Sở dĩ, phá lấu có cái tên như vậy là vì người Tiều thường sợ lãng phí bộ phận nội tạng của vật cúng (thường là heo hoặc bò). Từ đó, họ xẻ các phần của con vật, sau đó ướp với các nguyên vật liệu khác tạo ra nồi phá lấu có thể ăn được trong thời gian dài.
Từ kinh nghiệm truyền miệng mà ngày nay, phá lấu được biến tấu khá đa dạng:
- Bánh mì phá lấu: Thay vì ăn với cơm như phá lấu truyền thống, một số người sẽ thay bằng bánh mì để ăn kèm, khá tiện lợi và dễ ăn.
- Phá lấu xào me, rau muống: một số người sẽ thích thêm chút vị chua của me để tạo ra vị phá lấu độc đáo, mới lạ hơn so với hương vị truyền thống.
- Phá lấu nướng: Thay vì đi kèm phần nước lèo, phá lấu sẽ được chế biến bằng cách nướng vô cùng thơm ngon. Phá lấu nướng sẽ được ăn kèm với nước chấm pha chế riêng hoặc muối ớt xanh cũng vô cùng hấp dẫn.
Phá lấu là một món ăn đường phố, tuy vậy lại có chút cầu kỳ trong khâu chế biến nguyên vật liệu và có hương vị hấp dẫn, dùng nóng mới thấy đúng là "chân ái" của mùa mưa.
Hân (tổng hợp) / Theo: Travelmag