Sunday, June 27, 2021

60 NĂM "ĐỘC LẬP" CHÂU PHI VẪN LÀ CON BÒ SỮA NUÔI BÉO NƯỚC PHÁP

Bạn có biết rằng cho đến hôm nay nhiều nước châu Phi vẫn đang phải tiếp tục nộp thuế thuộc địa cho Pháp, mặc dù trên danh nghĩa họ đều đã là những quốc gia độc lập nhờ được Pháp “trao trả”?


Sékou Touré, lãnh đạo của đất nước Guinea, đã quyết định thoát khỏi chế độ thuộc địa của Pháp, tuyên bố quốc gia độc lập vào năm 1958. Giới tinh hoa Pháp ở Paris đã nổi cơn thịnh nộ, và bằng những hành động giận dữ của chính quyền Pháp tại Guinea phá hủy toàn bộ cơ sở hạ tầng của đất nước này, mà họ cho rằng là những công trình lợi ích do chính quyền thực dân Pháp mang lại cho dân bản xứ…

Sự sợ hãi lan truyền qua các tầng lớp châu Phi, và sau các sự kiện xảy ra ở Guinea không ai còn đủ can đảm để làm theo tấm gương của Sékou Touré nữa, theo như khẩu hiệu của ông là “Chúng tôi thà đói nghèo trong tự do còn hơn sống mòn trong chế độ nô lệ”.

Jacques Chirac

Tháng 3/2008, cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac nói: “Nếu không có châu Phi, nước Pháp sẽ trượt xuống thứ hạng của thế giới thứ ba”. Trước đó, năm 1957, tiền nhiệm của Chirac là François Mitterrand cũng đã tiên đoán rằng: “Nếu không có châu Phi, Pháp sẽ không có lịch sử trong thế kỷ XXI”.

Tại thời điểm hiện nay, 14 nước châu Phi vẫn phải có nghĩa vụ với Pháp, ràng buộc bởi một Hiệp ước thuộc địa, quy định phải nộp 85% ngân sách dự trữ của họ vào ngân hàng trung ương Pháp, dưới sự kiểm soát của Bộ trưởng Tài chính Pháp. Cho đến nay, năm 2017, Togo và 13 nước châu Phi khác vẫn phải trả nợ thực dân cho Pháp. Các nhà lãnh đạo châu Phi từ chối điều đó sẽ bị giết hoặc trở thành nạn nhân của một cuộc đảo chính. Những người tuân theo sẽ được Pháp hỗ trợ và khen thưởng, bằng cuộc sống xa hoa trong khi người dân của họ phải chịu đựng đói nghèo cùng cực trong nỗi tuyệt vọng.

Đó là một hệ thống tàn ác, đến mức thậm chí Liên minh châu Âu cũng phải lên tiếng tố cáo, nhưng Pháp không có động thái nào, không bao giờ chịu nhượng bộ để thay đổi chế độ thuộc địa trá hình đó, khi mà nó đem lại khoảng 500 tỷ đô la từ châu Phi về cho nước Pháp.


Dưới đây là 11 nội dung ràng buộc chính của Hiệp ước thuộc địa mà Pháp áp đặt lên châu Phi để làm điều kiện “trao trả độc lập” cho họ:

1. Hoàn trả chi phí “xây dựng thuộc địa” vì lợi ích của thực dân Pháp:

Các quốc gia mới “độc lập” phải trả tiền cho cơ sở hạ tầng do Pháp xây dựng trong thời kỳ khai thác thuộc địa.

2. Tự động thu nộp dự trữ quốc gia:

Các nước châu Phi bị buộc phải gửi dự trữ tiền tệ quốc gia của họ vào ngân hàng trung ương Pháp, gồm 14 quốc gia châu Phi vẫn bị khống chế kể từ năm 1961: Benin, Burkina Faso, Guinea-Bissau, Bờ Biển Ngà, Mali, Niger, Senegal, Togo, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Chad, Congo-Brazzaville, Guinea Xích đạo và Gabon.


Người ta ước tính nước Pháp thường xuyên nắm giữ gần 500 tỷ đô la tiền của các nước châu Phi nói trên trong kho bạc của mình, và họ sẽ làm bất cứ điều gì để chống lại bất cứ ai muốn làm sáng tỏ bản chất vấn đề thực dân cướp bóc đó.

Các nước châu Phi không có quyền tiếp cận số tiền đó của mình, Pháp cho phép họ chỉ được sử dụng 15% số tiền trong bất kỳ năm nào. Nếu họ cần nhiều hơn thế, họ phải vay thêm từ chính tiền của mình trong Kho bạc Pháp với lãi suất thương mại.

Để làm cho mọi thứ trở nên bi thảm hơn, Pháp áp đặt một giới hạn về số tiền mà các nước có thể vay thêm từ dự trữ của mình. Mức trần được ấn định ở mức 20% GDP của họ trong năm trước. Nếu các nước cần vay hơn 20% tiền của họ, Pháp có quyền phủ quyết.

