Những vụ ám sát chấn động tin tức thế giới đều do các cao thủ, xạ thủ chuyên nghiệp hạ gục đối tượng trong vòng vài phút ngắn ngủi. Những động cơ thấp hèn của họ đã giết chết những con người tài năng, có nhiều đóng góp cho sự công bằng, tiến bộ của nhân loại. Nhân sự kiện anh trai của lãnh đạo tối cao của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Jong Un là Kim Jong Nam bị ám sát tại Malaysia vừa qua đã gióng lên hồi chuông cảnh báo mức độ nguy hiểm của cách giết người công khai và cực đoan này. Website 10Hay xin chia sẻ bài viết như một lời chia buồn đến những nạn nhân của các phần tử cực đoan này.
1. Kim Jong Nam – tình nghi anh trai của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un
Kim Jong Nam anh trai của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un
Ông Kim Jong Nam đang đứng xếp hàng trước quầy check in tự động tại sân bay Kulur Lumpur- Malaysia thì đột nhiên một phụ nữ mang quốc tịch nước ngoài đứng phía trước quay lại xịt hơi thuốc vào mặt. Đồng thời người phụ nữ khác ở phía sau ông cũng lập tức tiêm một mũi thuốc nghi chứa chất Ricin cực độc. Vài phút sau đó, ông muốn đi toilet nhưng đã không thể di chuyển mà phải đến cầu cứu phòng cấp cứu tại sân bay. Được sơ cấp cứu nhanh chóng nhưng do chất độc đã làm trụy tim, ông chết trên đường đi cấp cứu.
2. Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ
Ông Andrei Karlov
Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Andrei Karlov bị một người đàn ông có vũ trang bắn vào lưng bằng một khẩu súng khi đang chuẩn bị kết thúc bài phát biểu tại triển lãm ảnh “Nước Nga trong mắt Thổ Nhĩ Kỳ” ở thủ đô Ankara. Phóng viên Hasim Kilic của tờ Hurriyet tại hiện trường cho biết những người tham dự triển lãm bỏ chạy tán loạn sau khi kẻ tấn công bắn nhiều phát súng vào người Đại sứ Karlov khiến ông gục xuống và qua đời ngay sau đó. Một số nhân chứng cho hay tay súng đã sử dụng thẻ ra vào của lực lượng cảnh sát bảo vệ sự kiện và đứng ngay sau lưng Đại sứ Karlov khi ông phát biểu.
3. Benazir Bhutto- Nữ thủ tướng Pakistan
Benazir Bhutto- Nữ thủ tướng Pakistan
Bà Benazir Bhutto, hai lần làm thủ tướng nhiệm kì 1988–1990; 1993–1996 và sau đó là lãnh đạo của đảng đối lập Đảng Nhân dân Pakistan, đã bị ám sát ngày 27 tháng 12 năm 2007. Lúc đó bà đang vận động tranh cử cho cuộc cuộc bầu cử được ấn định tháng 1 năm 2008. Khi đang rời cuộc meeting lớn tại Liaquat National Bagh ở Rawalpindi, Benazir Bhutto đã bị một người đàn ông bắn 3 phát và sau đó đã tự sát bằng bom. Ít nhất 24 người khác đã được xác nhận tử vong trong cuộc ám sát này. Ngay sau khi bà trở về sau khi sống lưu vong hai tháng trước đó, bà đã sống sót sau cuộc mưu sát tương tự nhằm vào bà và đã giết chết 136 người.
4. Martin Luther King- nhà hoạt động nhân quyền cho người Mỹ da đen
Martin Luther King- nhà hoạt động nhân quyền cho người da đen Mỹ
Mục sư Martin Luther King, nhà hoạt động nhân quyền vĩ đại của nước Mỹ. Vào tối ngày 04/04/1968, Martin Luther King bị ám sát tại Memphis – Tennessee, nơi ông đã lãnh đạo cuộc diễu hành ủng hộ các công nhân vệ sinh của thành phố đình công. Người đàn ông da trắng đã bắn vào ông vì những ý nghĩ phản đối hành động bảo vệ người da đen. Martin Luther King đoạt giải Nobel Hòa Bình vì những cống hiến đấu tranh bảo vệ người da màu nhưng cũng là nguyên nhân gây ra cái chết của ông.
5. Nhạc sĩ tài ba John Lennon
Nhạc sĩ tài ba John Lennon
John Winston Ono Lennon, MBE là nhạc sĩ, ca sĩ người Anh, là người sáng lập và thủ lĩnh của ban nhạc huyền thoại The Beatles – một trong những ban nhạc thành công và được ngưỡng mộ nhất lịch sử âm nhạc thế giới. Đến năm 1980, ông tái hợp với Ono và cho phát hành album Double Fantasy. Tuy nhiên, cuộc đời của John Lennon lại bị kết thúc 1 cách “nhạt nhẽo” bởi 1 người cuồng tín. Thời điểm ông bị tên này sát hại cách ngày ra mắt album đúng 3 tuần.
