Tuesday, January 7, 2025

HAI PHẨM CHẤT KHÔNG THỂ THIẾU KHI LÀM NGƯỜI, RẤT ĐÁNG ĐƯỢC TRÂN TRỌNG

Nền tảng của việc trở thành một con người là gì? Mỗi một người có thể đều có câu trả lời của riêng mình. Tuy nhiên, lương tâm và nhân phẩm là hai thứ không thể thiếu.


Một, lương tâm là gốc rễ làm người

Lương tâm, mỗi người có thân phận khác nhau sẽ có cách lý giải khác nhau. Đối với người kinh doanh, lương tâm không lừa dối người khác; đối với bác sĩ, lương tâm không coi thường mạng sống con người; đối với giáo viên, lương tâm không làm hại học trò của mình. Vì vậy, chỉ cần bạn có thể ước thúc được bản thân mình không làm điều xấu thì đó chính là bạn có lương tâm.

Một người thực sự có lương tâm sẽ không thay đổi ý định ban đầu của mình trước những thăng trầm của cuộc sống, dù bạn có trải qua bao nhiêu khúc quanh, chỉ cần bạn giữ vững lương tâm và luôn biết ơn, cuối cùng chắc chắn bạn sẽ nhìn thấy một khung cảnh tươi đẹp hơn.

Làm người cần giữ vững đạo đức trung dung, giữ vững giới hạn lương tâm của việc làm người. Đã là người, không được vượt quá giới hạn, không được đánh mất lương tâm.

Làm người, chúng ta cần phải tuân thủ những quy tắc đạo đức, những người có tín ngưỡng đều tin rằng, Thần linh tồn tại ở bất kỳ nơi đâu và vào bất kỳ thời gian nào. Tục ngữ cũng có câu: “Trên đầu ba thước có Thần linh”. Cho nên, cho dù ở nơi đâu, kể cả nơi không một bóng người, họ cũng tự ước thúc, cân nhắc nghiêm khắc đến từng hành vi, lời nói của bản thân mình, không vì lợi ích của bản thân mà làm hại người khác.

Hai, nhân phẩm là nền tảng làm người

Làm người tất cả đều phải có nhân phẩm, đó là con át chủ bài mạnh nhất của một người và là tấm nhãn đạo đức quý giá trong xã hội.

Việc bạn bắt đầu mối quan hệ của mình với người khác từ đâu không quan trọng lắm, nhưng cuối cùng chỉ có sự trung thành với tính cách của bạn mới là nền tảng vững chắc và lâu dài nhất cho các mối quan hệ.

Trong cuộc sống, chỉ có nhân phẩm tốt là có giá trị nhất. Nhân phẩm của bạn càng tốt, hoàn cảnh của bạn càng lớn, bạn càng có nhiều cơ hội và bạn càng tiến gần đến thành công. Nếu nhân phẩm của bạn không mất đi thì bạn là người chiến thắng. Nhân phẩm chính là phong thái, là gốc rễ sâu bên trong nội tâm của một người.


Nhân sinh tại thế, số phận như biển, người như con thuyền. Tiền tài phú quý rồi đến cuối đời cũng không mang theo được gì. Điều có thể lưu lại và ghi nhớ chỉ có thể là lương tâm trong sáng và nhân cách cao thượng của một con người trong suốt cuộc đời.

Ở bất cứ thời điểm nào trong cuộc sống, thứ không thể thiếu nhất chính là nhân phẩm. Những người không có nhân cách để nói đến chắc chắn sẽ khó có thể tiến lên trong xã hội này. Một người, cái vốn tốt nhất, không phải là dung mạo hay tiền bạc, cũng không phải là năng lực hay địa vị, mà là nhân phẩm!

Nhân phẩm, là danh thiếp của mỗi người khi hành tẩu, cũng là giấy thông hành tốt nhất trong cuộc sống. Một người nhân phẩm không tốt, suy cho cùng rồi cũng gieo nhân nào gặp quả nấy. Ông chủ sợ họ ngáng chân, đồng nghiệp sợ họ có ý đồ, bất luận năng lực của họ có giỏi tới đâu, cũng vĩnh viễn không khiến người khác yên tâm, tin tưởng. Năng lực không lấy nhân phẩm làm nền tảng cũng giống như dòng nước không có nguồn, cây không có rễ, dù có thể dựa vào một vài mánh khóe có được những lợi ích tạm thời, thì cho tới cuối cùng vẫn sẽ đứng không được vững, đi không được xa.

Muốn thành tài, trước tiên phải lập đức, muốn giàu có, trước tiên phải có “phẩm”, người có tốt, nhân duyên và tài lộc mới tìm đến. Người làm chuyện trái với lương tâm, có thể trốn tránh pháp lý tại nhân gian, nhưng khó tránh khỏi sự trừng phạt của thiên lý.

Đăng Dũng biên dịch
Theo: vandieuhay