Tuesday, September 19, 2023

HAI VỊ TỔNG THỐNG ĐỊNH HÌNH VẬN MỆNH NƯỚC CHO MỸ

Hai người đàn ông, họ cách nhau 70 tuổi nhưng là hai người quan trọng đã định hình vận mệnh của nước Mỹ. Họ đến từ hai vùng đất khác nhau trên đất nước, gia thế khác nhau và nhận sự giáo dục cũng hoàn toàn khác nhau, nhưng họ lại có chung niềm tin vào vận mệnh của Hoa Kỳ sẽ trở thành quốc gia tự do nhất trên thế giới.


Với các nhiệm kỳ họ làm Tổng thống, nước Mỹ được biết đến là một quốc gia độc lập và là nơi quyền bình đẳng được trao cho tất cả các công dân.

George Washington: Người Cha và người sáng lập Hoa Kỳ

Thời đầu sự nghiệp của mình, George Washington không thể hiện những phẩm chất của “Người Cha của dân tộc”. Ông rất có năng khiếu về thể chất, với vóc dáng cao lớn, hùng dũng và khả năng cưỡi ngựa tuyệt vời được mài giũa trong thời gian làm điều tra viên và đi lính trong Chiến tranh Pháp và Ấn Độ (1753-1758). Ông là một người lính kiên cường, và thấm nhuần giá trị của sự chăm chỉ từ người mẹ kỷ luật của mình.

Nhưng Washington không phải là một nhà trí thức hay một nhà đối thoại tài năng, hai điều chúng ta thường liên tưởng đến các nhân vật chính trị. Ông thể hiện mình là một người đàn ông của hành động và lòng dũng cảm. Như người đồng sáng lập quốc gia – người bạn: Thomas Jefferson của ông đã nhận xét: “Washington không sở hữu nhiều ý tưởng, cũng không trôi chảy về ngôn từ khi nói chuyện với người khác”.

“Washington không sở hữu nhiều ý tưởng, cũng không trôi chảy về ngôn từ khi nói chuyện với người khác”. (Wikimedia Commons)

Những nhân vật chính trị và quân sự vĩ đại khác trong thời kỳ của ông, như Napoleon Bonaparte, nổi tiếng với những bài diễn văn sôi nổi hay màn phô diễn sức mạnh khéo léo trên chiến trường. Tuy nhiên, sức mạnh của Washington đến từ sự bình tĩnh, lặng lẽ và niềm tin vào sứ mệnh của mình.

Trong những ngày đen tối nhất của cuộc Cách mạng Hoa Kỳ (1776 – 1781), dưới vai trò Tổng tư lệnh quân đội lục địa, ông hiếm khi mất bình tĩnh và không bao giờ mất niềm tin vào Thần thánh và sự nghiệp độc lập của nước Mỹ.

Sau chiến tranh, Washington đã nhấn mạnh thái độ của mình trong Tuyên bố Lễ Tạ ơn ngày 3 tháng 10 năm 1789, khẳng định rằng, “bổn phận của tất cả các quốc gia đó là thể hiện sự tôn kính trước sự phù hộ của Thượng Đế Toàn Năng, tuân theo ý muốn của Ngài, biết ơn và cầu xin sự bảo vệ và che chở của Ngài”.

Ông đặc biệt muốn người Mỹ biết ơn cảm tạ về sự “an toàn, đoàn kết và sung túc“ mà rất nhiều người Mỹ được hưởng và “về quyền tự do tôn giáo và dân chủ mà chúng ta được ban phước, mà ít người khác trên thế giới có thể yêu cầu”.

“Bổn phận của tất cả các quốc gia đó là thể hiện sự tôn kính trước sự phù hộ của Thượng Đế Toàn Năng, tuân theo ý muốn của Ngài, biết ơn và cầu xin sự bảo vệ và che chở của Ngài”. (Wikimedia Commons)

Washington quả quyết tin tưởng vào sự tự do tôn giáo và quyền của mỗi cá nhân được soi sáng dẫn dắt trên nền tảng đức tin của họ. Năm 1789 ông viết rằng: “Con đường của những người yêu đạo chân thật thực chất khá đơn giản và không cần nhiều hướng đi”. Đứng ở góc độ cá nhân và chính trị thì ông nhận định rằng: Thay vì rao giảng lý thuyết, ta hãy dùng những lời ví dụ mà dẫn dắt họ. “Chúng ta hãy nâng cao tiêu chuẩn của bản thân mà một người có đức hạnh và trung thực có thể làm theo. Phần còn lại xin nhờ ân điển của Thiên Chúa”, ông nói.

Abraham Lincoln: Nhà giải phóng vĩ đại

Giống như George Washington, từ khi còn bé Abraham Lincoln cũng không được nhận những giáo dục cần thiết để có thể phát triển trên con đường chính trị sau này, nhất là lại trở thành nhà lãnh đạo Hoa Kỳ. Ông có một xuất thân cơ hàn và lớn lên ở vùng rừng hoang dã và bất ổn của Kentucky và Indiana trước khi định cư ở Illinois.

