Người La Mã từng độc chiếm buôn bán gia vị
Ở Đông Nam Á, các nhà buôn Trung Hoa vượt biển qua quần đảo Mã Lai để buôn bán ở Đảo Gia vị (Moluccas hay Đông Ấn Độ). Sri Lanka là một điểm thương mại quan trọng khác.
Tại thành phố Alexandria của Ai Cập, các khoản thu từ phí cảng đều đã rất lớn khi Ptolemy 11 để lại thành phố cho người La Mã năm 80 trước Công nguyên. Người La Mã sớm bắt đầu chuyến hành trình từ Ai Cập tới Ấn Độ, biến Alexandria thành trung tâm thương mại lớn nhất của thế giới. Đây cũng là trung tâm thương mại hàng đầu cho các gia vị thơm và cay nồng của Ấn Độ, tất cả đều tìm thấy con đường vào thị trường của Hy Lạp và đế quốc La Mã.
Thương mại La Mã với Ấn Độ phát triển hơn ba thế kỷ và sau đó bắt đầu suy giảm, phục hồi phần nào trong thế kỷ thứ 5 nhưng giảm trở lại trong thế kỷ 6. Nó suy yếu, nhưng không bị sụp đổ. Người Ả rập duy trì thương mại gia vị, kéo dài cho tới thời kỳ Trung cổ.
Trong thế kỷ 10, cả Venice và Genoa bắt đầu khởi sắc thông qua thương mại trong khu vực Levant (khu vực rộng lớn phía đông Địa Trung Hải). Qua nhiều thế kỷ, có một sự cạnh tranh gay gắt phát triển giữa hai bên mà đỉnh cao là chiến tranh trên biển Chioggia (1378-1381), trong đó Venice đánh bại Genoa và bảo đảm sự độc quyền của thương mại ở Trung Đông trong thế kỷ sau đó. Venice được lợi nhuận rất cao bằng kinh doanh gia vị với người mua và nhà phân phối từ phía Bắc và Tây Âu.
Vào giữa thế kỷ 13, Venice nổi lên như một thương cảng chính cho gia vị vận chuyển tới Tây và Bắc Âu. Venice trở nên vô cùng thịnh vượng bằng cách thu thuế rất lớn, và do không được tiếp cận trực tiếp với các nguồn gia vị Trung Đông, người dân châu Âu đành phải trả giá cắt cổ. Ngay cả những người giàu cũng thấy khó khăn khi phải trả tiền cho gia vị, và cuối cùng họ quyết định làm một cái gì đó.
Châu Âu trường chinh tìm gia vị
Chợ gia vị là nét văn hóa độc đáo tại Ai Cập, đi đến bất cứ địa phương nào cũng có thể gặp những gian hàng bán vô số những gia vị với màu sắc sặc sỡ và hương thơm nức như thế này. Ảnh: Internet
Khi Christopher Columbus đi tìm Ấn Độ vào năm 1492, ông tình cờ tìm ra châu Mỹ thay vì Ấn Độ và mang về Tây Ban Nha nhiều loại trái cây và rau quả mới, bao gồm cả ớt chile - ớt hiểm.
Năm 1497, John Cabot đi thuyền trên danh nghĩa của nước Anh, nhưng cũng thất bại trong việc tìm ra vùng đất gia vị.
Dưới sự chỉ huy của Pedro Alvares Cabral, một đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha đã mang những gia vị đầu tiên từ Ấn Độ đến châu Âu bằng con đường mũi Hảo Vọng - hành trình trên đại dương để đi về phía Đông năm 1501. Bồ Đào Nha tiếp tục thống trị các tuyến đường thương mại hàng hải thông tới thế kỷ thứ 16.
Việc tìm kiếm các con đường thương mại thay thế vẫn tiếp tục diễn ra. Ferdinand Magellan tiếp tục thực hiện việc này năm 1519 cho Tây Ban Nha nhưng bị giết ở đảo Mactan của Philippines năm 1521. Trong số 5 người phò tá Ferdinand Magellan, chỉ một mình Victoria trở về với chiến thắng, đó là một tàu hàng gia vị.
Năm 1577, đô đốc người Anh Francis Drake đã bắt đầu chuyến đi của mình vòng quanh thế giới bằng eo biển Magellan và quần đảo Spice, cuối cùng trở về nặng trĩu với đinh hương từ đảo Ternate, cập cảng quê nhà Plymouth vào năm 1580.
Đối với Hà Lan, một đội tàu dưới sự chỉ huy của Cornelis de Houtman đi đến quần đảo Spice vào năm 1595, và một đội khác, chỉ huy bởi Jacob van Neck, ra khơi trong 1598. Cả hai đội trở về với hàng hóa phong phú: đinh hương, nhục đậu khấu, tiêu đen. Thành công của họ đã đặt nền móng cho sự thịnh vượng công ty Đông Ấn Hà Lan, được hình thành vào năm 1602.
Công ty Đông Ấn của Pháp đã được thành lập vào năm 1664 dưới thời Louis 14. Các công ty Đông Ấn khác thành lập theo điều lệ của các nước châu Âu cũng gặt hái rất nhiều thành công. Trong cuộc đấu tranh để giành quyền kiểm soát thương mại, Bồ Đào Nha cuối cùng đã bị lu mờ, sau hơn một thế kỷ thống trị. Đến thế kỷ 19, lợi ích của Anh đã bắt rễ vững chắc ở Ấn Độ và Tích Lan, trong khi người Hà Lan đã kiểm soát phần lớn miền Đông Ấn.
Nước Mỹ không đứng ngoài cuộc săn
Các kệ gia vị đồ sộ tại chợ Kalustyan's Spices (New York). Ảnh: Internet
Hoa Kỳ bắt đầu gia nhập vào ngành công nghiệp gia vị trên thế giới trong thế kỷ 18, khi các doanh nhân Mỹ thành lập các công ty gia vị riêng của họ, bắt đầu làm việc trực tiếp với người trồng gia vị ở châu Á hơn là các công ty châu Âu.
Ngày càng nhiều người trở nên giàu có bằng buôn bán gia vị thì các công ty buôn bán gia vị cũng được thành lập nhiều hơn. Đã có hàng trăm tàu của Mỹ đi vòng quanh thế giới với các loại gia vị. Mỹ có những đóng góp mới cho các gia vị trên thế giới, đặc biệt là sự sáng tạo bột ớt Texas dùng trong chế biến các món ăn Mexico, đồng thời phát triển kỹ thuật khử nước cho hành tây và tỏi.
Khi gia vị trở nên phổ biến, giá trị của nó cũng giảm theo. Các tuyến thương mại trở nên rộng mở, người ta cũng biết cách trồng gia vị ở các vùng khác của thế giới. Các công ty độc quyền về gia vị giàu có bắt đầu sụp đổ.
Tiêu và quế không còn là mặt hàng xa xỉ nữa. Gia vị đã mất vị thế khi đặt cạnh các đồ trang sức và kim loại quý. Tuy nhiên, lịch sử đầy kinh ngạc về gia vị vẫn còn đó, với màu sắc và hương vị tuyệt vời là một thứ quý báu của thời kỳ cổ đại.
Hương Tâm
(tổng hợp từ Bách khoa thư Britanica, silkroadspices.ca, celtnet.org.uk) NDTO