Có một vị cư sĩ đang tránh mưa dưới mái hiên, nhìn thấy một vị thiền sư đang cầm dù chạy qua. Ngay khi ấy ông liền gọi to rằng: “Thiền sư! Độ khắp chúng sinh thử xem nào! Con xin đi nhờ một quãng đường được không?”.
Thiền sư nói: “Ta đang ở trong mưa, còn ông ở dưới mái hiên, mà dưới mái hiên thì không có mưa, vậy ông chẳng cần ta độ”.
Vị cư sĩ lập tức chạy ra khỏi mái hiên, đứng ở trong mưa, nói rằng: “Hiện tại con cũng ở trong mưa, con đáng được độ rồi nhé!”. Thiền sư: “Ta ở trong mưa, ông cũng trong mưa, ta chẳng bị ướt mưa, do vì có dù; ông bị mưa ướt, nhân vì không dù. Do đó, chẳng phải là ta có khả năng độ ai mà là do dù độ ta. Ông nếu muốn được độ, chẳng cần nhờ đến ta, xin mời hãy tự tìm dù tự che nhé!”. Nói xong liền chạy mất.
Lời bình:
Chính mình có dù, liền có thể chẳng bị mưa ướt. Nếu biết mình có chân như Phật tính, nên chẳng bị ma mê hoặc. Trời mưa chẳng mang dù lại tưởng người khác có thể giúp mình. Bình thường chẳng tìm về chân như tự tánh, tưởng người khác có thể độ mình. Kho báu nhà mình chẳng đem ra dùng, mãi mong cầu người khác giúp, đâu thể được thỏa lòng mãn ý ư? Cây dù của mình tự che cho chính mình, tự tánh, tự độ, tất cả việc phải cầu nơi chính mình, thiền sư chẳng chấp nhận cho mượn cây dù, đây rõ ràng chính là lòng từ bi rộng lớn của thiền sư vậy.
(Sưu tầm trên mạng)
No comments:
Post a Comment