3. Pháp có quyền phủ quyết về việc khai thác, sử dụng bất kỳ nguồn tài nguyên nào mới được phát hiện ở các nước châu Phi:

Pháp có quyền là người đầu tiên được mua bất kỳ tài nguyên thiên nhiên nào được tìm thấy trong vùng đất thuộc địa cũ của nó. Chỉ sau khi Pháp nói: “Tôi không quan tâm”, thì các nước châu Phi mới được phép tìm kiếm các đối tác khác.

4. Ưu tiên các lợi ích của các công ty Pháp trong mua sắm công khai và đấu thầu công khai:

Trong các hợp đồng chính phủ, các công ty Pháp phải được ưu tiên đầu tiên, và chỉ sau đó các nước châu Phi mới có thể tìm kiếm các đối tác khác, bất kể các đối tác khác có năng lực tốt hơn và đem lại hiệu quả hơn đến như thế nào.

Kết quả của điều này là, ở các thuộc địa cũ ở châu Phi của Pháp, tất cả các tài sản lớn quốc gia đều nằm trong tay của những người Pháp.


5. Pháp độc quyền cung cấp thiết bị quân sự và đào tạo quân đội các quốc gia châu Phi:

Thông qua các chương trình học bổng, trợ cấp và “Hiệp định quốc phòng” phức tạp gắn liền với Hiệp ước thuộc địa, người châu Phi buộc phải gửi các sĩ quan quân đội của họ đến đào tạo tại Pháp hoặc các cơ sở đào tạo bên ngoài của Pháp. Chính từ đó, Pháp đã đào tạo hàng trăm, thậm chí hàng ngàn kẻ phản bội châu Phi và nuôi dưỡng họ. Họ sẽ được kích hoạt khi cần thiết cho một cuộc đảo chính hoặc bất kỳ mục đích quân sự – chính trị nào khác!

6. Quyền ưu tiên của Pháp về việc triển khai quân đội và can thiệp quân sự tới các nước châu Phi:

Dưới cái gọi là “Hiệp định quốc phòng” gắn liền với Hiệp ước thuộc địa, Pháp có quyền can thiệp quân sự ở các nước châu Phi, và cũng có quyền đóng quân vĩnh viễn tại các căn cứ và các cơ sở quân sự ở các quốc gia châu Phi.

7. Châu Phi có nghĩa vụ sử dụng tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức của quốc gia và ngôn ngữ cho giáo dục:

Oui, Monsieur. Vous devez parlez français, la langue de Molière! – Đúng vậy, thưa các ngài, các ngài phải nói tiếng Pháp, ngôn ngữ của Molière!

8. Nghĩa vụ phải sử dụng tiền FCFA, đồng tiền thực dân của Pháp:

Đây là con bò sữa thực sự của Pháp, nhưng đó là một hệ thống tàn ác, khiến thậm chí Liên minh châu Âu cũng phải tố cáo, nhưng Pháp không hề có động thái nào để thay đổi hệ thống thuộc địa đó, khi nó đem lại khoảng 500 tỷ đô la từ châu Phi đến kho bạc của Pháp.


9. Các nước châu Phi có nghĩa vụ phải gửi báo cáo dự trữ và thu nhập quốc gia hàng năm cho Pháp:

Không có báo cáo, sẽ không có tiền!

10. Các nước châu Phi không được phép tham gia liên minh quân sự với bất kỳ quốc gia nào khác, trừ khi được Pháp ủy quyền:

Pháp cấm các nước thuộc địa cũ của mình tìm kiếm bất kỳ liên minh quân sự nào khác, ngoại trừ một liên minh do Pháp lập ra cho họ.

11. Nghĩa vụ trở thành đồng minh với Pháp khi có chiến tranh hoặc khủng hoảng toàn cầu:

Hơn một triệu lính châu Phi đã chiến đấu, đem lại sự thất bại của chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa phát xít trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng đóng góp của họ thường bị bỏ qua hoặc hạ thấp.

Hãy nhớ rằng, người Đức chỉ mất 6 tuần để đánh bại Pháp vào năm 1940, và Pháp biết rằng người châu Phi có thể hữu ích để chiến đấu cho lợi ích của nước Pháp trong tương lai. Bởi vậy, người châu Phi vẫn bị buộc phải sẵn sàng cầm súng để đổ máu cho nước Pháp.


Có một cái gì đó gần như phi lý, điên loạn trong mối quan hệ của Pháp với châu Phi.

Nước Pháp đã bị nghiện cướp bóc và khai thác ở châu Phi kể từ thời kỳ chế độ nô lệ do họ tạo ra ở lục địa này.

Để so sánh lịch sử, Pháp đã buộc Haiti phải trả một khoản tiền tương đương 21 tỷ USD cho giai đoạn bị cai trị từ 1804 đến 1947 (gần một thế kỷ rưỡi) cho cái gọi là “tổn thất gây ra cho các thương nhân Pháp bởi việc bãi bỏ chế độ nô lệ và giải phóng cho nô lệ Haiti”.

Chính người châu Phi chúng ta phải tự giải phóng cho mình, chứ không phải xin phép!

Ngô Mạnh Hùng (biên dịch)
Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 514
Link tham khảo:

https://afrolegends.com/2017/05/01/the-11-components-of-the-french-colonial-tax-in-africa/

https://answersafrica.com/countries-subjected-pay-colonial-tax-benefits-salvery-france.html




No comments: