Thảm cảnh của đàn linh dương
Nhiều người tự hỏi, một vài con có thể hiểu, làm sao chúng lại có thể rơi xuống với số lượng lớn thế được?
Sau khi điều tra, nhân viên công tác cũng không thấy có dấu hiệu nào của việc chúng bị con vật khác đuổi theo.
Nhưng nếu là ngẫu nhiên rơi xuống thì một hai con ngã xuống còn có thể lý giải được chứ hơn 270 con đều rơi xuống chết dưới vực sâu thì không thể giải thích nổi.
Lẽ nào hàng trăm con linh dương lại thực hiện việc tự kết liễu tập thể? Nhưng tại sao chúng phải làm thế? Hơn nữa, chưa ai từng nghe thấy loài linh dương có tập tính như vậy.
Những bí ẩn chờ lời giải đáp…
Sự việc này khiến mọi người ở khắp nơi không ngừng suy đoán. Sau một thời gian dài, các ý kiến về nguyên nhân dẫn đến thảm cảnh của đàn linh dương vẫn chưa được thống nhất. Điều này đã thu hút sự chú ý của Giáo sư Bella, một nhà động vật học tại Đại học Cape Town.
Giáo sư Bella đã tham gia nghiên cứu động vật học hơn 30 năm, sau khi đọc báo cáo, ông cũng cảm thấy khó hiểu trước hiện tượng này.
Để làm rõ sự thật, ông lập tức quyết định lên đường đến nơi xảy ra vụ việc để điều tra nhằm tiết lộ sự thật khó hiểu của đàn linh dương.
Sự xuất hiện của Giáo sư Bella đã được tổ chức bảo vệ động vật địa phương chào đón nồng nhiệt. Ngoài việc tiếp đón nhiệt tình, họ còn bố trí hai nhân viên trợ lý giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cuộc điều tra nghiên cứu của ông.
Đầu tiên, Giáo sư Bella kiểm tra xác linh dương đã được bảo quản lạnh. Sau đó, ông cùng với trợ lý của mình đến hẻm núi nơi đàn linh dương rơi xuống để xem xét hoàn cảnh. Ông xuống dưới đáy vực xem xét rồi lại để cho trợ lý dẫn lên đỉnh hẻm quan sát địa thế.
Khi lên đến đỉnh hẻm núi, Giáo sư Bella cẩn thận quan sát và nhận thấy phía trên hẻm núi có một khoảng đất trống rộng lớn.
Quan sát kỹ hơn, ông lại thấy rìa hẻm núi có một ít cỏ mọc ra cao nửa mét. Ông lại lui về phía sau để quan sát tiếp và dùng máy ảnh chụp lại từng góc độ khác nhau.
Đầu mối hé lộ từ con linh dương đầu đàn
Sau khi mọi việc xong xuôi mà chưa có ra manh mối, ông lại yêu cầu kiểm tra những con linh dương một lần nữa.
Hơn một giờ đồng hồ xem xét, cuối cùng mắt ông dừng lại trên một con linh dương lớn cường tráng rắn chắc, và xác định nó là con linh dương đầu đàn.
Thông thường con đầu đàn sẽ dẫn cả đàn thú đi theo, giáo sư yêu cầu nhân viên trợ lý đưa con linh dương này đến phòng thí nghiệm để kiểm tra thị lực của nó.
Một ngày sau, kết quả giám định được đưa ra, báo cáo cho thấy, khi con linh dương này còn sống, nó mắc bệnh về mắt rất nghiêm trọng, gần như bị mù một nửa.
Sau khi đọc báo cáo, giáo sư Bella gật đầu hài lòng và nói: “Có vẻ như suy đoán của tôi là đúng. Giờ đây, bí ẩn về nguyên nhân dẫn đến thảm cảnh của đàn linh dương đã được hé lộ”.
Sự thật được sáng tỏ
Trong buổi họp báo sau đó, Giáo sư Bella đã báo cáo với mọi người kết quả nghiên cứu của mình:
“Nguyên nhân là, loài linh dương này có tập tính di cư vào mùa thu hàng năm, cuộc di cư được thực hiện theo đàn, và mỗi đàn đều có một con dẫn đầu, là con lớn nhất trong bầy. Con đầu đàn này sẽ dẫn đường và những con còn lại sẽ đi theo nó.
Thông qua kết quả kiểm tra phát hiện con đầu đàn bị bệnh về mắt, khi dẫn đàn linh dương đến gò đất trên đỉnh hẻm núi.
Bởi vì sườn hẻm núi có cỏ mọc cao nửa mét nên nó không thể phát hiện được phía trước là vực sâu rộng lớn, nó vội vàng lao tới, kết quả là đã rơi xuống vách núi”.
Bi kịch lấy con đầu đàn làm chuẩn
Giáo sư Bella nói: “Hiện tại có một vấn đề, đó là những con linh dương khác không bị bệnh về mắt nên chúng có thể phát hiện ra phía trước là một hẻm núi, tại sao chúng cũng rơi xuống theo con đầu đàn?”
“Bởi vì loài linh dương có một tập tính, lấy con đầu đàn làm chuẩn, con đầu đàn đi như thế nào thì những con còn lại sẽ đi như vậy, dần dần tạo thành tâm lý ỷ lại và mất đi năng lực phán đoán, cho nên chúng mới lần lượt nhảy xuống vực sâu theo con đầu đàn”.
Giáo sư Bella kết luận: “Đây thật ra là một bi kịch của sự mù quáng chạy theo đám đông”.
Bài học ‘mù quáng chạy theo đám đông’
Trên đây là lời giải đáp cho bi kịch của đàn linh dương, nhưng nó cũng là bài học cảnh tỉnh cho con người, không phải số đông lúc nào cũng đúng. Chúng ta không được ỷ lại dựa theo người khác mà cần có phân tích, phán đoán của chính mình.
Hàng vạn người đổ về chùa Tam Chúc (Hà Nam) – Đi chùa để đúng dịp, để không bị vượt qua, để không quê mùa, đi để cho thiên hạ biết.
Những đám đông không chỉ nói lên thói quen nhìn theo số lượng mà đôi khi còn là sự tập hợp của những người muốn nổi trội. Họ âm thầm nhưng cuối cùng thì vẫn đụng phải nhau bằng những ý nghĩ tưởng như độc, lạ, bất ngờ… không ai có chứ không phải vì họ chung mục đích hay là đức tin như ở nhiều quốc gia.
Ý thức về bản sắc văn hóa, văn minh, giá trị lịch sử, nhân văn ở họ đôi khi chỉ là con số không. Họ là những mảnh vỡ đáng thương chứ không phải sự gắn kết của những đam mê. Đi chùa để đúng dịp, để không bị vượt qua, để không quê mùa, đi để cho thiên hạ biết.
Cuộc sống có một quy luật hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng. Bạn cần đến với cộng đồng, nhưng cộng đồng cũng cần đến bạn. Nếu bạn lặng lẽ sống một cuộc sống khoa học, sáng tạo dù kín đáo đến đâu, mọi người cũng sẽ biết đến bạn và những giá trị bạn có được trở thành tài sản chung để tất cả cùng chia sẻ.
Thái An biên dịch
No comments:
Post a Comment