Monday, September 25, 2023

THIỆN HỮU THIỆN BÁO, ÁC HỮU ÁC BÁO

"Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo" đã là chân lý bất biến, thế nhưng có người vẫn không tin mà chuốc phải họa vào thân.


Có một học giả ở Giang Tây tên là Nam Phong, thuộc triều đại nhà Thanh, tài văn chương xuất chúng. Ông viết văn rất giỏi và sáng tác hàng ngàn tác phẩm trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, vì mong muốn kiếm được nhiều tiền hơn, ông đã giúp các tội phạm viết những lời bào chữa dối trá để giảm tội. Kết quả là nhiều tên tội phạm thoát tội.
Sau khi vượt qua kỳ thi cao nhất của triều đình, Nam Phong ở nhà chờ đợi được bổ nhiệm vào một vị trí chính thức. Trong khoảng thời gian này, ông đọc được những câu chuyện ý nghĩa khiến ông nhận ra rằng thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo.
Nam Phong biết rằng những gì ông đã làm là sai và sợ mình có thể bị trừng phạt. Ông quyết tâm gắng sức để trở thành người tốt. Về sau, ông chỉ một mực làm những điều đúng đắn và có lợi cho người khác.


Một năm sau, Nam Phong bị mù. Điều này đã tra tấn tinh thần và khiến ông nghi ngờ về những gì mình đã đọc, ông buồn rầu nói: “Tôi đã có thể vượt qua kỳ thi cao nhất của triều đình mặc dù làm rất nhiều điều xấu. Nhưng sau khi tôi cố gắng làm một người tốt thì tôi lại bị mù. Điều này có nghĩa là tất cả giáo lý đó đều là những lời dối trá và mọi việc sẽ tốt hơn nếu tôi sống như trước đây?”
Từ đó, Nam Phong đã trở lại thành con người không thành thật như trước. Đôi mắt của ông đã sáng trở lại nhờ một thầy thuốc. Ông vốn luôn tự hào về tài văn chương của mình nhưng tiếc vì không thể dùng nó khi bị mù. Bây giờ khi đã nhìn lại được, ông một lần nữa dùng hết tài năng để giúp bọn tội phạm thoát khỏi án phạt. Không may, một bài viết có chất phỉ báng do ông viết đã khiến ông bất ngờ nhận án tử hình.
Một vị thông thái nghe qua câu chuyện này đã nói rằng: “Thật là một bài học đáng nhớ! Bạn thấy đấy, câu chuyện này cũng giống như câu nói của người Trung Quốc xưa: ‘Bất hạnh cho thấy ý nghĩa của sự may mắn và phước lành dựa trên những bất hạnh’.


“Khi Nam Phong vượt qua kì thi cao nhất của triều đình thì đó cũng là khởi đầu của tai họa mà ông phải gánh chịu. Tuy nhiên, lúc ông bị mù thì chính là may mắn đã thực sự đến vì ông có cơ hội trả giá cho những việc làm sai trái trước kia rồi mới nhận được phúc báo cho những việc tốt sau này. Đáng tiếc là ông đã không hiểu mà còn có những quyết định dại dột khi tiếp tục lặp lại hành động xấu. Cuối cùng, cái giá phải trả là mạng sống chứ không chỉ là đôi mắt”.
(Sưu tầm trên mạng)

No comments: