt khi 12 con giáp du nhập vào Việt Nam, và cũng là lý do tại sao chỉ có người Việt xem năm Mão là năm con mèo.

Theo Reuters, thỏ là một loài gặm nhấm, chuột (Tí) cũng là loài gặm nhấm, trong khi 12 con giáp cần độc nhất và khác biệt. Và mèo vẫn giúp tạo ra thế đối xứng với chó. Theo học thuyết âm dương, thì điều này thể hiện sự cân bằng, giúp giải quyết các thực thể. Vậy nên, dùng mèo thay cho thỏ trong 12 con giáp được cho là tốt hơn”.

Và mèo vẫn giúp tạo ra thế đối xứng với chó. Theo học thuyết âm dương, thì điều này thể hiện sự cân bằng, giúp giải quyết các thực thể. – Nguồn ảnh: 24h.vn

Và năm con mèo được người dân cho là mang lại may mắn và thuận buồm xuôi gió ở Việt Nam.

Mèo trong nền văn hóa Việt Nam so với thỏ

Chẳng những được nhiều người nuôi, mà mèo cũng tỏ ra rất hữu dụng với người nông dân Việt Nam bằng tài bắt chuột. Chuột thích ăn lúa và làm hại đến mùa màng, vậy nên mèo đã trở thành người bạn thân thiết của con người thuộc nền văn hóa lúa nước.

Vì thân thuộc như vậy, mèo xuất hiện nhiều trong đời sống dân gian của người Việt. Điều đó thể hiện qua rất nhiều các câu ca dao, tục ngữ hay thành ngữ liên quan đến loài mèo như: Mèo lại hoàn mèo, Mèo khen mèo dài đuôi, Ăn ít như mèo, Chó treo mèo đậy, v.v…

Vì thân thuộc như vậy, mèo xuất hiện nhiều trong đời sống dân gian của người Việt. – Tranh Đám cưới chuột – Nguồn ảnh: vannghedanang.org.vn

Ngoài ra, nếu so sánh với thỏ, thì mèo có những tính tốt như nhanh nhẹn và thông minh; trong khi thỏ lại được gắn với các đặc điểm nhút nhát và yếu ớt, chẳng hạn như trong câu “nhát như thỏ đế”. Chính vì sự quen thuộc trong đời sống và văn hóa Việt Nam như trên, càng có thêm lý do để người Việt xem năm Mão là năm con mèo thay vì con thỏ.

Tóm lại là…

Đến nay, lí do vì sao người Việt Nam chọn mèo làm biểu tượng cho năm Mão vẫn chưa được giải đáp một cách chính xác. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn hy vọng những giả thuyết kể trên có thể phần nào giải đáp thắc mắc của bạn.

Tịnh Yên
Nguồn: tienphong

No comments: