Tranh vẽ Thạch Sùng ngồi nghe Lục Châu thổi sáo tại Lũng Kim Cốc. (Họa sĩ Hoa Nham, 1732, Wikipedia, Public Domain)
Thạch Sùng tự Quý Luân, hiệu Tề Nô, người Thanh Châu, sống vào thời nhà Tây Tấn. Khi làm Thái thú Dương Thành, ông lập công trong việc đánh Đông Ngô nên được phong An Dương hầu, thăng chức Ích Châu thứ sử kiêm Hiệu uý Giao Chỉ thái phòng sứ, đây là chức vụ chỉ huy đội quân thường trực ở Giao Chỉ. Có lẽ vì vậy mà chuyện Thạch Sùng từ chính sử được lưu truyền trong dân gian nước ta, cuối cùng trở thành chuyện cổ tích.
Trở thành quan lớn
Thuở nhỏ Thạch Sùng là đứa trẻ thông minh lại mưu trí, cha ông là Thạch Bào lúc sắp mất có chia gia tài cho các con, Thạch Sùng được phần ít nhất. Vợ Thạch Bào thắc mắc thì Thạch Bào nói rằng: “Tuy bây giờ chia cho nó ít, nhưng ngày sau nó sẽ giàu hơn mấy đứa kia gấp bội”.
Thạch Sùng lớn lên nhờ có tài nên được bổ nhiệm làm quan ở Tu Vũ, rồ làm Thái thú ở Dương Thành. Lúc này là thời kỳ Tam Quốc, Thạch Sùng nhờ giúp nhà Tấn đánh thắng được Đông Ngô nên được phong làm An Dương hầu.
Sau Tấn Vũ Đế thấy Thạch Sùng có tài nên phong làm Tướng quân Ưng Dương, Trung Lang tướng, rồi Thứ sử Ích Châu kiêm thêm Hiệu úy Giao Chỉ.
Bức tranh "Kim Cốc Viên đồ" do Cửu Anh thời Minh vẽ, mô tả cuộc sống của Thạch Sùng tại Kim Cốc Viên.
Dù là người có tài nhưng Thạch Sùng lại kém đức. Khi có quyền hành thì ông ta mua quan bán tước, vơ vét của bách tính, lại thông đồng với giặc cướp để cướp của dân buôn nên thu được vô vàn của cải.
Tấn Vũ Đế là người sống xa hoa, xây nhiều hành cung, ăn mặc cũng rất xa xỉ. “Thượng bất chính hạ tắc lọan”, đám quan lại và quý tộc giàu có cũng đua nhau bắt chước theo, không chỉ khoe khoang sự giàu có mà còn thi xem ai giàu hơn.
Cực kỳ giàu có
Thạch Sùng đã có vô vàn của cải, sau lại được thăng chức làm Thái bộc rồi Vệ úy, trở thành cự phú không hề kém cạnh ai. Thạch Sùng cho xây một hành cung ở Lũng Kim Cốc để làm nơi hội họp ăn chơi trác táng.
Một lần Thạch Sùng đến Giao Chỉ công cán, trên đường đi qua vùng thuộc Quảng Tây ngày nay, nghe tiếng có nàng Lục Châu xinh đẹp tuyệt trần, liền đến diện kiến, quả nhiên không chỉ xinh đẹp mà còn giỏi cả cầm kỳ thi họa và múa hát, đối đáp cũng tài tình. Thạch Sùng liền bỏ ra 3 hộp minh châu cho gia đình Lục Châu để được lấy làm thiếp.
Tranh vẽ Thạch Sùng ngồi nghe Lục Châu thổi sáo tại Lũng Kim Cốc. (Họa sĩ Hoa Nham, 1732, Wikipedia, Public Domain)
Thạch Sùng để Lục Châu ở Lũng Kim Cốc, đồng thời cho xây dựng lâu đài đình các thật nguy nga tráng lệ, sơn thủy hữu tình, chim hót ríu rít, cá nhảy hồ sen.
Chuyện khoe của
Câu chuyện Thạch Sùng và Vương Khải khoe giàu nổi tiếng trong lịch sử cũng như trong dân gian.
Bấy giờ cậu của Tấn Vũ Đế là Vương Khải được phong là Sơn Đô huyện công, được phong thực ấp 1.800 hộ cũng là kẻ có quyền thế và ăn chơi xa xỉ.
