Bốn mươi mấy năm về trước, lúc còn ở VN, bộ "Thiên Long Bát Bộ" (天龍八部) tôi đã đọc phải hơn 2 lần. Thời đó với tôi, câu chuyện chỉ xoay quanh cuộc tình của Đoàn Dự và Vương Ngọc Yến, còn nói về võ công thì "Lục Mạch Thần Kiếm" là số một. Còn nói về chuyện tình đau thương hơn thì là chuyện tình của "Kiều Phong và A Tỷ"
Thật đơn giản khi đọc truyện tiểu thuyết của Kim Dung. Nhưng không phải như vậy, Kim Dung gói ghém những suy tư và triết lý của mình trong mỗi một nhân vật dù chánh hay phụ. Những ý tưởng gói ghém trong đó rất khó định nghĩa chính hay tà cho đến nỗi Trung Cộng cũng có thời cấm và Đài Loan thời đó cũng cấm vì chính tà lẫn lộn nghĩ sao ra vậy.
Với tôi thời đó đọc truyện kiếm hiệp, tiểu thuyết,... là một giải trí mà thôi. Nên bây giờ có ai hỏi chi tiết và suy nghĩ theo từng nhân vật thì xin lỗi. Tôi sẽ trả lời: "Tôi không biết"
Có một câu hỏi hôm nay:
ĐỆ NHẤT CAO THỦ VÕ LÂM TRONG THIÊN LONG BÁT BỘ LÀ AI ?
Không quá khi nói rằng thế giới võ lâm trong “Thiên Long Bát Bộ” xuất hiện nhiều cao thủ nhất trong tất cả các bộ tiểu thuyết của Kim Dung. Vậy ai mới xứng đáng là cao thủ đứng đầu quần hùng trong tác phẩm kinh điển này?
ĐỆ NHẤT CAO THỦ VÕ LÂM TRONG THIÊN LONG BÁT BỘ LÀ AI ?
Không quá khi nói rằng thế giới võ lâm trong “Thiên Long Bát Bộ” xuất hiện nhiều cao thủ nhất trong tất cả các bộ tiểu thuyết của Kim Dung. Vậy ai mới xứng đáng là cao thủ đứng đầu quần hùng trong tác phẩm kinh điển này?
Đã là tiểu thuyết võ hiệp thì một nhân vật hoặc ít hoặc nhiều đều luôn biết một chút võ công. Điều đặc biệt là các nhân vật chính trong tiểu thuyết lại không hẳn lúc nào cũng là cao thủ bậc nhất.
Trong Thiên Long Bát Bộ, nếu hỏi ai là người có võ công khó đánh bại nhất dưới ngòi bút của Kim Dung, thì đó ắt hẳn là Vô Danh Lão Tăng suốt 50 năm lặng lẽ quét rác trong Thiếu Lâm tự, ông đã đạt được cảnh giới võ học thâm sâu, tinh thông Dịch Cân Kinh.
Vô Danh Lão Tăng tuy xuất hiện ngắn ngủi, ngoài một chưởng đã chặn đứng một chiêu Giáng Long Thập Bát Chưởng của Tiêu Phong, thì không có động thủ xuất chiêu với bất cứ ai nữa.
Nhìn triết lý của võ học mà ông đàm luận, từng câu từng chữ tinh thâm huyền diệu, hơn nữa sự am hiểu Phật Pháp, lấy từ bi làm gốc, chứng tỏ ông đã đạt điểm cảnh giới cực điểm của võ học chính tông.
Người quét lá áo xám của Thiếu Lâm Tự có thể nhẹ tựa lông hồng mà cùng lúc chế phục được Tiêu Viễn Sơn và Mộ Dung Bác, sau đó ông lại là người hòa giải ân oán giữa hai người “không đội trời chung” này.
Ông còn có thể chỉ nhìn thoáng qua một cái đã biết ngay võ công mà Cưu Ma Trí sử dụng chính là Tiểu Vô Tướng Công, một thần công mà ngay đến cả phái Tiêu Dao cũng rất ít người biết đến.
Trong Thiên Long Bát Bộ, Cưu Ma Trí cũng là một cao thủ vào hàng bậc nhất, ông ta dùng Tiểu Vô Tướng Công vận dụng tuyệt kỹ thiếu lâm Vô Tướng Kiếp Chỉ để đánh lén Vô Danh Lão Tăng, “không ngờ lực chỉ vừa mới đến trước thân lão tăng ba thước, thì dường như đã gặp phải một tấm chắn cực kỳ mềm nhũn, nhưng lại cực kỳ cứng rắn, ‘soạt, soạt’ mấy tiếng, chỉ lực liền biến mất không còn một chút dấu vết, nhưng lại cũng không bắn ngược trở về”.
Vô Danh Lão Tăng vẫn như không hề hay biết.
Ông không cần duỗi tay ra đã có thể đỡ Huyền Sinh, Huyền Diệt đang quỳ ở đó đứng dậy. Lúc đó, Huyền Sinh, Huyền Diệt đều nghĩ thầm: “Tiềm vận thần công, nghĩ đến là đến như thế kia, lẽ nào vị lão tăng này chính là Bồ tát hóa thân, nếu không thì sao lại có thể có được thần thông quảng đại, Phật Pháp vô biên đến như vậy?”.
“Ông chậm rãi đi lên, giơ chưởng ra vỗ nhẹ lên đầu Mộ Dung Bác một cái. Mỗ Dung Bác lúc đầu thấy vị lão tăng đi đến cũng không để ý, đến khi ông ta giơ tay đánh lên thiên linh một cái rồi mới gia tay trái lên gạt ra, lại sợ đối phương võ công quá ư lợi hại, tay giơ lên đỡ liên tiếp và nhảy về sau một bước”, nhưng cũng không có tác dụng.
Mộ Dung Phục song chưởng cùng xuất, đánh mạnh vào ông, ông lại có thể không nghe không thấy, hoàn toàn không thèm để mắt đến. Tiêu Phong thần dũng đến thế, dùng đòn Giáng Long Thập Bát Chưởng của chàng đánh thẳng trúng vào lồng ngực của Lão Tăng, cũng chỉ khiến ông lùi lại mấy bước.
Sau đó, ông một tay nhấc Mộ Dung Bác, một tay nhấc Tiêu Viễn Sơn, dưới chưởng lực, công kích của hai người Tiêu Phong, Mộ Dung Phục, thì chỉ như con diều giấy bay xa mấy trượng, như không có chuyện gì. Sự cao thâm trong võ công của ông, khiến cho bọn người Tiêu Phong cũng cảm thấy là “lẽ nào không phải là tấm thân máu thịt”.
Vô Danh Lão Tăng bất kể là đối phó Mộ Dung Phục, Mộ Dung Bác, hay là đối phó Tiêu Viễn Sơn, Tiêu Phong, đều không hề tốn một chút hơi sức. Vậy nên, nếu nói về cảnh giới võ công của Vô Danh Lão Tăng áo xám trong Thiếu lâm tự thần bí này thật khó mà đoán được. Trong tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, danh hiệu võ công đệ nhất thuộc về ông, thì quả thật không còn phải nghi ngờ gì cả.
Thế mới nói cao thủ võ lâm chân chính phải là người có thể tu nội, xuất lai từ bi, thiện giải ác duyên, khiến người trong ân ân oán oán mà tỉnh ngộ. Võ công chân chính cũng không phải để thi thố xuất chiêu, tranh bá tranh hùng, mà chỉ như chiếc áo khoác lên người, mặc được cởi ra được, tồn tại tự nhiên như hơi thở, tâm tính cao bao nhiêu cảnh giới võ công sẽ cao thâm bấy nhiêu. Chính vì tâm tính đã vượt ngoài thế tục nên 50 năm qua ông chỉ lặng lẽ quét chùa, nhìn thế nhân hơn thua được mất.
Tiểu Thiện, theo secretchina
(Sưu tầm trên mạng)