6. Tổng thống Mỹ John F Kennedy
Tổng thống Mỹ John F Kennedy
Chuyến đi 2 ngày tới Texas là để vận động cho chiến dịch tranh cử năm 1964 đã biến thành ngày định mệnh. Khoảng 200.000 người dân Dallas đã vẫy chào tổng thống khi đoàn motor hộ tống của ông vượt qua trung tâm thương mại để tới dự buổi tiệc trưa dành cho khoảng 2.600 người tại Dallas Trade Mart. Oswald bị bắt tại nhà hát Texas sau khi một nhân chứng nhìn thấy ông ta tại nơi Tippit bị bắn. Sau đó, Oswald bị kết luận là liên quan đến cái chết của Tippit và vụ ám sát vị tổng thống trẻ nhất của nước Mỹ.
7. Tổng thống Ấn độ Mahatma Gandhi
Tổng thống Ấn độ Mahatma Gandhi
Tuy thất bại trong cuộc Tổng tuyển cử vào năm 1977 nhưng sau đó bà Mahatma Gandhi trở lại nắm quyền vào năm 1979 khi liên minh của đối thủ Morarji Desai tan vỡ. Năm năm sau, bà ra lệnh cho quân tấn công Đền Vàng ở Amritsar để đánh đuổi phiến quân người theo đạo Sikh – những người đòi tự trị cho Punjab. Hai tháng sau, bà bị ám sát bởi vệ sĩ người theo đạo Sikh của mình trong khu vườn nhà tại New Delhi. Khoảng 1.000 người, chủ yếu là người theo đạo Sikh, đã chết trong bốn ngày bạo loạn theo sau vụ ám sát của bà. Vào ngày 6/1/1989, Satwant Singh và Kehar Singh đã bị hành hình vì gây ra cái chết của bà Gandhi.
8. Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin
Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin
Rabin trở thành Thủ tướng vào năm 1974, giữ chức vụ này cho đến năm 1977 sau khi liên minh của ông sụp đổ. Ông là Bộ trưởng Quốc phòng trước khi được bầu lại làm Thủ tướng năm 1992, và có nhiều đóng góp trong đàm phán hòa bình với người Palestine. Tuy nhiên, vào năm 1977, ông đã bị bắn với 3 phát đạn ở cự ly gần vào bụng và ngực sau khi rời một cuộc biểu tình hòa bình ở Tel Aviv. Ông Yigal Amir qua đời sau đó tại bệnh viện, kẻ giết người của ông đã phải nhận một án tù chung thân cho vụ ám sát.
9. Đại sứ Hoa Kỳ ở Libya Christopher Stevens
Đại sứ Hoa Kỳ ở Libya Christopher Stevens
Vào ngày 11/09/2012, ông bị giết chết bằng súng phóng rocket và vũ khí hạng nhẹ đã bắn vào lãnh sự quan Mỹ tại Benghazi, Libya. Trong cuộc tấn công đại sứ quán Hoa Kỳ còn làm thiệt mạng Vụ trưởng quản lý thông tin đối ngoại Sean Sith, cán bộ an ninh Hoa Kỳ Glen Doherty và nhiều cán bộ, cảnh sát Libya. Nguyên nhân chính là phản ứng của người Hồi giáo đối với một đoạn video giới thiệu trên YouTube với nhan đề “Sự ngây thơ của người Hồi giáo” (Innocence of Muslims) bị cho là báng bổ Hồi giáo. Các cuộc tấn công bắt đầu ở Cairo, Ai Cập và Venghazi ở Libya rồi nhanh chóng lan ra khắp thế giới Hồi giáo.
10. Cựu Thượng nghị sĩ Mỹ Robert F. Kennedy- em trai của cựu Tổng thống Mỹ John F.Kennedy
Cựu Thượng nghị sĩ Mỹ Robert F. Kennedy
Sau khi chiến thắng cuộc bầu cử sơ bộ ở California và Nam Dakota cho Đảng Dân chủ, Robert Kennedy bị một tay súng Palestine được xác định là Sirhan Sirhan bắn chết vào ngày 5/6/1968 khi ông đi qua nhà bếp của khách sạn Ambassador và qua đời trong bệnh viện Good Samaritan 26 giờ sau đó. Sirhan Sirhan lúc đó mới 24 tuổi đã bị kết tội giết chết Kennedy và đang thụ án chung thân cho tất cả các tội danh.
Những vụ ám sát chấn động tin tức thế giới được thực hiện một cách kỹ càng và chính xác tới mức các nhân viên cảnh sát mật vụ hoàn toàn không trở tay kịp. Có lẽ, cho đến nay các sát thủ vẫn còn đang trả giá cho hành động tàn ác của mình sau song sắt nhà tù hay dưới địa ngục tối tăm kia cho những tội lỗi do mình đã gây ra trên trần gian.
Theo: 10hay
No comments:
Post a Comment