Monday, January 20, 2025

THIÊN HỘ MIÊU TRẠI - LÀNG CỔ 1700 TUỔI CỦA QUÝ CHÂU

Làng cổ Thiên Hộ Miêu Trại, nằm ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, là một điểm đến độc đáo mang trong mình bức tranh sinh động về cuộc sống và văn hóa dân gian Trung Hoa. Với hơn 1.300 ngôi nhà cổ, làng cổ này được xây dựng san sát nhau trên sườn đồi thoai thoải, tạo nên một bức tranh đẹp mắt giữa vùng núi mênh mông.


NGÔI LÀNG CỔ LÀ BẢN NGƯỜI MIÊU LỚN NHẤT TRUNG QUỐC

Thiên Hộ Miêu Trại còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như Tây Giang Thiên Hộ Miêu Trại hay làng Miêu ngàn hộ, tọa lạc ở huyện Lôi Xương thuộc khu tự trị Kiềm Đông Nam của tỉnh Quý Châu, Trung Quốc.

Làng cổ Miêu Trại có tổng cộng hơn 1.300 ngôi nhà cổ nằm san sát nhau và là nơi cư trú của 6.000 người dân tộc. Đặc biệt, du khách khi đến đây có thể bị choáng ngợp bởi lối kiến trúc cổ kính, tựa như lạc vào hậu trường một bộ phim cổ trang Trung Quốc.

Với hơn 1300 ngôi nhà cổ, làng cổ này được xây dựng san sát nhau trên sườn đồi thoai thoải

Tên gọi Thiên Hộ Miêu Trại trong tiếng Trung có ý nghĩa là “ngôi làng của hàng nghìn hộ gia đình người Miêu”. Ngôi làng này đã có lịch sử hơn 1.700 năm tuổi, với dân số lên đến 6.000 người, trong đó 99% là người bản địa. Đây cũng chính là ngôi làng người Miêu lớn nhất trên thế giới.

Một điểm đến độc đáo mang trong mình bức tranh sinh động về cuộc sống và văn hóa dân gian Trung Hoa

Cách đây hơn 40 năm, Miêu Trại là một làng nghèo. Vào năm 1982, khi Trung Quốc dần mở cửa nền kinh tế và ưu tiên tăng trường, làng được chính quyền tỉnh chỉ định phát triển thành một điểm du lịch vì quang cảnh ngoạn mục. Ngày nay, làng là điểm đến hàng đầu cho những du khách muốn thoát khỏi nhịp sống hối hả.

NHỮNG MÁI NHÀ CỔ SAN SÁT

Có lẽ điều ấn tượng nhất với du khách khi tới ngôi làng cổ này chính là hình ảnh những ngôi nhà san sát cổ kính tạo nên khung cảnh cổ kính như trong phim. Theo tìm hiểu mọi kiến trúc tại đây đều thống nhất với nhau về màu sắc, vật liệu xây dựng. Và nó nhỏ các chủ nhà xây mới còn phải xịt sơn lên để tạo nên vẻ cũ kỹ tương đồng với những căn nhà cổ xung quanh.

Thiên Hộ Miêu Trại còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như Tây Giang Thiên Hộ Miêu Trại

Tây Giang Miêu trại, với những mái ngói âm dương màu xám đen, tạo nên một bức tranh độc đáo giữa vùng núi Quý Châu, Trung Quốc. Điều này tạo nên một sự tương đồng với Sa Pa của Việt Nam, với thời tiết mát mẻ vào mùa hè và thậm chí có tuyết rơi vào mùa đông.

Ngôi làng này đã có lịch sử hơn 1700 năm tuổi

Những căn nhà sàn gỗ bên bờ sông, với những mái nhà xám đen trầm mặc, làm cho bản Mèo trở nên lộng lẫy như một bức tranh thủy mặc. Khi đêm buông xuống, không gian này lại được thắp sáng bởi những ánh đèn lung linh, và khắp nơi vang lên những bài hát của các chàng trai cô gái bản địa. Họ mặc những bộ trang phục truyền thống và múa hát những điệu nhảy dân tộc, mang lại một không khí vui vẻ và hào hứng cho du khách.

Tây Giang Miêu trại, với những mái ngói âm dương màu xám đen, tạo nên một bức tranh độc đáo giữa vùng núi Quý Châu, Trung Quốc

Đêm ở Tây Giang thực sự rất đặc biệt và ấm áp, khi mọi người cùng nhau vui đùa và chia sẻ tình người. Sự hòa mình vào không gian và văn hóa của bản địa khiến cho trải nghiệm du lịch ở đây trở nên không thể quên.

Có người sẽ ấn tượng với những ngôi nhà cổ rêu phong, có người thích lối điêu khắc tinh xảo trên những bức vách đất, lại có người thích thú với những bậc cầu thang đá đã bạc màu theo thời gian. Đặc biệt, người dân tộc Miêu vô cùng thân thiện và hiếu khách. Họ thiết đãi khách du lịch phương xa như thể người nhà, bằng cả tấm chân tình mộc mạc.

Nhà người Miêu thường có ba tầng

Nhà người Miêu thường có ba tầng. Tầng một dùng để chứa dụng cụ, chăn nuôi gia súc. Tầng hai là phòng khách, phòng ngủ, bếp và không gian nghỉ ngơi, thêu thùa còn tầng trên cùng được sử dụng như nhà kho để lưu trữ ngũ cốc, đồ dùng sinh hoạt. Ngày nay, phần lớn các ngôi nhà đều được chuyển thành địa điểm kinh doanh, nhà nghỉ đón khách. Nhiều ngôi nhà cổ có tuổi đời hơn 1.700 năm.

TIỂU THẤT KHỔNG - CỔ KÍNH THƠ MỘNG GIỮA ĐẠI NGÀN

Lệ Ba (Tiểu thất khổng) là sự kết hợp của nước, núi, rừng, động, hồ.. nằm trong địa hình núi đá vôi. Chỉ có đến đây mới có thể hiểu được hết vẻ đẹp của của hồ nước xanh ngọc, xanh lam, xanh thẳm...hầu như có tất cả các màu xanh của tự nhiên. Có câu nói rằng xem nước đến Cửu Trại Câu, xem núi đến Trương Gia Giới, xem được cả nước và núi thì hãy đến Lệ Ba.

Lệ Ba (Tiểu thất khổng) là sự kết hợp của nước, núi, rừng, động, hồ.. nằm trong địa hình núi đá vôi

Trấn này thuộc Cao Nguyên Vân Quý, Lệ Ba, với đặc trưng với khí hậu đẹp như mùa thu, quanh năm làn nước trong xanh, thiên nhiên trong lành, mát mẻ. Nơi đây, cây rừng che phủ, tạo nên một màu xanh của sức sống. Và là nơi định cư của nhiều dân tộc thiểu số mà chủ yếu là người Miêu, người Dao, người Thủy và tộc Bố Y.

Tiểu Thất Khổng - Xứ sở thần tiên có một không hai ở Quý Châu

Tại Lệ Ba, địa hình thuận lợi tạo nên khung cảnh tuyệt mỹ của những hồ nước xanh như ngọc, thác nước nên thơ, những dòng suối chảy yên bình.

TIỂU THẤT KHỔNG - khu rừng sinh thái tự nhiên đẹp nhất tại Quý Châu, Trung Quốc

Thị trấn Lệ Ba là nơi cư trú của các đồng bào dân tộc thiểu số bao gồm người Miêu, người Thủy và tộc Bố Y. Phía sâu bên trong trấn là hai cây cầu nổi tiếng là Thất Khổng Kiều và Tiểu Thất Khổng Kiều. Đây là những cây cầu cổ được xây dựng từ thời nhà Thanh, cách đây đã 170 năm. Sở dĩ trong tên của chúng có chữ Thất là bởi mỗi cây cầu đều được xây dựng 7 cửa vòm độc đáo.

PHONG VŨ KIỀU - TUYỆT PHẨM KIẾN TRÚC CỦA TRUNG QUỐC

Cầu Phong Vũ Kiều (còn có tên Trình Dương Kiều) là một trong những cây cầu nổi tiếng nhất ở Tam Giang, Liễu Châu. Cầu có độ dài khoảng 200m và rộng 5m. Tên gọi "Phong Vũ" với ý nghĩa cầu mưa thuận gió hòa.

Cầu Gió Mưa (Phong Vũ kiều) - Cầu Chengyang của người Đồng

Cầu được xây dựng trên dòng sông Liễu Giang, có bốn tòa tháp cổ kính ở các đầu cầu, được làm từ gỗ, đá và gạch men. Nếu bạn đến tham quan Liễu Châu, không nên bỏ qua cơ hội để chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của cầu Phong Vũ Kiều, đặc biệt là vào ban đêm, khi cầu được chiếu sáng bởi những đèn lồng màu sắc rực rỡ.

Trước đây, cây cầu này được xây bằng gỗ, tuy nhiên sau này đã được xây dựng lại bằng bê tông gỗ với kiến trúc độc đáo. Cây cầu này nằm giữa không gian cổ kính của làng Miêu, tạo nên cảnh sắc hữu tình và thơ mộng.

Tên gọi "Phong Vũ" với ý nghĩa cầu mưa thuận gió hòa

Ngoài mục đích phong thủy và giúp dân làng di chuyển dễ dàng hơn, thì cây cầu gió mưa này còn là địa điểm check in sống ảo ưa thích của nhiều du khách. Xung quanh ngôi làng cũng có một số cây gỗ có kiến trúc rất đẹp để du khách dừng chân tham quan và ngắm cảnh.

Nổi bật với không gian kiến trúc độc đáo đã hàng ngàn năm tuổi, cùng với đó là nét văn hóa đậm đà bản sắc của người dân tộc Miêu. Thiên Hộ Miêu Trại đích thị là điểm đến hấp dẫn, để bạn tận hưởng trọn vẹn nét đẹp xưa cũ, trầm mặc đầy thi vị.

Khánh Linh / Theo: Travellive+