Trong khi Washington không ngừng tin tưởng vào nền độc lập của Hoa Kỳ, tiền đề đã giúp tạo nên một quốc gia chưa từng có. Thì Lincoln lại phải đối mặt với một thách thức rất khác khi được bầu làm Tổng thống năm 1860. Ông phải cố gắng chèo chống và giữ lấy những gì mà người tiền nhiệm đã gây dựng nên.

Với việc các bang miền nam ly khai khỏi Hoa Kỳ thoát khỏi sự phản kháng do chế độ nô lệ bị bãi bỏ, nghĩa vụ giữ vững nước Mỹ đã đè nặng lên vai Tổng thống Lincoln.
Với việc các bang miền nam ly khai khỏi Hoa Kỳ thoát khỏi sự phản kháng trước viễn cảnh chế độ nô lệ bị bãi bỏ, nghĩa vụ giữ vững nước Mỹ đã đè nặng lên vai Tổng thống Lincoln. (Wikimedia Commons)

Với sự nghiệp chính trị gia và có nền tảng của một nhà hùng biện, Abraham Lincoln đã luôn phản đối chế độ nô lệ. Đỉnh điểm nhất là những lời hứa trong Tuyên ngôn độc lập (1976), và rằng niềm tự tôn dân tộc và thiêng liêng của công lý, sự bình đẳng quan trọng hơn bất kỳ những lợi ích hay đặc quyền kinh tế nào của những chủ sở hữu nô lệ.

Như Lincoln đã viết cho Henry L. Pierce vào năm 1859:

“Đây là một thế giới của tự do bình đẳng. Những người không phải là nô lệ cũng sẽ không sở hữu nô lệ. Những người từ chối tự do cho người khác thì cũng không xứng đáng có nó. Thiên Chúa công bằng luôn dõi theo chúng ta, và không ai có thể quyết định vận mệnh thay cho người khác”.

Lincoln không bao giờ muốn xung đột với Liên Minh Miền Nam Hoa Kỳ, ông luôn tin rằng sẽ tìm ra một số thỏa hiệp để giúp nước Mỹ không bị chia cắt. Như ông đã nói với các nhà lãnh đạo Liên Minh Miền Nam trong bài diễn văn Lễ nhậm chức của ông vào ngày 4 tháng 3 năm 1861:

“Không có lời tuyên thệ nào được đưa ra để hủy diệt nước Mỹ, tôi xin trang trọng thề rằng sẽ giữ gìn, che chở và bảo vệ đất nước này”.

“Không có lời tuyên thệ nào được đưa ra để hủy diệt nước Mỹ, tôi xin trang trọng thề rằng sẽ giữ gìn, che chở và bảo vệ đất nước này”. (Wikipedia)

Khi chiến tranh bắt đầu, Lincoln đã mất tinh thần khi thấy những người cùng dân tộc chiến đấu và giết hại lẫn nhau, và cống hiến hết mình để đưa nước Mỹ gần nhau hơn. Như ông đã nói trong bài diễn văn Gettysburg nổi tiếng của mình, năm 1863:

“Với tất cả lòng tôn trọng, chúng tôi quả quyết rằng cái chết của những người này không phải vô ích. Đây là hy sinh cho quốc gia, và dưới sự dẫn dắt của Chúa, tương lai của một nước Mỹ tự do đang ở trước mắt”.

Sau khi ban hành Tuyên ngôn giải phóng nô lệ năm 1863, giải phóng tất cả nô lệ ở các bang Miền Nam. Tổng thống Lincoln tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quan trọng là đưa nước Mỹ hùng mạnh trở lại. Ông tin tưởng một cách lạc quan rằng mình sẽ dẫn dắt nước Mỹ trở thành một quốc gia tự do, giống như người tiền nhiệm Washington đã làm.

Ông tin tưởng một cách lạc quan rằng mình sẽ dẫn dắt nước Mỹ trở thành một quốc gia tự do, giống như người tiền nhiệm Washington đã làm. (Wikimedia Commons)

Trong bài diễn văn nhậm chức của Lincoln trong lần tái đắc cử Tổng thống ngày 4 tháng 3 năm 1865 có đoạn “Tôi không cố ý làm tổn hại bất kỳ ai, tôi gửi đến mọi người sự bác ái, sự kiên định vào lẽ phải như những gì Chúa đã cho chúng ta thấy. Chúng ta hãy gắng sức hoàn thành sứ mệnh của mình, hàn gắn các vết thương và đưa đất nước xích lại gần nhau”. Ông không quan tâm việc có thể bị trả đũa cho cuộc chiến đã xảy ra tại Miền Nam, thay vào đó, ông tập trung vào xây dựng lại đất nước.

Cả George Washington và Abraham Lincoln đều phải lãnh đạo nước Mỹ vượt qua các cuộc chiến khó khăn, để đảm bảo cho sự tồn vong của đất nước. Cả hai vị Tổng thống cũng đều phải đối mặt với nghịch cảnh cực đoan nhưng họ luôn kiên định đặt niềm tin vào sức mạnh của Đấng Tối Cao và vận mệnh của quốc gia. Và cuối cùng, họ vẫn giữ được vinh quang cho mình và chiến thắng cho nước Mỹ.

Cho đến nay, tên của họ vẫn được coi như một trong những di sản lớn nhất của Hoa Kỳ.

Từ Tịnh
Theo: The Epoch Times