Thạch Sùng đến Kinh đô Lạc Dương, nghe tiếng Vương Khải lấy mật rửa chảo, Thạch Sùng liền cho đày tớ dùng nến đốt lửa thay củi, việc này nhanh chóng truyền đi.
Vương Khải nghe thế liền muốn khoe của, trên con đường dẫn tới tư dinh của mình dài suốt 40 dặm cho người lấy tơ màu tím giăng hai bên.
Thạch Sùng liền dùng loại tơ màu sang trọng, đẹp và quý hiếm hơn cho giăng hai bên đường đến nhà mình dài suốt 50 dặm.
Vương Khải thấy mình không thể giàu bằng Thạch Sùng, nhưng quyết không chịu thua, bèn vào cung nhờ cháu mình là Tấn Vũ Đến. Tấn Vũ Đế cũng là kẻ ăn chơi xa xỉ, nghe kể thấy thú vị, liền đem cho Vương Khải 2 cây san hô quý hiếm của mình để so giàu với Thạch Sùng.
Tranh do Trần Hồng Thọ vẽ Thạch Sùng kêu người đem 4 cây san hô ra khoe.
Vương Khải liền mời Thạch Sùng cùng các quan đến nhà mình dự tiệc, rồi đem 2 cây san hô quý hiếm ra khoe.
Nào ngờ Thạch Sùng cầm 2 cây san hô ném luôn xuống đất cho vỡ tan, rồi sai người về nhà lấy, đưa đến 4 cây san hô cao hơn và đẹp hơn, lấy ra 1 cây tặng lại Vương Khải.
Một chuyện nổi tiếng khác là Thạch Sùng cho mỹ nữ mời khách uống rượu, nếu khách nào không vui vẻ uống hay uống ít, ông ta sẽ cho người lôi mỹ nữ đó ra chém. Thạch Sùng từng chém liên tục 3 mỹ nữ vì tướng quân Vương Đốn không chịu uống rượu.
Kết cục
Sau khi Tấn Vũ Đế mất, con là Tấn Huệ Đế lên thay, quyền hành lọt vào tay 8 vị Thân vương và xảy ra loạn bát vương khiến nhà Tây Tấn suy yếu trầm trọng, cuối cùng quyền hành lọt vào tay Triệu Vương Tư Mã Luân (con trai thứ 9 của Tư Mã Ý). Tư Mã Luân làm Tướng quốc, tin dùng một gia thần là Tôn Tú.
Giả Mật, người mà Thạch Sùng dựa vào để có thể đứng vững chắc, bị tru di, khiến Thạch Sùng mất đi chỗ dựa.
Tôn Tú biết Thạch Sùng có ái thiếp là Lục Châu vô cùng xinh đẹp, lại giỏi cả cầm kỳ thi họa nổi danh khắp thiên hạ nên từ lâu đã muốn có được cho mình. Ông ta bèn sai người đến yêu cầu Thạch Sùng dâng Lục Châu. Thạch Sùng không chịu.
Tôn Tú liền báo với Tư Mã Luân rằng Thạch Sùng ỷ giàu, có ý làm loạn, nếu không trừ khử sớm thì hối không kịp. Tư Mã Luân đồng ý.
Lục Châu thấy Thạch Sùng vì mình mà bị bắt liền nhảy từ lầu cao xuống tự tử, Thạch Sùng bị giải đi xử tử, toàn bộ tài sản bị tịch thu.
Tôn Tú biết Thạch Sùng có ái thiếp là Lục Châu vô cùng xinh đẹp, lại giỏi cả cầm kỳ thi họa nổi danh khắp thiên hạ nên từ lâu đã muốn có được cho mình. Ông ta bèn sai người đến yêu cầu Thạch Sùng dâng Lục Châu. Thạch Sùng không chịu.
Tôn Tú liền báo với Tư Mã Luân rằng Thạch Sùng ỷ giàu, có ý làm loạn, nếu không trừ khử sớm thì hối không kịp. Tư Mã Luân đồng ý.
Lục Châu thấy Thạch Sùng vì mình mà bị bắt liền nhảy từ lầu cao xuống tự tử, Thạch Sùng bị giải đi xử tử, toàn bộ tài sản bị tịch thu.
Trần Hưng
Theo: trithucvn