Trung Quốc có bốn cuốn tiểu thuyết kinh điển . Được biết đến với tên gọi Tứ đại danh tác, từ bốn tác phẩm này đã sản sinh ra vô số các vở kịch, phim điện ảnh, truyền thuyết và thấm sâu vào nền văn hóa qua nhiều con đường. Để hiểu rõ hơn về nền văn minh Trung Hoa, chúng ta cần nắm được các tình tiết trong những cuốn tiểu thuyết này. Cả bốn tác phẩm đều dựa trên những sự kiện lịch sử có thật hoặc diễn ra trong thời kỳ lịch sử các triều đại phong kiến của Trung Quốc. Tất cả đều dựa trên nền tảng triết học, tâm linh và tôn giáo đặc trưng của văn minh Trung Hoa.
1. Tam quốc diễn nghĩa
Tam Quốc diễn nghĩa kể về cuộc chiến của các vị anh hùng nổi dậy để giành quyền kiểm soát đất nước khi vương triều nhà Hán sụp đổ. (kanegan/Flickr) |
Tam Quốc diễn nghĩa được viết bởi La Quán Trung. Chuyện xảy ra khi triều đại nhà Hán sụp đổ (206 trước công nguyên – 220 sau công nguyên), khi các vị anh hùng nổi dậy tranh hùng xưng bá, giành quyền kiểm soát đất nước. Sự kết thúc của triều đại nhà Hán và bước sang thời kỳ Tam Quốc hấp dẫn người đọc bởi sự hồi hộp gây cấn và với chủ nghĩa anh hùng sử thi mà một khi đã cầm lên, bạn sẽ không muốn đặt xuống, một tác phẩm có sức “nặng” theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng, với độ dài 100 chương. Dựa vào những câu chuyện trong thời kỳ hỗn loạn này tác giả đã khắc hoạ những câu chuyện phức tạp về lòng trung thành và phản bội, thành và bại.
Câu chuyện phản ánh tất cả những gì tốt đẹp nhất và xấu xa nhất trong xã hội Trung Quốc thời phong kiến.
2. Thủy hử
Thuỷ Hử, còn được biết đến với cái tên 108 anh hùng Lương Sơn Bạc, được Thi Nại Am viết vào thế kỷ 14. Kể về thành tích huy hoàng của các vị anh hùng chính nghĩa không may mắc phải trọng tội của triều đình vào thời nhà Tống. Truyện kể về số phận đã đưa đẩy những người này đến với nhau và những thách thức về đạo đức mà họ phải đối đầu. Câu chuyện về 108 vị anh hùng gồm cả nam và nữ đã khắc họa những tính cách nổi bật của nhân vật. Cách tác giả làm nổi bật các nhân vật đa chiều và vô cùng phức tạp trong khi họ đấu tranh với phải và trái là hết sức độc đáo và mới mẻ.
3. Tây du ký
Tây Du Ký là một cuốn tiểu thuyết thần thoại được xây dựng dựa trên một câu chuyện có thật về hành trình của một nhà sư thời nhà Đường sang Ấn Độ thỉnh kinh và mang về Trung Quốc (Shizhao/Wikipedia) |
Tây Du Ký do Ngô Thừa Ân viết vào thế kỷ thứ 16. Đây là cuốn tiểu thuyết thần thoại dựa trên hành trình có thật của một nhà sư sống vào thời nhà Đường sang Ấn Đồ thỉnh kinh và mang về Trung Quốc. Đây không phải là chuyến đi bình thường. Trên đường đi, nhà sư đã thu nhận Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Đường Tăng cùng chú Bạch Long Mã làm đồ đệ. Câu chuyện kể về những khó nạn mà 5 người đã trải qua để hoàn thành hành trình sang đất Phật dẫn đầu trong số những cuốn tiểu thuyết được yêu thích nhất trong lịch sử Trung Quốc.
4. Hồng lâu mộng
Hồng Lâu Mộng hay còn được biết đến với tên Thạch Đầu Ký, do Tào Tuyết Cần viết vào giữa thế kỷ 18. Đó là một kiệt tác về tả thực. Câu chuyện phản ánh những mối tình lãng mạn, những số phận và vận mệnh của gia tộc giàu có trong thời phong kiến một cách tỉ mỉ. Hiện tại, có lĩnh vực chuyên nghiên cứu về cuốn sách này. Ngoài tác phẩm này thì không có cuốn sách nào mô tả một cách sinh động cuộc sống hàng ngày ở các tầng lớp khác nhau của xã hội thời phong kiến.
Hồng Lâu Mộng (hay còn gọi là Thạch Đầu Ký) dẫn dắt người đọc khám phá những mối tình lãng mạn, những số phận và vận mệnh trong triều đại phong kiến một cách tỉ mỉ. (IvanWalsh.com/Flickr) |
Điều gì đã dẫn đến lòng yêu mến bất tận cho bốn tiểu thuyết cổ điển qua các thời đại? Và tại sao những câu chuyện này vẫn được sử dụng làm nền tảng cho vô vàn các tác phẩm nghệ thuật và văn hoá? Đó là bởi vì các tác phẩm đó phản ánh tư duy của người Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử.
Chúng đóng vai trò như một nguồn tư liệu truyền tải văn hoá về quan niệm của người Trung Quốc đối với cuộc sống. Những tác phẩm này cũng minh hoạ cụ thể cho chúng ta thấy hệ thống đạo đức của Trung Quốc thuở xưa. Các tác phẩm mô tả những nhân vật với suy nghĩ và hành động theo nguyên tắc của Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo để giải quyết các khó khăn, rắc rối của mình. Hệ thống đạo đức trừu tượng được biểu hiện cụ thể dưới nhiều hình thức văn hoá. Các tác phẩm này đã truyền tải một cách tuyệt vời những điều đó.
Dịch từ chinagaze.com
(Sưu tầm trên mạng)
No comments:
Post a Comment